“Ngày 4 lần, mỗi lần 10 phút”: Phương pháp chăm sóc sức khỏe giúp kéo dài t.uổi thọ

Chăm sóc sức khỏe theo phương pháp đơn giản như dành 10 phút để nghỉ ngơi, 10 phút để massage các huyệt… đơn giản nhưng mang lại hiệu quả lớn cho các hoạt động cơ thể, ngăn ngừa trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, kéo dài t.uổi thọ nếu làm thường xuyên.

Dựa trên quan điểm của chuyên gia Phương Lực Quần – Hội y học Trung Quốc chỉ ra phương pháp “Ngày 4 lần, mỗi lần 10 phút” để chăm sóc sức khỏe, giúp cơ thể khỏe hơn, tinh thần minh mẫn hơn và có thể kéo dài t.uổi thọ nếu duy trì thói quen này lâu dài.

Thực hiện nguyên tắc 4 lần “10 phút nghỉ” mỗi ngày

1. Cho não nghỉ ngơi trong 10 phút

Khi học tập và làm việc, các tế bào trong não luôn ở trạng thái hưng phấn, vỏ não có khả năng tự bảo vệ khi làm việc, cho nên nếu tiếp tục kích thích tế bào não bật trạng thái hưng phấn liên tục có thể gây ức chế, khó tập trung hoặc khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng, giảm hiệu suất lao động.

Để giữ cho não hoạt động cân bằng, tránh tình trạng hưng phấn trong thời gian liên tục, mỗi ngày bạn nên bỏ ra 10 phút cho não nghỉ ngơi, nếu dài hơn có thể từ 45 phút đến 60 phút để đi đạo, trò chuyện với đồng nghiệp hoặc ngồi thiền.

Dành thời gian để thiền hoặc thư giãn mỗi ngày sẽ giúp kéo dài t.uổi thọ, giảm căng thẳng. Ảnh: Internet

2. Massage quanh mắt trong 10 phút giúp kéo dài t.uổi thọ

Mắt con người, đặc biệt là với những người thường xuyên dùng máy tính, làm việc trong thời gian dài cần thư giãn trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày. Hãy cố gắng tập nhìn xa để nhãn cầu không quá lớn. Việc nhãn cầu lớn có thể ảnh hưởng đến chức năng điều chỉnh của mắt, gây cận thị hoặc các vấn đề về mắt như mỏi hoặc khô mắt.

Tốt nhất là bạn nên nhắm mắt và thư giãn 10 phút sau mỗi 40 phút.

Trước khi đi ngủ, bạn có thể mát xa nhẹ nhàng vùng mắt, dùng ngón giữa hoặc ngón áp út ấn vào thái dương, mát xa theo chuyển động tròn trong 10 phút. Phương pháp này thực hiện thường xuyên sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn, kéo dài t.uổi thọ, giảm căng thẳng và giúp mắt được thư giãn lâu hơn.

Massage mắt để giảm áp lực lên thị lực. Ảnh: Internet

3. Xoa bụng 10 phút sau bữa ăn

Người có thói quen xoa bụng thường xuyên sẽ có chức năng tiêu hóa tốt hơn, đồng nghĩa với việc tránh được một số vấn đề tiêu hóa thường gặp như đầy bụng, chướng hơi, đại tràng…

Xoa bụng cũng là phương pháp giữ gìn sức khỏe, là một trong những bí quyết giúp kéo dài t.uổi thọ theo quan điểm của y học Trung Quốc.

Y học hiện đại cũng cho rằng xoa bụng thường xuyên có thể làm cho cơ bụng săn chắc. Khi xoa bụng, lưu lượng m.áu của cơ trơn và cơ trơn ruột tăng lên, giúp tăng cường sức căng cơ niêm mạc đường tiêu hóa, giúp nhu động đường tiêu hóa trơn tru, chống táo bón, giảm tiết axit dạ dày, chống viêm loét và hỗ trợ giải quyết các vấn đề về đại tràng, dạ dày.

Nên xoa bụng trước khi đi ngủ khoảng 10 phút, xoa từ mỗi bên khoảng 100 lần sau đó dừng lại.

4. Kéo dài t.uổi thọ bằng cách kéo giãn các chi trong 10 phút

Trong Đông y có câu nói nổi tiếng “gân dài ra 1 thốn, sống thọ thêm 10 năm” ý nói nhấn mạnh vai trò của gân cốt đối với t.uổi thọ con người. Việc kéo giãn cơ thể trong 10 phút trước khi ngủ hoặc sau khi ngủ dậy có ý nghĩa rất tốt trong việc cải thiện tính linh hoạt của toàn bộ cơ quan trong cơ thể.

Kéo giãn cơ thể trong 10 phút trước khi đi ngủ hoặc vào buổi sáng có thể thư giãn toàn bộ cơ thể và cải thiện tính linh hoạt của các bộ phận.

Giãn cơ có ý nghĩa rất lớn đến các hoạt động của cơ thể. Ảnh: Internet

Một số bài tập kéo giãn được khuyến khích để thư giãn toàn bộ cơ thể.

Bạn có thể kéo giãn vùng đầu và cổ: Nâng tay phải qua đỉnh đầu, dùng lòng bàn tay kéo đầu từ trái sang phải, đổi bên, lặp lại vài lần.

– Kéo giãn vùng vai: Tay trái nâng thẳng tay phải lên, duỗi sang trái và lặp lại khi đổi tay.

– Kéo giãn vùng ngực: Giơ tay bằng ngang ngực và thực hiện bài tập mở rộng ngực.

– Bắp chân: Một chân đưa về phía trước bằng một bước dài, chân còn lại không di chuyển và ép thân người về phía trước để thực hiện động tác ép bụng.

– Lưng trên: Đứng thẳng, hai tay nắm lấy tay vịn cao ngang bụng, ưỡn người và ấn xuống liên tục. Mỗi thao tác nên kéo dài 30 giây, với 15 ~ 30 giây giữa mỗi nhóm. Giữ thư giãn khi kéo căng. Cơ, gân và dây chằng hơi co kéo. Không ép đối với người trung niên và cao t.uổi hoặc những người đang bị đau.

Thực hiện phương pháp 4 lần nghỉ mỗi ngày, mỗi lần 10 phút để nâng cao thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện các chức năng nội tạng, giúp kéo dài t.uổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Vi chất dinh dưỡng – năng lượng thiết yếu của sức khỏe

Vi chất dinh dưỡng(VCDD) là tên gọi chung của nhóm các thành phần dinh dưỡng, mà cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng cần thiết. Thiếu các thành phần này sẽ gây không ít hệ quả đối với sức khỏe.

Thành tố nhỏ, vai trò lớn

VCDD bao gồm khoảng 90 các chất dinh dưỡng khác nhau cần thiết cho cơ thể, bao gồm các vitamin tan trong nước như: nhóm B, C; các vitamin tan trong chất béo như: A, D, E, K; các chất khoáng sắt, kẽm, i ốt, đồng, mangan, magiê… đóng vai trò quan trọng trong sản xuất năng lượng, hỗ trợ chức năng miễn dịch, đông m.áu, tăng trưởng, tăng cường sức khỏe của xương, cân bằng chất lỏng và một số quá trình khác. VCDD rất cần thiết cho cơ thể con người, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ và thể chất của t.rẻ e.m.

Vitamin tan trong nước:

Mỗi loại vitamin tan trong nước có nhiều vai trò khác nhau trong việc thực hiện chức năng của chúng. Ví dụ, hầu hết các vitamin B hoạt động như các enzyme giúp kích hoạt các phản ứng hóa học quan trọng. Những phản ứng này rất cần thiết cho sản xuất năng lượng.

Vitamin B1 (thiamine): Giúp chuyển đổi chất dinh dưỡng thành năng lượng.

Vitamin B2 (riboflavin): Cần thiết cho sản xuất năng lượng, chức năng tế bào và chuyển hóa chất béo.

Vitamin B3 (niacin): Thúc đẩy quá trình sản xuất năng lượng từ thực phẩm.

Vitamin B5 (acid pantothenic): Cần thiết cho quá trình tổng hợp axit béo.

Vitamin B6 (pyridoxine): Giúp cơ thể giải phóng đường từ carbohydrate dự trữ, để lấy năng lượng và tạo ra các tế bào hồng cầu.

Vitamin B7 (biotin): Đóng vai trò trong quá trình chuyển hóa axit béo, axit amin và glucose.

Vitamin B9 (folate): Quan trọng đối với sự phân chia tế bào thích hợp.

Vitamin B12 (cobalamin): Cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu, hệ thống thần kinh và chức năng não thích hợp.

Vitamin C (acid ascorbic): Tạo ra chất dẫn truyền thần kinh, collagen và protein

Vitamin tan trong dầu:

Vitamin tan trong chất béo, không tan trong nước. Chúng hấp thụ tốt nhất khi được tiêu thụ cùng với chất béo. Sau khi tiêu thụ, các vitamin tan trong chất béo được lưu trữ trong gan và các mô mỡ để sử dụng dần. Các vitamin tan trong chất béo bao gồm:

Vitamin A: Cần thiết cho thị lực và chức năng cơ quan thích hợp.

Vitamin D: Thúc đẩy chức năng miễn dịch, hỗ trợ hấp thụ canxi và phát triển xương.

Vitamin E: Hỗ trợ chức năng miễn dịch và hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại.

Vitamin K: Cần thiết cho quá trình đông m.áu và phát triển xương.

Một số khoáng chất:

Canxi: Cần thiết cho cấu trúc và chức năng thích hợp của xương và răng. Hỗ trợ chức năng cơ và co thắt mạch m.áu.

Phốt pho: Một phần của cấu trúc màng xương và tế bào.

Magie: Hỗ trợ hơn 300 phản ứng enzyme, bao gồm cả điều hòa huyết áp.

Sắt: Cung cấp oxy và hỗ trợ tạo ra một số hormone.

Kẽm: Cần thiết cho sự tăng trưởng bình thường, tăng cường chức năng miễn dịch và chữa lành vết thương…

Tăng cường VCDD thông qua nguồn thức ăn tự nhiên là một giải pháp bền vững, hiệu quả. Trong đó, t.iền đề là việc ăn đa dạng thực phẩm, bởi không có một loại lương thực, thực phẩm nào chứa được đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng. Cho nên, cần bổ sung VCDD từ nhiều loại thực phẩm để đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Bổ sung vi chất qua bữa ăn – đơn giản và hiệu quả

Theo thông tin từ Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam, các VCDD có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người.

Tăng cường VCDD có thể thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau. Tiêu biểu 3 giải pháp chính, bao gồm:

Bổ sung trực tiếp, từ nguồn tổng hợp

Đây là giải pháp ngắn hạn, khi tình trạng thiếu VCDD phổ biến hoặc trầm trọng. VCDD được tổng hợp thành các chế phẩm để sử dụng bổ sung trực tiếp, như viên nang vitamin A liều cao để phòng chống thiếu vitamin A, điều trị khô mắt; viên sắt phòng chống thiếu m.áu dinh dưỡng; dầu i-ốt để điều trị thiếu i-ốt, bướu cổ…

Thực phẩm tăng cường vi chất

Tăng cường VCDD vào thực phẩm là cho một lượng nhất định một hoặc một số loại VCDD vào những nhóm, loại thực phẩm được nhiều người tiêu thụ thường xuyên, giúp dự phòng thiếu VCDD. Đây là biện pháp đơn giản, dễ đạt độ bao phủ cao; có tính bền vững, để bổ sung VCDD trong bữa ăn hàng ngày.

Tăng cường VCDD vào thực phẩmđã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, từ đầu thế kỷ 20. Tăng cường VCDD vào thực phẩm đã được Trung tâm Copenhagen Consensus 2012 xếp loại là một trong những can thiệp có hiệu quả nhất trên toàn cầu.

Đây là giải pháp đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chương trình Lương thực thế giới (WFP), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) và Ngân hàng thế giới (WB) khuyến nghị, để giải quyết thực trạng thiếu hụt VCDD trong cộng đồng.

Ở Việt Nam, một số chương trình tăng cường VCDD trong thực phẩm đã được triển khai như muối hoặc bột canh bổ sung i-ốt; nước mắm tăng cường chất sắt; bánh quy bổ sung sắt-kẽm, dầu thực vật được bổ sung vitamin A…

Tăng cường VCDD thông qua nguồn thức ăn tự nhiên là giải pháp bền vững, hiệu quả. Trong đó, t.iền đề là việc ăn đa dạng thực phẩm, bởi không có một loại lương thực, thực phẩm nào chứa được đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng. Cho nên, cần bổ sung VCDD từ nhiều loại thực phẩm để đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Trong một bữa ăn, sự đa dạng về thực phẩm rất quan trọng. Khi chúng ta chế biến thức ăn đa dạng thành các món ăn khác nhau, sẽ tạo cảm giác ngon miệng hơn. Đây có thể được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu để bổ sung, cân đối các VCDD cho cơ thể một cách khoa học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *