Ngại dịch COVID-19 không đến viện, nhiều ca mắc sốt xuất huyết nguy kịch

Theo các chuyên gia, đây là một trong những sai lầm thường gặp hiện nay trước nguy cơ “ dịch chồng dịch” COVID -19 và sốt xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng.

Anh Nguyễn Việt Long, 21 t.uổi, ở Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội bị sốt xuất huyết và đang điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội). Long chia sẻ, bị sốt cao liên tiếp trong 5 ngày nhưng do dịch COVID-19 nên Long ngại đến bệnh viện. Anh tự mua thuốc về nhà để uống nhưng không đỡ.

Ngày 29/9 vừa qua, Long đến bệnh viện khám và được chẩn đoán men gan tăng quá cao, c.hảy m.áu chân răng do sốt xuất huyết và phải nhập viện điều trị. Đến nay, tình trạng sức khỏe của Long dần ổn định, tuy nhiên do men gan vẫn còn tăng cao nên bệnh nhân vẫn đang được theo dõi sát sao.

Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội).

Tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân N.V.A (ở quận Đống Đa, Hà Nội) chạy thận chu kỳ tại Đơn nguyên Thận nhân tạo. Ngày 1/10, khi đang thực hiện lọc m.áu chu kỳ tại bệnh viện, bệnh nhân xuất hiện rét run kèm sốt cao nên được đưa vào Trung tâm Cấp cứu A9 và chuyển vào Trung tâm Bệnh nhiệt đới sau khi xét nghiệm Dengue dương tính, test Covid âm tính.

Kết quả xét nghiệm m.áu của bệnh nhân cho thấy bạch cầu, tiểu cầu đều hạ, thiếu m.áu, có dịch trong ổ bụng. Bệnh nhân được điều trị theo đúng phác đồ của Bộ Y tế và hiện đang theo dõi chặt chẽ tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới.

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, từ đầu năm 2021 đến nay, riêng Trung tâm Bệnh nhiệt đới tiếp nhận và điều trị hàng trăm trường hợp sốt xuất huyết Dengue phải nhập viện, nhiều trường hợp nặng trên các cơ địa đặc biệt như phụ nữ có thai, bệnh nhân có các bệnh nền như suy tim, suy thận, bệnh gan, phổi mạn tính… Các bệnh nhân đến từ hầu hết các địa bàn quận, huyện ngoại thành và các vùng lân cận của Hà Nội như Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

Một bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội).

Số ca nhập viện rải rác từ đầu hè nhưng tăng mạnh vào cuối tháng 9 đến nay với các triệu chứng đặc trưng là sốt cao đột ngột, đau mỏi người, phát ban, hạ tiểu cầu,…

PGS Cường nêu rõ, điểm khác biệt của dịch sốt xuất huyết năm nay là có nhiều bệnh nhân nặng, tràn dịch ổ bụng, tiểu cầu hạ thấp kèm xuất huyết phải vào viện truyền khối tiểu cầu. “Dịch sốt xuất huyết năm nay xảy ra khi Hà Nội đang trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống COVID-19, người dân lo ngại đi bệnh viện nên dễ xảy ra những bất cập do nguy cơ “dịch chồng dịch”, BS Cường cho hay.

Theo PGS.TS. Đỗ Duy Cường, sốt xuất huyết và COVID-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch do virus gây ra với các biểu hiện ban đầu giống nhau, có thể gây nhầm lẫn như: biểu hiện sốt, đau đầu, đau mỏi người. Tuy nhiên, đây là hai bệnh có yếu tố dịch tễ và đường lây truyền cũng như bệnh cảnh hoàn toàn khác nhau.

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết tại Trung tâm.

Đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong vòng 7 ngày, tuy nhiên khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như c.hảy m.áu hoặc thoát huyết tương g.ây s.ốc do giảm thể tích, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây t.ử v.ong.

Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lan rộng thì các triệu chứng của sốt xuất huyết cần hết sức lưu ý vì có một số triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với COVID-19 như sốt, đau mỏi cơ. Vì vậy, nhân viên y tế cần khai thác yếu tố dịch tễ rất cẩn thận và kỹ càng, đồng thời yêu cầu làm xét nghiệm khẳng định, tránh bỏ sót hoặc nhầm lẫn, gây ra các hậu quả đáng tiếc.

Các chuyên gia khuyến cáo, triệu chứng của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục, kéo dài 5-7 ngày, kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, mắt đỏ xung huyết, các trường hợp nặng có dấu hiệu cảnh báo xuất hiện ngày thứ 4, 5 như cảnh đau bụng vùng gan, buồn nôn, tiểu ít, chân tay lạnh, có thể xuất huyết c.hảy m.áu dưới da, c.hảy m.áu cam, c.hảy m.áu chân răng.

Ở nữ giới có thể có hiện tượng rong kinh, rong huyết, nặng hơn có biểu hiện xuất huyết nội tạng như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương gan, rối loạn đông m.áu… Khi có một trong những biểu hiện trên, người dân nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị, tuyệt đối không được tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà.

Theo BSCKII Nguyễn Thị Lan Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn, người dân thấy sốt hoặc vấn đề bất thường cần phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị. Với người bị sốt xuất huyết, khi phát hiện bệnh sớm sẽ điều trị nhanh khỏi, tránh trường hợp phát hiện bệnh muộn, không điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm.

“Chúng tôi thường xuyên phun khử khuẩn xung quanh bệnh viện để tránh muỗi và trong những đợt mưa, cố gắng không để đọng những vũng nước lâu ngày. Trong công tác phòng chống dịch, việc tuyên truyền rất quan trọng, nhằm nâng cao ý thức của người dân, ý thức của nhân viên y tế để cùng chung tay, góp sức với ngành y tế trong công tác phòng chống dịch”- BS Nguyễn Thị Lan Hương cho biết.

Nguy cơ ‘dịch chồng dịch’ tại Việt Nam

Theo chuyên gia, bên cạnh Covid-19, Việt Nam vẫn phải đối mặt các căn nguyên gây bệnh hàng năm. Nếu không cẩn trọng, tình trạng “dịch chồng dịch” có thể xảy ra.

Bác sĩ Vũ Minh Điền, Phó giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch và Tiêm chủng vaccine, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), cho hay thời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi để các bệnh lây truyền do virus gia tăng.

“Hàng năm, thời điểm này đều là cao điểm của các bệnh viêm đường hô hấp do virus như sởi, quai bị, thủy đậu, rubela… Do đó, tùy người, với những nguy cơ khác nhau, chúng ta nên có phương pháp tiêm phòng phù hợp”, bác sĩ Điền nói.

Sốt xuất huyết có thể bùng phát mạnh trong năm nay

Vị chuyên gia này nhận định do biến đổi khí hậu, các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm không khí…, cũng thay đổi, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Mùa đông xuân với mưa phùn làm độ ẩm tăng cao, nhiệt độ thấp, ánh sáng mặt trời ít (có khả năng khử khuẩn) khiến virus tồn tại trong môi trường lâu hơn.

Bác sĩ Điền cho biết: “Theo thống kê, mỗi 4 năm, dịch sốt xuất huyết sẽ bùng phát mạnh hơn với số lượng bệnh nhân tăng lên đột biến. Năm nay, theo đúng chu kỳ 2009 – 2013 – 2017 – 2021, chúng ta sẽ phải đối mặt với dịch sốt xuất huyết với quy mô khá lớn”.

Nguyên nhân của chu kỳ này là sau một năm dịch phát triển mạnh, chúng ta thường ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường sống, diệt muỗi, bọ gậy. Lúc này, quần thể trung gian gây bệnh sẽ giảm. Tuy nhiên, theo thời gian, chúng lại sinh sôi và phát triển thành quần thể đủ lớn để tạo thành dịch.

Bác sĩ Vũ Minh Điền khuyến cáo về nguy cơ “dịch chồng dịch”. Ảnh: Quốc Vương.

Ngoài ra, các dịch bệnh khác như chân tay miệng, cúm gia cầm với virus có độc lực cao, tốc độ lây lan nhanh vẫn lưu hành, buộc chúng ta không được phép chủ quan.

“Dịch chân tay miệng vẫn thường xuyên lưu hành ở nước ta. Nếu không tích cực phòng dịch, khả năng dịch bệnh này bùng phát vào mùa hè là rất cao. Trong khi đó, cúm gia cầm với bộ gene của cúm mùa có thể khiến dịch lây lan nhanh hơn”, bác sĩ Điền giải thích.

Trong khi đó, chúng ta vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm Covid-19. Để đạt miễn dịch cộng đồng, khoảng 70-80% dân số phải có miễn dịch trước SARS-CoV-2. Mục tiêu này buộc Việt Nam và thế giới nỗ lực trong thời gian dài.

“Nếu chỉ mải phòng, chống dịch Covid-19 và bỏ quên các nguy cơ căn nguyên bệnh khác, tình trạng ‘dịch chồng dịch’ hoàn toàn có thể xảy ra”, vị chuyên gia này khẳng định.

Phòng tránh kịp thời

Phó giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch và Tiêm chủng vaccine cho biết hiện vẫn tồn tại nhiều trường hợp điều trị sai cách các bệnh do virus, gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

“Với thủy đậu, việc điều trị bệnh này chống chỉ định với corticoid. Tuy nhiên, một số nhân viên y tế địa phương thiếu kinh nghiệm khi thấy bệnh nhân sốt, đau mỏi người ra mua thuốc lại kê thuốc chống viêm, giảm đau, hạ sốt có thể có thành phần này gây suy giảm miễn dịch, khiến virus thủy đậu dễ bùng phát”, bác sĩ Điền ví dụ.

Do vậy, khi có biểu hiện nhiễm virus cấp tính, bệnh nhân nên nghỉ ngơi, ăn uống điều độ và đến cơ sở y tế sớm để thăm khám. Đặc biệt, người dân cần tránh tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị vì có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Thay vào đó, chúng ta có thể sử dụng thêm các loại vitamin, sinh tố, hoa quả nhằm tăng đề kháng, oresol bù nước hay thuốc nhỏ mắt…

Triệu chứng của các bệnh liên quan virus thường là cấp tính như sốt cao đột ngột trong 1-2 ngày đầu, hết sốt và tiến tới đau đầu, mỏi người…, tùy từng loại bệnh. Do đó, bệnh nhân nếu chủ quan, không điều trị và nghỉ ngơi đúng cách có thể gây bội nhiễm, lâu khỏi.

Ngoài ra, bác sĩ Điền khuyên ngoài tiêm vaccine, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng bệnh, người dân cần thường xuyên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ trong khoảng thời gian này.

Người dân trong thời gian này cần lưu ý việc vệ sinh về mặt, rửa tay kỹ, đề phòng các dịch bệnh do virus gây ra, đặc biệt là sốt xuất huyết. Ảnh: The Conversation.

Về yếu tố không khí, trong những ngày có nắng, chúng ta nên mở cửa để ánh sáng mặt trời khử độc không gian trong nhà. Nếu có điều kiện, người dân có thể mua và sử dụng máy lọc không khí. Những thiết bị này với màng lọc hepa có thể hút và xử lý các vi sinh vật, bào tử nấm, virus…

“Người dân cũng nên có thói quen làm sạch bề mặt, rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi nấu ăn để hạn chế nguy cơ virus phát triển trong môi trường sống”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Với những trường hợp dễ bị tổn thương như trẻ nhỏ, người cao t.uổi, chúng ta cũng nên tạo không gian thoáng mát, nhiều cửa sổ và ánh nắng. Việc này cũng có thể hạn chế khả năng nhiễm các bệnh liên quan virus vào mùa nồm ẩm cho người già và t.rẻ e.m.

Một số thông tin cũng cho rằng việc nuôi chó, mèo là nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ Điền khẳng định lông chó, mèo chỉ là yếu tố dị nguyên, gây bệnh với những người không phù hợp như bệnh nhân viêm mũi dị ứng, hen phế quản… Lúc này, không khí nồm ẩm với nhiều mầm bệnh kết hợp với lông chó, mèo là yếu tố gây tăng nặng phản ứng dị ứng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *