Nghĩ mờ mắt, đau đầu do áp lực học tập, đi khám phát hiện mắc bệnh hiếm

Thảo, 20 t.uổi bị mờ mắt, kèm đau nửa đầu, đi thăm khám mới phát hiện mắc bệnh hiếm gặp, không xử lý sớm có thể ảnh hưởng tính mạng.

Nguyễn Thu Thảo (20 t.uổi, đang là sinh viên ở Hà Nội) tìm đến bác sĩ thăm khám sau thời gian dài xuất hiện triệu chứng đau nửa đầu kèm mắt mờ.

Ban đầu nghĩ do mắt cận và áp lực học tập nên bản thân đau đầu và mắt mờ đi, Thảo tìm đến hiệu thuốc mua giảm đau uống để cải thiện tình trạng nhưng không đỡ.

Mắt ngày một mờ, Thảo mới đi khám chuyên khoa về mắt. Quá trình thăm khám các bác sĩ phát hiện đáy mắt có vấn đề, nghi ngờ liên quan đến mạch m.áu nên giới thiệu Thảo đến gặp bác sĩ điều trị theo đúng chuyên khoa.

Bác sĩ Đoàn Dư Mạnh (thành viên Hội Bệnh mạch m.áu Việt Nam), người trực tiếp thăm khám cho Thảo cho biết, bệnh nhân có huyết khối hoàn toàn xoang tĩnh mạch sigma trái, lan một phần vào đoạn đầu tĩnh mạch cảnh trong bên trái.

Điều này gây ảnh hưởng đến thị lực, khiến n.ữ s.inh này bị mờ mắt và đau đầu.

ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, Thành viên Hội bệnh mạch m.áu Việt Nam. (Ảnh: NVCC)

Khai thác t.iền sử về các yếu tố nguy cơ, n.ữ s.inh này không dùng thuốc kích thích, không hút t.huốc l.á, không bị bệnh lý mãn tính như béo phì. Vì vậy đây là trường hợp hiếm gặp.

Hiện nay các bệnh lý tĩnh mạch ngày càng xuất hiện nhiều và trẻ hóa, nhất là sau giai đoạn dịch bệnh COVID-19 bùng phát.

Tuy nhiên, nhiều người nhất là người trẻ còn chủ quan, mơ hồ về bệnh, từ đó dẫn tới biến chứng nặng. Đã có bệnh nhân t.uổi còn trẻ phải cắt cụt chi, mắc bệnh tim phổi, dùng thuốc cả đời vì chủ quan với huyết khối tĩnh mạch.

Vị bác sĩ cho biết, huyết khối tĩnh mạch thường gặp ở chi dưới với những triệu chứng ban đầu như hay bị chuột rút một chân, thường bị rút chân trái. Khi xuất hiện tình trạng chân bị phù thì huyết khối đã hình thành, không đi khám, điều trị việc điều trị sẽ rất khó khăn.

Ngoài ở chân, huyết khối cũng có thể gặp ở các bộ phận khác như ở phổi, tim, não hay trường hợp trên là ở xoang. Nhiều yếu tố nguy cơ dẫn tới huyết khối tĩnh mạch như hút thuốc, dùng thuốc tránh thai, ngồi nhiều một chỗ, chơi thể thao quá sức.

Để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra, khi có những triệu chứng như chuột rút một bên chân, phù chân, đau nửa đầu, tức ngực phải… nhất là ở những người có yếu tố nguy cơ trên thì cần phải đi khám sớm.

Bác sĩ Mạnh đặc biệt lưu ý, việc khám các bệnh liên quan đến tĩnh mạch cần phải khám đúng chuyên khoa, bởi không chỉ người dân mà ngay các bác sĩ nếu không chú ý cũng dễ nhầm lẫn với bệnh khác, từ đó đưa ra chẩn đoán không chính xác, khiến bệnh nặng thêm.

Ngày càng nhiều người trẻ t.uổi mắc căn bệnh gây tổn thương phổi nặng nề

Có nhiều người bệnh còn trẻ t.uổi, không có bệnh nền nhưng mức độ tổn thương phổi khá nặng nề.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ liên tục tiếp nhận các các bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng. Đáng lưu lý, có nhiều người bệnh còn trẻ t.uổi, không có bệnh nền nhưng mức độ tổn thương phổi khá nặng nề.

Theo thống kê từ khoa Nội hô hấp – Tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, trung bình mỗi tháng khoa tiếp nhận từ 10 – 15 ca bệnh mắc viêm phổi cộng đồng. Riêng trong tháng 11 và đầu tháng 12, số ca bệnh có xu hướng tăng đột biến cả về số lượng và mức độ.

Mới đây nhất là trường hợp người bệnh nữ 34 t.uổi, t.iền sử khỏe mạnh, không mắc bệnh lý mạn tính, vào viện vì ho khạc đờm, sốt, khó thở. Người bệnh tự dùng kháng sinh đường uống tại nhà nhưng tình trạng không cải thiện.

Dấu hiệu mắc bệnh viêm phổi cộng đồng.

Xét nghiệm cho thấy chỉ số viêm tăng cao, phim chụp ngực ghi nhận thâm nhiễm viêm cả hai phổi. Người bệnh được điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch tích cực, xét nghiệm loại trừ các nguyên nhân khác (lao, u phổi,…). Bệnh cải thiện, sức khỏe người bệnh ổn định và ra viện sau 10 ngày điều trị.

Viêm phổi cộng đồng là gì?

Viêm phổi là tình trạng n.hiễm t.rùng xảy ra ở các phế nang, tiểu phế quản, phế quản tận,… Viêm phổi xảy ra ở ngoài cộng đồng dân cư được gọi là viêm phổi cộng đồng. Khi bị viêm phổi, trong các phế nang của người bệnh chứa đầy dịch viêm xuất tiết, gây ra các triệu chứng lâm sàng và biến đổi trên phim chụp ngực.

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm phổi có thể do nhiều tác nhân gây ra như: vi khuẩn, virus, nấm, do thuốc.

Viêm phổi do vi khuẩn: là tác nhân thường gặp nhất. Các vi khuẩn thường gặp là: phế cầu, Heamophilus influenza, vi khuẩn không điển hình,… Đa số các nguyên nhân này thường đáp ứng với điều trị kháng sinh thông thường. Tuy nhiên hiện nay, do tình trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi, tỷ lệ kháng kháng sinh ngày càng cao, gây khó khăn cho điều trị.

Viêm phổi do virus: ít gặp hơn so với căn nguyên vi khuẩn. Một số loại virus có diễn biến rất nhanh gây suy hô hấp, t.ử v.ong. Tuy vậy, nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì bệnh tiến triển rất nhanh, ít để lại di chứng.

Viêm phổi do nấm: ít gặp hơn. Bệnh thường gặp ở người bệnh có bệnh nền như đái tháo đường, ghép tạng, bệnh m.áu ác tính,… Các loại viêm phổi do nấm thường gặp là viêm phổi do nấm aspergillus, cryptococus,… Đa số các trường hợp đều nặng, diễn biến nhanh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Triệu chứng của bệnh viêm phổi

Viêm phổi có triệu chứng rất đa dạng và không đặc hiệu, có thể nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác. Ho khạc đờm là triệu chứng hay gặp nhất, từ ho khan đến ho khạc nhiều đờm, ho ra m.áu. Sốt là biểu hiện của sự nhiễm khuẩn và cũng thường gặp. Khi mức độ tổn thương phổi rộng, phần nhu mô phổi lành không đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí của bệnh nhân sẽ dẫn đến hiện tượng khó thở. Các triệu chứng khác như ho ra m.áu, đau ngực cũng có thể gặp nhưng ít hơn.

Triệu chứng đặc trưng thường là thâm nhiễm mới ở phổi trên phim chụp X-quang, cùng với một hoặc nhiều các triệu chứng sau: sốt, ớn lạnh, ho, có đờm, khó thở, chứng đau cơ, đau khớp, đau do viêm màng phổi.

Ai có nguy cơ mắc viêm phổi cộng đồng?

Viêm phổi cộng động có thể xảy ra ở mọi người, kể cả người khỏe mạnh, không có bệnh nền nhưng một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như:

Người có bệnh mạn tính: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,…

Người già, t.rẻ e.m, phụ nữ có thai.

Người bệnh suy giảm miễn dịch: dùng thuốc ức chế miễn dịch, suy tuyến thượng thận, ghép tạng…

Làm gì để phòng ngừa viêm phổi cộng đồng?

Điều trị và kiểm soát tốt bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính… và điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn vùng tai mũi họng.

Vệ sinh răng miệng, đường hô hấp trên.

Tiêm vắc-xin phế cầu phòng ngừa viêm phổi, tiêm vaccine phòng cúm, đặc biệt người cao t.uổi có bệnh lý mạn tính như COPD, suy tim mạn…

Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ, tập luyện thể dục thể thao

Rửa tay thường xuyên và đúng cách, che miệng và mũi bằng khẩu trang để ngăn ngừa nguồn bệnh, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, tránh dùng chung đồ cá nhân, tránh tiếp xúc với những người mắc/nghi mắc bệnh.

Giữ ấm cơ thể, nếu bị cảm lạnh cần chú ý điều trị khỏi, tránh để chuyển thành viêm phổi.

Không hút thuốc, tránh môi trường có khói thuốc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *