Thở tốt hơn rất quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để biết mẹo giúp bạn thở tốt hơn!
Chỉ cần nhắm mắt và tập hít vào từ từ để không khí tràn vào khắp bụng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin hữu ích: Bị huyết áp cao gây tai biến nhẹ có tiêm được vắc xin?; 5 loại thực phẩm có nhiều vitamin A hơn cà rốt; Vắc xin Covid-19 giảm nguy cơ chuyển nặng ở người cao t.uổi…
Bản tin Covid-19 ngày 12.8: Cả nước thêm hơn 9.000 ca bệnh, chạy nước rút để sản xuất được vắc xin “made in Việt Nam” trong tháng 9
Mẹo để thở tốt hơn có thể rất cần trong đại dịch Covid-19
Thở tốt hơn rất quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới.
Chỉ cần vài phút hít vào, thở ra đều đặn và sâu sẽ rèn luyện dây thần kinh phế vị, giúp kiểm soát nhịp tim. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Thở là hành động tự nhiên, nhưng có những lý do khiến thở không hiệu quả và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Và có những cách giúp bạn có thể hít thở tốt hơn. Thở ở một nhịp độ cân bằng giúp duy trì mức độ lành mạnh của ô xy và CO2 trong m.áu.
Bạn có thể học cách điều chỉnh tốc độ hít vào và thở ra để thư giãn và kiểm soát lo lắng.
Thở bằng mũi. Thở bằng mũi cho phép các khoang mũi giảm tiếp xúc với các chất lạ, làm ẩm và ấm không khí hít vào, tăng lưu lượng khí đến động mạch, tĩnh mạch và dây thần kinh, tăng sự hấp thụ và lưu thông ô xy, giúp thở chậm lại, cải thiện thể tích phổi, giúp cơ hoành hoạt động tốt, giảm nguy cơ dị ứng và viêm xoang, giảm nguy cơ bị ho, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ.
Tập thở sâu. Thực hành tập trung vào hơi thở có thể giúp giảm căng thẳng. Chỉ cần vài phút hít vào và thở ra đều đặn và sâu sẽ rèn luyện dây thần kinh phế vị, giúp kiểm soát nhịp tim. Tập thở chậm và có chủ ý có thể giúp thư giãn và giảm lo lắng. Những mẹo tiếp theo sẽ có trên trang sức khỏe ngày 13.8.
Vì sao tập hít thở lại quan trọng khi mắc Covid-19 | BÁC SĨ ƠI số 2
Hỏi nhanh về Covid-19: Bị huyết áp cao gây tai biến nhẹ có tiêm được vắc xin?
Trong mục Hỏi nhanh về Covid-19 kỳ này, bác sĩ sẽ trả lời câu hỏi của bạn đọc tại TP.HCM. Cụ thể như sau: Tôi hiện 46 t.uổi, năm 2018 tôi bị huyết áp cao gây tai biến nhẹ, nay tôi vẫn còn uống thuốc trị huyết áp. Vậy tôi có tiêm vắc xin Covid-19 được không? Nếu tiêm thì tôi cần giữ sức khỏe sau tiêm thế nào? ( C.Trường , TP.HCM)
Đo huyết áp. Ảnh SHUTTERSTOCK
– Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Huy Luân , Trưởng Đơn vị tiêm chủng – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, tư vấn: Trước khi tiêm vắc xin Covid-19, những người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định phải được khám sàng lọc kỹ. Những người này cần được tiêm chủng vắc xin Covid-19 tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.
Sau khi tiêm vắc xin Covid-19, bạn không được tự ý ngừng thuốc đang điều trị và ngày đi tiêm, bạn cần mang theo toa thuốc và bệnh án đang điều trị để được bác sĩ tư vấn cụ thể. Câu hỏi tiếp theo liên quan đến việc có con nhỏ đang bú có tiêm được vắc xin Covid-19 và phần trả lời của bác sĩ sẽ có trên trang sức khỏe ngày 13.8 .
5 loại thực phẩm có nhiều vitamin A hơn cà rốt
Bạn có thể tăng cường vitamin A trong các loại thực phẩm khác!
Cà rốt giàu vitamin A, nhưng cũng có nhiều loại thực. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Thường chúng ta hay gắn một số loại thực phẩm với một số chất dinh dưỡng nhất định. Khi bạn nghĩ đến các loại thực phẩm có vitamin C, bạn có thể nghĩ đến cam.
Để tăng lượng kali, hầu hết chúng ta đều ăn chuối. Và nếu được yêu cầu gọi tên một loại thực phẩm giàu vitamin A, nhiều người sẽ nói cà rốt.
Vitamin A rất cần thiết cho một sức khỏe tốt. Như bạn có thể biết, bổ sung đủ chất dinh dưỡng này sẽ thúc đẩy thị lực khỏe mạnh. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch và sinh sản của bạn.
Tất nhiên, cà rốt là một nguồn tuyệt vời của vitamin A. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm lành mạnh khác thực sự chứa nhiều vitamin A hơn cà rốt. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để biết 5 thực phẩm giàu vitamin A hơn cà rốt bạn nhé!
Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Vết tiêm đau không nhấc nổi tay, có nên chườm?
Sau tiêm vắc xin Covid-19 nhiều người sưng đau vị trí tiêm, thậm chí sưng cứng, đỏ, không nhấc nổi tay.
Các biện pháp giảm đau như chườm nóng, đắp khoai tây, lòng trắng trứng gà… có nên không?
Trả lời:
Nhiều người sau khi tiêm vắc xin Covid-19 bị tấy đỏ vết tiêm, đau lan ra tay, nhấc tay cũng khó. Có người chườm đá, có người chườm ấm, hay có người đắp lá, khoai tây hoặc lòng trắng trứng gà… vào vị trí vết tiêm với mong muốn cục cứng sưng đau nhanh tan ra.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không chườm, bôi bất cứ chất gì vào vết tiêm. Có những trường hợp, từ vết tiêm hở có thể sẽ bị vi khuẩn tấn công, gây nên tình trạng nhiễm khuẩn huyết vô cùng nguy hiểm.
Trong hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe tại nhà sau tiêm vắc xin Covid-19, Bộ Y tế cũng khuyến cáo: “Không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau” .
Khi tiêm vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch gây nên các phản ứng tại chỗ: sốt, sưng, nóng, đỏ, đau sẽ tự khỏi sau một vài ngày.
Nhấn để phóng to ảnh
Bộ Y tế cũng khuyến cáo sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19, cần có người hỗ trợ bên cạnh 24/24h, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm vắc xin, và tiếp tục theo dõi sức khỏe đến 28 ngày sau tiêm, đặc biệt là 7 ngày đầu .
Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng.
Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.
Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: tiếp tục theo dõi. Nếu thấy sưng to nhanh đi khám ngay.
Thường xuyên đo thân nhiệt. Trong trường hợp sốt dưới 38,5 độ C cần cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm, lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước; Không để nhiễm lạnh; 30 phút kiểm tra nhiệt độ một lần.
Còn nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên, sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế, đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
Khi đi tiêm ngừa vắc xin, mọi người cần khai báo rõ tình trạng sức khỏe bản thân, yếu tố nguy cơ (bệnh nền, đang dùng các loại thuốc…) để được chỉ định tiêm đúng, phòng các rủi ro có thể xảy ra sau tiêm.