Ngâm chân mùa đông rất tốt nhưng vẫn đại kỵ với một số người

Ngâm chân đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng với một số người mắc bệnh dưới đây cần lưu ý và nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bàn chân là nơi tiếp xúc trực tiếp với mặt đất hằng ngày, thông qua da bàn chân thì các độc tố và vi khuẩn có thể tấn công cơ thể. Nó còn được ví như “trái tim thứ hai” của con người, nên việc giữ ấm và chăm sóc bàn chân đúng cách cũng là một điều đáng quan tâm.

Ngâm chân rất tốt cho sức khỏe nhưng một số người cần tránh.

Trong y học cổ truyền, phương pháp ngâm chân nước nóng là một liệu pháp trị bệnh thông dụng. Ngâm chân sẽ giúp chúng ta có ba lợi ích sau: Cải thiện lưu thông m.áu; giảm bớt việc đau đầu; giúp giấc ngủ sâu hơn.

Nhưng vấn đề ở đây, không phải đối tượng nào cũng được phép ngâm và cách thức ngâm ra sao để có được hiệu quả nhất.

Viêm khớp dạng thấp

Đầu tiên nghiêm cấm với những người bị viêm khớp dạng thấp, xơ cứng tắc nghẽn động mạch. Những bệnh này thường mắc và xuất hiện ở người già, cho nên những ai mắc bệnh này hãy cân nhắc liệu pháp ngâm chân

Người bị suy giãn tĩnh mạch

Người bị giãn tĩnh hoặc bị suy tĩnh mạch thì việc ngâm chân cũng nên hạn chế. Nếu thực sự đã có thói quen này rồi, chuyên gia khuyên rằng, nên sử dụng các phòng tắm hơi, dùng nước nóng để chườm, nếu ngâm chân thì hãy sử dụng nước ấm với nhiệt độ không nên vượt quá 40.

Người bị bệnh gút

Người mắc bệnh gút khi ngâm chân sẽ rất dễ bị xung huyết, ứ m.áu nên chỉ làm bệnh thêm trầm trọng mà không thuyên giảm được chút nào.

Bệnh nhân tiểu đường

Nguyên do chính bởi nhóm người mắc tiểu đường có lớp da chân khá mỏng, nên dây thần kinh và bàn chân không còn nhạy cảm với nhiệt độ nữa. Do đó, họ rất khó cảm nhận được chính xác nhiệt độ của nước, mất đi cảm giác khi phân biệt nóng lạnh nên dễ bị bỏng da.

Người có huyết áp thấp

Tác dụng của ngâm chân là giúp thúc đẩy lưu thông m.áu, giãn mạch m.áu và làm hạ huyết áp. Bệnh nhân khi ngâm chân vô tình lại làm cho huyết áp xuống thấp hơn nữa, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Trẻ nhỏ

Đối với các em, đang t.uổi phát triển, nếu ngâm chân nước nóng sẽ làm cho dây chằng chân trở nên lỏng lẻo, không có lợi cho việc hình thành và duy trì sự phát triển của chân, thậm chí nặng hơn nữa nó sẽ làm cho cột sống biến dạng. Nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng đến, não, tim, phát triển bụng.

Cách ngâm chân hiệu quả

Nhiệt độ của nước ngâm chân: 42

Nhiều người có thói quen ngâm chân từ khi nước còn nóng tới lúc nguội lạnh, thậm chí nhiều lần thêm nước nóng để ngâm cho được lâu, thực ra đây là cách làm sai lầm. Nhiệt độ của nước ngâm chân chỉ nên ở 42 độ C.
Khi ngâm chân, nước phải ngập qua mắt cá chân, thi thoảng cử động chân trong quá trình ngâm.

Thời gian ngâm chân lý tưởng nhất: 9 giờ tối

Đây là thời điểm thận khí yếu nhất trong ngày. Ngâm chân vào giờ này sẽ giúp tăng thân nhiệt, huyết quản sẽ nở ra, có lợi cho việc lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn m.áu.

Hơn nữa, thận và các cơ quan nội tạng trải qua một ngày dài làm việc. Thông qua ngâm chân là để thư giãn và điều chỉnh lại, giúp thận được nghỉ ngơi.

Lưu ý không ngâm chân sau khi ăn no hoặc khi đói bụng, cũng không nên vừa ăn vừa ngâm chân. Sau ăn 30 phút cũng không nên ngâm chân, vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.

Các thành phần có thể cho vào nước ngâm chân

– Muối: Thêm hai thìa muối vào nước ngâm chân, giúp diệt khuẩn, chống viêm, nhuận tràng.

– Gừng: Thêm mấy lát gừng già vào nước ngâm chân, có tác dụng đ.ánh tan khí lạnh trong cơ thể.

– Rượu: Thêm một chút rượu trắng giúp thúc đẩy tuần hoàn m.áu.

– Chanh: Thêm mấy lát chanh vào nước ngâm chân giúp lưu thông khí, tinh thần tỉnh táo, phòng cảm cúm.

– Giấm: Thêm 3 thìa giấm vào nước ngâm chân giúp làm đẹp da.

Thời gian ngâm chân

Thời gian ngâm chân tối đa 30~45 phút, ngâm hàng ngày hoặc cách ngày. Nhưng với người già thì nên ngâm thời gian ngắn hơn. Nếu ngâm lâu dễ ra nhiều mồ hôi gây loạn nhịp tim, chỉ nên ngâm chân khoảng 20 phút trước khi đi ngủ.

Massage sau khi ngâm chân tác dụng sẽ tốt hơn

Sau khi ngâm chân xong, bạn có thể massage lòng bàn chân theo các cách sau sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn:

– Bạn có thể massage ở huyệt Dũng Tuyền, bấm mạnh 36 cái, vừa ấn vừa đẩy lên phía ngón chân cho đến khi chân nóng lên.

Tác dụng: Rất tốt cho những người thận yếu, thận khí hư nhược.

– Bạn cũng có thể massage điểm giữa vùng gót chân, ứng với khu vực phản ánh giấc ngủ. Dùng hai ngón tai cái ấn mạnh vào vị trí này 36 lần, cần ấn mạnh cho tới khi có cảm giác đau mới có tác dụng.

Sau đó tiếp tục xoa vào vùng này từ 3~5 phút cho tới khi thấy nóng lên.

Tác dụng: Giảm triệu chứng hoa mắt chóng mặt, cải thiện chứng mất ngủ.

– Bạn cũng có thể gập 2 ngón tay trỏ, cạo mạnh vào vùng phía dưới hai bên mắt cá chân 36 lần cho tới khi cảm thấy đau.

Tác dụng: Tốt cho những người mắc bệnh tuyến t.iền liệt.

Hạo Nhiên

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Ăn lẩu mùa đông tuyệt ngon nhưng không phải ai ăn cũng tốt cho sức khỏe, nhất là những nhóm người này

Một nồi lẩu thơm lừng, ngon ngọt trong những ngày lạnh giá có sức hấp dẫn không thể chối từ nhưng nếu bạn thuộc những nhóm người dưới đây, bạn nên hạn chế ăn lẩu.

Nhận định về món lẩu, lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) cho rằng đây là một món ngon, bổ dưỡng, hoàn toàn không sinh độc. Tuy nhiên, nó sẽ gây hại cho sức khỏe nếu chúng ta sử dụng nguyên liệu bẩn, không rõ nguồn gốc, quá trình chế biến không sạch.

Lương Vũ Quốc Trung cũng phân tích, thông thường để có một nồi lẩu ngon ngọt, chúng ta thường sử dụng nước hầm xương. Tuy nhiên, nếu bạn đi ăn lẩu ngoài quán, đôi khi người bán sẽ thay thế chỉ bằng một gói gia vị hay sử dụng chất tạo ngọt không rõ nguồn gốc là xong, kiểu chế biến này hoàn toàn có thể sinh bệnh.

Món lẩu có một đặc điểm chung là: Có vị cay nóng, sử dụng nhiều gia vị, nhiều loại thịt, đôi khi chỉ nhúng qua đồ ăn là đã vội gắp ra… Chính vì thế theo nhiều chuyên gia, một số đối tượng sau nên cân nhắc kỹ trước khi ăn lẩu.

1. Bà bầu

Theo lương y Trung, bà bầu ăn lẩu thực tế không gây hại. Nhưng thói quen nhúng qua loa thức ăn, ăn thịt tái khi ăn lẩu có thể khiến bà bầu đối diện với các bệnh về ký sinh trùng như sán lá gan.

Ở bà bầu, sức đề kháng yếu đi, việc nhiễm sán hay ký sinh trùng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ lẫn bé.

Ngoài ra, lẩu chứa nhiều gia vị, nếu ko đảm bảo các loại gia vị này an toàn thì có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Vì vậy, phụ nữ ăn lẩu cần cân nhắc kỹ.

2. Những người mắc bệnh dạ dày

Các loại lẩu cay như lẩu kim chi, lẩu Thái chua cay không phù hợp với những người mắc bệnh về dạ dày. Vị cay của gia vị nước lẩu, của ớt, của sa tế sẽ khiến dạ dày bị kích thích, gây đau đớn.

Người mắc bệnh dạ dày không nên ăn lẩu cay.

Tốt nhất, những người mắc bệnh dạ dày, đường tiêu hóa yếu nên chọn lẩu nấm hay lẩu thanh đạm sẽ tốt hơn.

3. Người mắc bệnh gút, tiểu đường, cao huyết áp

Có thể thấy, nguyên liệu thường có trong món lẩu là nấm, thịt đỏ, hải sản, nội tạng… Đây đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, dồi dào purine, nhiều cholesterol, không phù hợp để những người bệnh gút, tiểu đường, cao huyết áp ăn nhiều.

Ngoài ra, theo trang Xiaochiwang của Trung Quốc, có 3 món lẩu rất kén người ăn:

– Lẩu kiểu Tứ Xuyên: Người bị viêm họng mãn tính, viêm miệng, bệnh dạ dày, bệnh loét, bệnh ngoài da, bệnh trĩ, ra m.áu mũi thường xuyên, ra m.áu nướu, và những người m.áu nóng, phụ nữ mang thai… không nên ăn.

Bị bệnh trĩ, viêm miệng, bệnh dạ dày… bạn không nên ăn lẩu Tứ Xuyên.

– Lẩu hải sản: Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, tăng lipid m.áu, bệnh gút, những người bị dị ứng với hải sản không nên ăn.

– Lẩu nấm: Những người bị dị ứng với nấm, bệnh nhân bị bệnh gút và viêm dạ dày mãn tính không nên ăn.

Vậy mùa đông nên ăn lẩu như thế nào thì tốt nhất?

Theo các chuyên gia, món lẩu có nhiều giá trị dinh dưỡng. Cách ăn lẩu để bảo vệ sức khỏe như sau:

– Thứ tự khi ăn lẩu: Để dạ dày hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, đầu tiên bạn nên uống một chút nước ép hoặc nước ngọt, sau đó là ăn rau, cuối cùng mới đến ăn thịt.

– Nên ăn thịt chín: Bạn nên tránh ăn thịt tái sống, đặc biệt là nội tạng động vật thì càng cần nấu chín kỹ.

– Tránh uống nước lẩu đã đun lâu: Nước lẩu là kết tinh của rau, thịt trong quá trình nhúng lẩu, cũng vì vậy mà lẩu rất giàu chất béo và cholesterol, khi bạn sử dụng nhiều nước lẩu cũng sẽ làm tăng nguy cơ bệnh gút và tăng axit uric m.áu.

Khi ăn lẩu, bạn nên ăn rau trước rồi mới đến ăn thịt.

– Chỉ nên ăn lẩu trong khoảng 2 giờ trở lại vì nếu ăn lâu sẽ khiến dạ dày của bạn phải làm việc liên tục, các dịch vị dạ dày, dịch mật, tụy phải tiết ra nhiều, liên tục để xử lý lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Nếu ăn lâu dễ gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa… Ngoài ra chỉ nên ăn lẩu 1 tuần/lần.

– Nên gắp những đồ ăn đã chín ra bát để nguội bớt rồi mới từ từ thưởng thức để tránh ăn đồ quá nóng.

ĐỖ ĐỖ

Theo baodansinh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *