Việc làm sao để hạn chế đối đa tác hại của rượu bia trong ngày Tết là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người, đặc biệt là cánh mày râu.
Dưa muối: Dưa muối là thực phẩm nên ăn trước khi uống rượu vì có chứa chất điện giải và muối, giúp ngăn ngừa tình trạng nôn nao.
Hạt hạnh nhân: Các loại vitamin và dưỡng chất trong hạt hạnh nhân có tác dụng giữ các liên kết chặt chẽ trong dạ dày.
Nước ép xương rồng: Nước ép từ cây xương rồng giúp tạo lớp màng mỏng bảo vệ dạ dày của bạn, ngăn chất cồn đốt cháy dạ dày. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn nên tìm hiểu kỹ về phương pháp này, bởi không phải loại xương rồng nào cũng có thể ăn được.
Quả bơ : Không nhiều người thích ăn bơ, nhưng bơ lại có tác dụng rất tốt nếu bạn ăn trước khi sử dụng rượu bia. Theo các chuyên gia, bơ có thể chế biến thành một dạng kem tự nhiên, giúp giảm bớt tác hại của rượu bia.
Phô mai: Phô mai được xếp vào nhóm một trong những thực phẩm tốt nhất nên sử dụng trước khi uống rượu bia. Bởi ăn phô mai vào thời điểm này sẽ giúp hạn chế tác hại của bia rượu khi cơ thể hấp thụ nhiều cồn.
Măng tây: Măng tây chứa nhiều các loại axit amin giúp chuyển hoá rượu và bảo vệ tế bào gan khỏi những tác hại của cồn.
Sữa: Uống sữa trước khi uống rượu sẽ giúp bảo vệ dạ dày và hệ tiêu hoá trước tác hại của những đồ uống có cồn.
Trái cây: Thành phần trong các loại trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và kali giúp duy trì sự cân bằng của chất lỏng trong cơ thể. Do đó, dùng trái cây trước khi uống rượu bia cũng là cách hiệu quả để bảo vệ sức khoẻ của bạn.
“Kẻ thù” của sức khỏe trong bữa ăn hàng ngày
Trong mâm cỗ ngày Tết, “kẻ thù” đầu tiên của những bệnh mạn tính không lây là chất béo.
Chất béo từ thịt cũng như chất béo có trong da các loại gia cầm không chỉ làm tăng cân do cung cấp nhiều năng lượng mà còn là yếu tố gây xơ vữa động mạch dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ.
“Phép cân bằng” cho bữa ăn
Ăn bánh chưng, bánh, mứt ngọt quá nhiều ngày Tết cũng gây tăng cân do khi có nhiều đường năng lượng từ đường làm tích tụ mỡ nhiều hơn bình thường. Hơn nữa, đường qua chuyển hóa trong cơ thể lại là nguồn nguyên liệu để cơ thể sản xuất ra chất béo.
Qua thực nghiệm cho thấy đường cũng làm tăng huyết áp, tăng sản xuất adrenaline, gây co mạch và ứ muối, dẫn đến tăng huyết áp. Như vậy, không chỉ người bị đái tháo đường cần hạn chế, người bị tăng huyết áp, người không muốn tăng cân cũng phải biết từ chối hoặc hạn chế tối thiểu ăn bánh mứt ngọt, bánh chưng.
Các món ăn mặn chứa nhiều muối: hành muối, dưa muối, bắp cải muối, xúc xích,… cũng là vấn đề không chỉ những người mắc bệnh mạn tính, đặc biệt là người tăng huyết áp. Ở những quốc gia với chế độ ăn nhiều muối có tỷ lệ dân số bị tăng huyết áp nhiều hơn ở những quốc gia có chế độ ăn ít muối.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể, giúp kiểm soát huyết áp ở người tăng huyết áp. Mỗi ngày chỉ nên dùng dưới 5 gam muối/người trưởng thành (khoảng một muỗng cà phê muối ăn) sẽ giúp giảm huyết áp 2 – 8 mmHg. Hạn chế muối ăn đặc biệt cần thiết ở người bị tăng huyết áp, bị suy tim hoặc người già. Ăn giảm muối là một điều khó khăn, đặc biệt với chế độ ăn của người Việt Nam vốn có nhiều món kho, món muối.
Để tránh việc sử dụng đồ ăn có nhiều muối, người tăng huyết áp cần chú ý kiểm tra lượng muối ghi trên bao bì thực phẩm đối với thực phẩm mua sẵn. Hạn chế ăn các món có dùng nhiều muối như dưa hành, món kho. Ăn ít muối và chỉ dùng gia vị thay thế muối.
Rau quả là nguồn cung cấp cho cơ thể các vitamin và muối khoáng để phòng chống các bệnh thiếu vi chất. Rau được sử dụng nhiều trong ngày tết gồm: rau thơm (xà nách, húng láng, mùi, kinh giới, hành tươi, ớt, tỏi…) ngoài cung cấp các vitamin, khoáng, chất xơ chúng còn là những vị thuốc kháng sinh thực vật rất tốt.
Các loại rau xanh (súp lơ, cần tây, tỏi tây, cà chua) và các loại quả (cam, chanh, quít…) là nguồn cung cấp vitamin C. Vitamin C trong quả không bị mất mát do chế biến. â – caroten có nhiều trong các loại rau quả có màu vàng, màu đỏ da cam hay xanh sẫm như: ớt đỏ, cà rốt, cà chua, xoài, gấc, hồng đỏ, rau muống, hành lá…
Rau quả chứa nhiều chất khoáng có tính kiềm, đặc biệt là kali, can xi, magiê…đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể và cần thiết để duy trì cân bằng kiềm toan. Ngoài ra, rau còn cung cấp chất pectin, acid hữu cơ và chất xơ.
Chất cenluloza của ngũ cốc và ở dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin-xenluloza có tác dụng điều hòa nhu động ruột, chống táo bón, giúp đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể để phòng chống tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.
Để đảm bảo rau sạch, cần xơ chế sạch, rửa nhiều lần bằng nước sạch.
Sử dụng rau thơm thế nào cho sạch?
Trong bữa ăn ngày Tết, ngoài các thức ăn giàu đạm còn có nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng từ các loại rau sống (rau thơm). Rau gia vị cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên, ít hao hụt so với khi nấu chín. Ngoài ra, rau thơm còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng bệnh tật.
Nhưng nếu rau không đảm bảo an toàn vệ sinh (trong khi canh tác sử dụng phân bón: phân tươi, phân chuồng chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng qui định,…) thì lại là món ăn mang theo mầm bệnh làm cho người sử dụng. Dễ bị viêm nhiễm đường tiêu hóa, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp tính và mạn tính.
Để đảm bảo rau sạch, cần xơ chế sạch, rửa nhiều lần bằng nước sạch. Tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu trên lá rau.
Ngâm rau sống vào dung dịch thuốc tím loãng (thường là dung dịch thuốc tím 1%) hoặc nước muối loãng đều không đảm bảo vệ sinh. Qua một số thí nghiệm cho thấy trong môi trường thuốc tím, nước muối loãng thì không có tác dụng với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh. Lượng hóa chất bảo vệ thực vật giảm đi không đáng kể, nếu không rửa lại nhiều lần.