Nghiên cứu cảnh báo nhiễm sắc thể Y của đàn ông có thể bị ‘xóa sổ’

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Hokkaido ( Nhật Bản) tin rằng nhiễm sắc thể Y của nam giới có thể biến mất trong tương lai.


Ảnh minh họa: dnascience

Theo kênh truyền hình RT, các nhà khoa học đã đưa ra giải thuyết như vậy sau khi nghiên cứu gien của loài chuột gai ở Nhật Bản.

Cụ thể, những con chuột được đưa vào nghiên cứu không còn phải phụ thuộc vào nhiễm sắc thể Y để mã hóa các đặc điểm của giống đực. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu đã tìm một mã gien khác có khả năng thay thế gien Y. Kết quả được công bố trên tạp chí Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia xuất bản trong tháng trước.

Trong bối cảnh nhiễm sắc thể Y của động vật có vú đã bị thu hẹp và suy giảm chức năng sau hàng triệu năm, kết quả thí nghiệm trên loài chuột ở Quần đảo Amami chỉ ra rằng nhiễm sắc thể mới này có thể định hình các đặc điểm giới tính nam.

Nhà nghiên cứu Nhật Bản Asato Kuroiwa cùng các cộng sự mong đợi kết quả của thí nghiệm sẽ giúp ích cho nhân loại.

“Không có lý do gì để chúng ta tin rằng nhiễm sắc thể Y của con người mạnh hơn nhiễm sắc thể Y của chuột gai”, bà Jenny Graves làm việc tại Đại học La Trobe của Australia đưa ra dự báo nhiễm sắc thể Y sẽ không còn tồn tại trong vòng 10 triệu năm nữa.

“Khi con người hết nhiễm sắc thể Y, con người có thể bị tuyệt chủng hoặc có thể tiến hóa một gien giới tính mới xác định các nhiễm sắc thể giới tính mới”, bà Jenny đưa ra giả thuyết.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác quan sát lại cho rằng ngay cả khi nhiễm sắc thể Y biến mất đồng nghĩa với sự diệt vong của động vật có vú giống đực, thì điều này cũng không có nghĩa là báo hiệu sự kết thúc của loài người. Nhà nghiên cứu tiến hóa giới tính Root Gorelick làm việc tại Đại học Carleton giải thích với tờ Newsweek: “Có một số giống cái, ở đây tôi muốn nói đến những sinh vật tạo ra giao tử lớn gọi là tế bào trứng, có thể tự thụ tinh”.

Người thứ tư trên thế giới khỏi HIV

Các bác sĩ cho biết một người đàn ông đã sống chung với HIV hàng chục năm nay vừa trở thành người thứ tư trên thế giới khỏi bệnh.


Mô phỏng virus HIV. Ảnh: Getty Images

Đài BBC của Anh đưa tin bệnh nhân 66 t.uổi này đã được cấy ghép tủy xương từ một người hiến tặng có khả năng kháng virus bẩm sinh để điều trị bệnh bạch cầu ung thư m.áu. May mắn thay, tải lượng virus trong cơ thể của ông đã giảm xuống mức không thể phát hiện được nên ông dừng uống thuốc trị HIV.

Người này được biết đến với biệt danh Bệnh nhân City of Hope, đặt theo tên bệnh viện nơi điều trị cho ông ở Duarte, California, Mỹ.

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) làm hỏng hệ thống miễn dịch của cơ thể và có thể dẫn đến hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Aids). Nhiều người bạn của ông đã c.hết vì HIV trước khi thuốc kháng virus có thể duy trì t.uổi thọ của bệnh nhân gần như bình thường.

Ông chia sẻ: “Khi tôi được chẩn đoán nhiễm HIV vào năm 1988, giống như nhiều người khác, tôi nghĩ đó là một bản án t.ử h.ình.Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ sống để chứng kiến ngày mình không còn nhiễm HIV”.

Tuy nhiên, cách đây hơn 3 năm, ông được thực hiện liệu pháp cấy ghép tủy xương không phải để chữa HIV mà vì ông đã mắc bệnh ung thư m.áu.

Nhóm điều trị cho ông quyết định ông cần cấy ghép tủy xương để thay thế các tế bào m.áu bị ung thư. Thật tình cờ, người hiến tặng lại có thể kháng được virus HIV nhờ đột biến protein CCR5.

Sau ca cấy ghép, tải lượng virus HIV trong cơ thể bệnh nhân “City of Hope” đã giảm xuống mức không thể phát hiện được. Tình trạng trên đã kéo dài hơn 17 tháng.

Bác sĩ về bệnh truyền nhiễm Jana Dickter tại Bệnh viện City of Hope cho biết: “Chúng tôi rất vui khi được thông báo rằng căn bệnh HIV của ông ấy đã thuyên giảm và không cần phải điều trị bằng thuốc kháng virus nữa”.

Trường hợp đầu tiên được chữa khỏi bệnh HIV trên thế giới là ông Timothy Ray Brown vào năm 2011. Ông được biết đến với biệt danh Bệnh nhân Berlin. Hiện đã có thêm ba trường hợp tương tự trong vòng ba năm qua.

Bệnh nhân City of Hope vừa là bệnh nhân lớn t.uổi nhất được điều trị theo cách cấy ghép tủy xương, vừa là người sống chung với HIV lâu nhất.

Tuy nhiên, cấy ghép tủy xương không thể trở thành cuộc cách mạng trong việc điều trị HIV cho 38 triệu bệnh nhân trên toàn cầu hiện nay vì đó là một quy trình phức tạp, chứa đựng nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đang xem xét nhắm mục tiêu vào đột biến protein CCR5 như một phương pháp điều trị tiềm năng.

Sự việc này vừa được báo cáo tại hội nghị Aids 2022 ở Montreal, Canada.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *