Mấy ngày lễ Tết, khi cơ thể được cung cấp chất dinh dưỡng hơi quá thừa, và việc tập luyện gần như không có, cũng thường kéo theo các bệnh lý.
Ảnh minh họa: Tạ Tôn
Hỏi: Mỗi dịp lễ hội, gia đình tôi, không người này thì người khác gặp trục trặc về vấn đề tiêu hóa. Mong bác sĩ dinh dưỡng tư vấn giúp cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn sức khỏe?
Nguyễn Hồng Lan (Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Trả lời:
Khi Tết đến các bà nội trợ thường có xu hướng mua sắm nhiều đồ ăn, thức uống thậm chí đủ cho một tuần, hai tuần không cần đi chợ. Đồ ăn thức uống tích trữ, với rất nhiều món cổ truyền “thừa chất” bánh chưng, giò, nem, chả hay thực phẩm có hàm lượng muối cao như cá hun khói, thịt gà, phô mai. Thức ăn nhiều, lại kèm với giờ giấc sinh hoạt bị xáo trộn dễ nảy sinh nhiều vấn đề cho sức khỏe.
Mấy ngày lễ Tết, khi cơ thể được cung cấp chất dinh dưỡng hơi quá thừa, và việc tập luyện gần như không có, cũng thường kéo theo các bệnh lý như: Đầy bụng, trướng hơi, rối loạn tiêu hóa… Đặc biệt ở trẻ nhỏ, tình trạng béo phì, hay suy dinh dưỡng ở trẻ càng nặng nề hơn bởi xu hướng trẻ béo thích ăn và ít bị kiềm chế ăn đồ béo, đồ ngọt; còn trẻ gầy lại dễ bị đầy bụng với các thức ăn này dẫn đến trẻ chán ăn, không ăn.
Một số bệnh, bệnh mãn tính không lây nhiễm như gút, huyết áp, tiểu đường cũng có nguy cơ tăng nặng trong dịp Tết “quá đà vui” bia, rượu hay các thực phẩm ngọt, nhiều đạm khác có thể gây ra.
Để khắc phục, mọi người cần lưu ý chế độ ăn uống phải thực sự cân đối có thành phần đầy đủ đường đạm mỡ, chất xơ, khoáng chất vitamin, uống đủ nước chế độ ăn đảm bảo số lượng vừa đủ no, đừng ăn thái quá các bữa liên tiếp dồn nhau. Khi cơ thể thường có dấu hiệu báo trước đó là hơi đầy bụng, ậm ạch thì bữa sau giảm bớt số lượng xuống và tăng thời gian vận động lên thì ống tiêu hóa sẽ vận động trở về bình thường.
Bên cạnh đó, không lên lưu cữu thức ăn lâu ngày, cần bảo đảm thức ăn hợp vệ sinh, tươi ngon. Riêng với các bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính, cần tiếp tục uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời cố gắng duy trì thói quen sinh hoạt hàng ngày, tránh gây sự xáo trộn không đáng có ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo baogiaothong
Bí quyết chăm sóc sức khỏe người cao t.uổi trong dịp cận tết
Theo các bác sĩ của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, càng cận tết, dịch bệnh lại càng có xu hướng bùng phát. Người cao t.uổi, người mới ốm dậy chính là những “đối tượng” đầu tiên cần cẩn trọng trong dịp này.
Để có cái tết trọn vẹn nhất, người cao t.uổi cần chủ động phòng chống bệnh bằng cách nâng cao sức đề kháng với các bí quyết chăm sóc sức khỏe ngay từ bây giờ.
Một số việc cần lưu ý trong sinh hoạt của người cao t.uổi
Thời tiết luôn là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người cao t.uổi. Nhất là mùa đông hay khi thời tiết thay đổi, người cao t.uổi sẽ dễ mắc các căn bệnh cảm cúm, huyết áp, tim mạch… Do vậy, khi đi ra ngoài, họ cần chú ý mặc đủ quần áo ấm, quảng khăn, đi bít tất, nếu không phải là đi xe máy thì nên đội mũ ấm như: Mũ len, mũ vải…
Vệ sinh cá nhân là điều quan trọng và cần làm mỗi ngày nhưng người cao t.uổi nên chú ý: Không tắm vào buổi tối muộn, không tắm quá lâu và nên tắm với nước ấm.
Để tăng cường sức đề kháng, người cao t.uổi nên tập thể dục 15-20 phút mỗi ngày, vận động nhẹ nhàng vừa giúp tăng cường lưu thông khí huyết vừa tiêu hao lượng calo thừa như: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc tập các bài tập đơn giản tại nhà. Việc tập luyện này còn giúp xương khớp dẻo dai, phòng tránh các bệnh xương khớp ở t.uổi già.
Tập thể dục mỗi ngày giúp tăng cường sức dẻo dai cho người cao t.uổi (ảnh minh họa)
Cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn
Theo năm tháng, mọi cơ quan trong cơ thể đều lão hóa, sức đề kháng cũng vì thế mà giảm dần. Bên cạnh đó, việc hấp thu thức ăn và dinh dưỡng trong cơ thể cũng không còn được như thời trẻ. Vậy nên, nếu chế độ ăn uống không hợp lý như: Ăn quá no, nhiều dầu mỡ, ăn quá nhiều bữa trong ngày, thêm vào đó sử dụng các chất kích thích: Rượu bia, nước giải khát có gas… quá mức cho phép, không những không bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mà còn làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người cao t.uổi.
Cơ thể khỏe mạnh là khi được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Do vậy người cao t.uổi không thể bỏ qua: Chất đạm, chất béo, chất xơ… có trong rau củ và các vitamin, chất khoáng, canxi có trong hoa quả tươi. Mỗi bữa ăn nên bổ sung ít nhất 400g-500g rau xanh và 200g-300g hoa quả để cung cấp chất xơ cho cơ thể, từ đó cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng nóng trong và táo bón. Các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột rất có lợi cho người cao t.uổi nhưng không nên lạm dụng.
Với người cao t.uổi đang mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp, tiểu đường… càng cần phải chú ý trong sinh hoạt, ăn uống, thực hiện nghiêm ngặt theo yêu cầu của bác sĩ để có một cái Tết vui vẻ không những cho bản thân mình mà còn cho cả gia đình, bè bạn.
Dinh dưỡng là một phần thiết yếu trong cuộc sống, đặc biệt với người cao t.uổi (ảnh minh họa)
Giải pháp bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho người cao t.uổi
Đối với người cao t.uổi, bổ sung dinh dưỡng qua ăn uống hàng ngày thôi là chưa đủ, điển hình ở những người mới ốm dậy, người khó hấp thu, sức đề kháng kém… Điều họ cần ngay lúc này một loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng với đầy đủ các chất thiết yếu giúp cung cấp năng lượng cho một ngày dài, không những vậy còn bảo vệ hệ tiêu hóa, tim mạch một cách tối ưu.
Theo SK&ĐS