Nghiên cứu chỉ ra: Cách nuôi dạy của bố mẹ không chỉ ảnh hưởng đến tính cách mà còn cả điều này ở trẻ

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Oregon, Mỹ đã làm một cuộc khảo sát dựa trên 102 trẻ có độ t.uổi trung bình là 9 để tìm ra mối liên kết giữa hệ thống miễn dịch của con và cách nuôi dạy của bố mẹ.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tâm lý học gia đình đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa phong cách nuôi dạy của bố mẹ và tình trạng viêm, kích hoạt miễn dịch ở con, cũng như các yếu tố, nguy cơ gây bệnh sau này.

Theo đó, những bố mẹ có cách nuôi dạy thiếu khoa học, hay gây áp lực sẽ khiến con gặp phải các vấn đề về sức khỏe.

Muốn biết cụ thể ảnh hưởng ra sao, bố mẹ có thể đọc thông tin ngay dưới đây:

Các phong cách nuôi dạy con:

Theo các nhà tâm lý học, đây là 4 kiểu nuôi dạy con cơ bản của các bậc phụ huynh, bao gồm: Độc đoán, dễ dãi, quyết đoán và thờ ơ.

Nuôi con kiểu độc đoán: Bố mẹ kiểu này luôn yêu cầu sự vâng lời tuyệt đối và không bao giờ giải thích các quy tắc, hay quyết định mà mình đặt ra cho con. Những hình phạt của bố mẹ thường thể hiện sự độc đoán nhiều hơn là sự ấm áp, mong muốn hỗ trợ con cái. Điều này dẫn đến việc con bị trầm cảm, tổn thương lòng tự trọng.

Nuôi dạy con kiểu dễ dãi: Cha mẹ kiểu này thường không kỷ luật hay đặt ra các quy tắc, kiểm soát hành vi của con.

Hậu quả là con cái thường có xu hướng bốc đồng và không tôn trọng kỷ luật.

Nuôi dạy con kiểu quyết đoán: Đây được xem là kiểu cha mẹ tốt nhất khi luôn đưa ra các quy tắc, giới hạn, đồng thời giải thích các hậu quả hành vi cho con khi chúng không tuân theo.

Bên cạnh đó, những cha mẹ này cũng luôn lắng nghe và giao tiếp nhiều với con cái. Kết quả là con họ lớn lên có các kỹ năng xã hội, khả năng phục hồi cảm xúc tốt, gắn bó với cha mẹ hơn.

Nuôi dạy con kiểu thờ ơ: Kiểu cha mẹ này thường ít giao tiếp và không hay để ý đến các vấn đề của con cái.

Họ không ấm áp cũng như không đáp ứng đủ nhu cầu tình cảm của con cái, không giám sát hoặc kỷ luật khi con mắc lỗi. Con vì vậy mà dễ mắc phải các thói hư tật xấu hơn.

Mối liên hệ giữa hệ thống miễn dịch của con và cách nuôi dạy của bố mẹ

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Oregon, Mỹ đã kiểm tra mẫu nước bọt của 102 trẻ có độ t.uổi trung bình là 9 để tìm mức protein phản ứng C, đo mức độ viêm chung trong cơ thể, globulin miễn dịch. Họ cũng yêu cầu bố mẹ của các đ.ứa t.rẻ làm một trắc nghiệm về cách nuôi dạy con dựa theo các lĩnh vực: Sự quan tâm, chiến thuật kỷ luật, hình phạt thể chất, cách giám sát con.

Kết quả nghiên cứu sau đó đã chỉ ra: Những phụ huynh có điểm số nuôi dạy thấp thì con cái có tỷ lệ viêm và miễn dịch kém hơn.

I

Nguyên nhân được các nhà nghiên cứu cho rằng, chính cách nuôi dạy sai lầm như thường xuyên tạo gánh nặng, áp lực về thành tích, hành vi cư xử đã khiến con cái bị căng thẳng. Và những căng thẳng này không tốt cho sức khỏe.

“Khi có mầm bệnh, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt – Đây là một điều tốt. Nhưng nếu cơ thể rơi vào tình trạng kích hoạt miễn dịch mãn tính thì rất nguy hiểm”, Tiến sĩ Allen, một trong những nhà nghiên cứu dự án cho biết.

Cũng theo Tiến sĩ Allen, nếu muốn tốt cho sức khỏe của con, cha mẹ nên có cách nuôi dạy tốt, cho phép con có sự độc lập nhưng luôn quan tâm, dìu dắt.

Theo Helino

Bước tiến lớn trong điều chế loại vắc-xin mới phòng ngừa bệnh lao

Tại Hội nghị toàn cầu về phổi đang được tổ chức tại Ấn Độ, các nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên toàn cầu cho biết thế giới đã tiến rất gần tới thành công trong sản xuất một loại vắc-xin phòng ngừa bệnh lao (TB) được tạo thành từ protein từ vi khuẩn có thể gây ra phản ứng miễn dịch và đây có thể được coi là “cách mạng hóa” việc ngăn chặn bệnh lao.

Bệnh nhân lao điều trị tại một bệnh viện ở Malakal, Nam Sudan. Ảnh: AFP/TTXVN

Loại vắc-xin đang được nghiên cứu phát triển này được kỳ vọng sẽ cung cấp sự bảo vệ lâu dài chống lại TB – căn bệnh truyền nhiễm rất cao gây t.ử v.ong với khoảng 1,5 triệu người trên toàn thế giới mỗi năm và loại vắc-xin BCG đang sử dụng không thực sự hiệu quả.

Giáo sư David Lewinsohn thuộc Đại học Oregon, Mỹ cho biết loại vắc-xin mới được kỳ vọng là “nhân tố thực sự thay đổi cuộc chơi” bởi loại vắc-xin đang thử nghiệm có hiệu quả ở những người trưởng thành đã bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh lao Mycobacterium. Những người được tiêm loại vắc-xin mới này đều cải thiện khả năng miễn dịch tự nhiên rõ rệt.

Các nhà nghiên cứu đã thành công trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng tiến hành trên hơn 3.500 người trưởng thành ở các vùng có nhiều bệnh nhân lao tại Nam Phi, Kenya và Zambia.

Giáo sư Lewinsohn cho biết loại vắc-xin mới đã vượt qua giai đoạn thử nghiệm quan trọng và sẽ được đ.ánh giá cả về sự an toàn và thiết lập các chỉ số đ.ánh giá sớm về hiệu quả. Có thể loại vắc-xin này sẽ cần phải được thử nghiệm trong các quần thể bổ sung và cả các thử nghiệm lớn hơn trước khi được cấp phép chính thức. Dữ liệu thu thập được cho thấy loại vắc-xin này có khả năng tạo ra “cách mạng hóa” trong điều trị lao.

Năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính khoảng 10 triệu người mắc bệnh lao, khoảng 7 triệu người được điều trị và chăm sóc, trong khi 3 triệu người chưa hoặc không nhận được chăm sóc y tế. Số ca t.ử v.ong do TB năm 2018 trên toàn cầu vào khoảng 1,5 triệu người, cho thấy bệnh lao vẫn nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu thế giới xuất phát từ một tác nhân truyền nhiễm duy nhất. Năm 2018, tám quốc gia chiếm 2/3 số ca mắc lao toàn cầu gồm Ấn Độ (27%), Trung Quốc (9%), Indonesia (8%), Philippines (6%), Pakistan (6%), Nigeria (4%), Bangladesh (4%) và Nam Phi (3%).

Gần một phần tư dân số thế giới bị nhiễm lao tiềm ẩn, nghĩa là mang vi khuẩn ở dạng không hoạt động, không bị bệnh và không truyền bệnh cho người khác. Những người mắc bệnh lao tiềm ẩn có nguy cơ mắc bệnh lao thực tế từ 5 đến 10%. WHO đặt mục tiêu giảm 90% số ca mắc lao mới và số ca t.ử v.ong do lao tới 95% trong giai đoạn 2015-2035.

Đình Lượng

Theo TTXVN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *