Ngày càng nhiều nước đồng ý tiêm trộn vắc xin Covid-19

Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, lựa chọn loại vắc xin khác cho liều thứ 2.

Hiện tại, ngày càng nhiều quốc gia đang xem xét việc chuyển sang các loại vắc xin Covid-19 khác cho liều thứ hai trong bối cảnh nguồn cung bị chậm trễ và lo ngại về an toàn đã làm chậm chiến dịch tiêm chủng. Ở Đức, Italy, Canada, các vị lãnh đạo cũng lựa chọn giải pháp này cho bản thân.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 12/7 đã cảnh báo cách làm trên có rất ít dữ liệu về tác động đến sức khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu ở Tây Ban Nha và Vương quốc Anh kết luận việc trộn vắc xin dẫn đến phản ứng miễn dịch mạnh mẽ và đôi khi tốt hơn hai liều của cùng một loại vắc xin.

Ảnh minh họa: Reuters

Sau đây là các quốc gia đang xem xét hoặc đã quyết định áp dụng giải pháp trên:

Bahrain

Vào ngày 4/6, Bahrain cho biết, người tiêm đủ điều kiện có thể nhận được một mũi nhắc lại Pfizer hoặc Sinopharm, bất kể họ đã tiêm loại vắc xin nào trước đó.

Bhutan

Vào ngày 24/6, Thủ tướng Lotay Tshering cho biết, ông đồng ý kết hợp các liều vắc xin Covid-19 để chủng ngừa cho dân số khoảng 700.000 người.

Canada

Ủy ban Tư vấn Quốc gia về Tiêm chủng Canada cho biết các tỉnh nên cung cấp liều vắc xin thứ hai thuộc hãng khác cho những người nhận liều đầu tiên là vắc xin AstraZeneca.

Trung Quốc

Các nhà khoa học Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm giai đoạn đầu, quy mô nhỏ về việc tiêm hỗn hợp một liều vắc xin từ CanSino Biologics kết hợp một liều do đơn vị Sản phẩm sinh học Trùng Khánh Zhifei cung cấp.

Indonesia

Indonesia đang xem xét cung cấp một mũi tiêm nhắc lại thuộc vắc xin khác cho các nhân viên y tế được chủng ngừa bằng vắc xin của Sinovac.

Italy

Cơ quan y tế AIFA của Italy cho biết những người dưới 60 t.uổi được tiêm liều đầu tiên là vắc xin AstraZeneca có thể nhận được mũi tiêm thứ hai của loại vắc xin khác.

Hàn Quốc

Một nghiên cứu ở Hàn Quốc vào tháng 7 ghi nhận tiêm kết hợp liều đầu AstraZeneca và liều 2 Pfizer đã làm tăng mức độ kháng thể trung hòa lên gấp 6 lần so với hai liều AstraZeneca.

Vào tháng 6, một nghiên cứu của Anh cho thấy tiêm 1 mũi AstraZeneca sau đó là một mũi tiêm Pfizer tạo ra phản ứng tế bào T tốt nhất và phản ứng kháng thể cao hơn so với một mũi tiêm Pfizer sau đó là một mũi tiêm AstraZeneca.

Thái Lan

Vào ngày 12/7, Thái Lan cho biết họ sẽ sử dụng mũi tiêm AstraZeneca làm liều thứ hai cho những người được tiêm liều một là vắc xin Sinovac. Đây là sự kết hợp chính thức đầu tiên giữa vắc xin Trung Quốc và vắc xin do phương Tây phát triển.

UAE

UAE cung cấp vắc xin Pfizer là mũi tiêm tăng cường cho những người được chủng ngừa ban đầu bằng vắc xin do Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) phát triển. Tuy nhiên, quyết định thuộc về người tiêm, các chuyên gia y tế không đưa ra khuyến nghị.

Việt Nam

Ngày 13/7, Việt Nam cho biết sẽ cung cấp vắc xin mRNA do Pfizer và BioNTech cùng phát triển là lựa chọn liều thứ hai cho những người đã tiêm mũi đầu là vắc xin AstraZeneca.

Chiêm ngưỡng núi non hùng vĩ Italy tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Do thành tựu trong công tác phòng chống dịch COVID-19, Việt Nam được lựa chọn là quốc gia mở đầu triển lãm vòng quanh thế giới về núi non Italy.

Phong cảnh núi ở Italia. Những vách núi thẳng đứng bằng đá vôi và đá dolomit xuất hiện hàng trăm mét từ lớp đất mềm hơn, thường là đất núi lửa dưới khu rừng, cùng một vài sông băng nhỏ.

Những hình ảnh tuyệt đẹp về núi non hùng vĩ ở Italy đang được trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thông qua triển lãm ảnh ” Italia n routes – Phong cảnh núi Italy, Leo núi, Biến đổi khí hậu.”

Triển lãm diễn ra từ ngày 23/7-23/8 trong khuôn khổ dự án của Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Italy, hướng tới Hội nghị Biến đổi khí hậu toàn cầu (COP-26) do Vương quốc Anh và Italy đồng chủ trì vào cuối năm nay tại Glasgow.

Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội) là điểm đến đầu tiên trước khi đến Hàn Quốc và các địa điểm châu Á khác. Đại sứ quán Italy tại Việt Nam cho hay Việt Nam được chọn là nơi mở đầu cho chuỗi triển lãm ảnh vòng quanh thế giới này nhờ thành tựu phòng chống dịch COVID-19 nổi bật trên thế giới.

Phong cảnh núi Italia.

Triển lãm gồm 3 phần: “Giới thiệu chung,” “Phong cảnh núi Italy,” “Nhìn ra thế giới” với 14 bảng mô tả, 20 hình ảnh phong cảnh, 30 ảnh so sánh (gồm 60 ảnh đơn ghép lại), video, bản sao chép các tài liệu lịch sử về leo núi và các manơcanh trong trang phục và thiết bị leo núi.

Tư liệu hình ảnh gồm các tác phẩm xuất sắc của nhiếp ảnh gia và nhà hoạt động môi trường Fabiano Ventura, đem đến cho khán giả quốc tế cái nhìn về truyền thống tuyệt vời của Italy gắn liền với văn hóa miền núi, sự liên quan của việc leo núi như một cách thể hiện sự tôn trọng và hiểu biết với môi trường sống trên núi, những tác động tàn phá của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái quý giá và sự đa dạng sinh học của chúng ta.

Phần trung tâm của triển lãm là một hành trình lý tưởng khám phá toàn bộ vòng cung Alpine từ Tây sang Đông, băng qua các khối núi Mont Blanc, Rosa và Cervino, Bernina, di chuyển về phía Đông, đến Dolomites và Julian Alps.

Tuyến đường Italy kết thúc với chặng thứ chín dành riêng cho nhóm núi Apennine chính, Gran Sasso. Mỗi nhóm trong số chín nhóm núi được thể hiện bằng các bức ảnh khổ lớn làm nổi bật các khía cạnh cảnh quan giàu sức gợi của các rặng núi, bằng các hình ảnh so sánh lịch sử và đương đại làm nổi bật sự tiến hóa của các khối băng, nhấn mạnh tác động của biến đổi khí hậu đối với cảnh quan núi. Mỗi nhóm được kèm theo một bảng giới thiệu minh họa các đặc điểm địa lý, lịch sử và địa-băng của nhóm, cùng với một hành trình gợi ý.

Nhiếp ảnh gia và nhà hoạt động môi trường Fabiano Ventura.

Cuối cùng, mỗi phần núi được làm phong phú thêm bằng cách tái tạo các tài liệu và tư liệu lịch sử về những chuyến thám hiểm núi cao đầu tiên. Phần trưng bày ảnh có kèm theo phim tài liệu ghi lại chuyến thám hiểm “Trên đường mòn của sông băng – Alps 2020” của Fabiano Ventura.

Sự nhạy cảm của Fabiano Ventura đối với vấn đề ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu đã khiến anh tập trung nhiều hoạt động của mình vào mục tiêu nâng cao nhận thức về hiện tượng này của khán giả nói chung. Với đội ngũ các nhà nghiên cứu, nhiếp ảnh gia và nhà làm phim, anh đã ghi lại hiện tượng rút lui của các sông băng lớn nhất thế giới và phổ biến kết quả công việc của mình kể từ năm 2007 thông qua các cuộc triển lãm, hội nghị, chương trình giáo dục, sắp đặt và phim tài liệu.

Phần “Nhìn ra thế giới” mở rộng góc nhìn đến các dãy núi quan trọng nhất của Trái Đất, nhấn mạnh tính liên tục của văn hóa leo núi ở cấp độ toàn cầu. Vẻ đẹp, nhận thức và tôn trọng môi trường là những chủ đề lớn được phát triển bởi nền văn hóa miền núi trên toàn thế giới.

Diễn ra song song với “Italian routes” là triển lãm “Phong cảnh Việt Nam – Đa dạng sinh thái, biến đổi khí hậu, khám phá mới,” với các tác phẩm nghệ thuật của các nhiếp ảnh gia nổi tiếng Hoàng Thế Nhiệm, Hoàng Giang Hải và Trần Đặng Đăng Khoa – người Việt Nam đi khắp thế giới bằng xe máy. Đây là góc nhìn thú vị về sự tương đồng và khác biệt giữa phong cảnh núi của Italy và Việt Nam.

Triển lãm sẽ kết hợp với 4 sự kiện trực tuyến về: Khám phá núi (31/7). Leo núi (7/8), Nhiếp ảnh (14/8), Biến đổi khí hậu (19/8). Khách tham quan phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa COVID-19.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *