Sau 10 năm nghiên cứu, Giáo sư Paul MacAry cùng các cộng sự tại trường đại học quốc gia Singapore hy vọng các cuộc thử nghiệm lâm sàng loại thuốc “siêu mạnh” t.iêu d.iệt virus gây sốt xuất huyết có thể được triển khai trong 18-24 tháng tới.
Khoảng một nửa dân số thế giới hiện có nguy cơ mắc sốt xuất huyết. Ảnh minh họa: Reuters
Các nhà nghiên cứu hy vọng nếu như loại thuốc này được thử nghiệm thành công và đưa vào sử dụng, rút ngắn thời gian virus tồn tại trong cơ thể người bệnh, việc lây nhiễm virus gây sốt xuất huyết sang cho các thành viên khác trong gia đình sẽ bị ngăn chặn vì muỗi Aedes aegypti không mang theo mầm bệnh.
Theo Channel News Asia (CNA), năm 2012, Paul MacAry và những người đồng nghiệp tại Chương trình Nghiên cứu Miễn dịch thuộc Trường Y Yong Loo Lin, Đại học Quốc gia Singapore đã phân lập được kháng thể của một người sau khi sàng lọc hàng trăm triệu kháng thể lấy từ những cá nhân đã khỏi bệnh sốt xuất huyết loại 1.
“Chúng tôi đã chứng kiến một trường hợp ngoại lệ, loại kháng thể này dường như có khả năng t.iêu d.iệt virus trong vòng vài giờ”, nhà nghiên cứu MacAry cho hay.
Trong suốt 10 năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân lập được kháng thể đối với cả bốn loại huyết thanh sốt xuất huyết, chuẩn bị thử nghiệm lâm sàng 4 loại thuốc siêu mạnh và hiệu quả.
“Chúng tôi đang trong quá trình gây quỹ để hỗ trợ quá trình thử nghiệm lâm sàng”, Giáo sư MacAry cho biết thêm đợt nghiệm đầu tiên đối với huyết thanh loại 1 sẽ bắt đầu sau 18 đến 24 tháng.
Theo Giáo sư MacAry, loại thuốc mà nhóm của ông đang nghiên cứu sẽ là liệu pháp hiệu quả nhất cho bệnh sốt xuất huyết. Hiện đối với căn bệnh này, trên thế giới vẫn chưa có liệu pháp điều trị cụ thể nào cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết.
Các bệnh nhân có thể được truyền nước muối để thay cho phần nước bị mất trong cơ thể hay uống paracetamol để làm giảm cơn đau đầu, song bệnh nhân phải chờ hệ miễn dịch của cơ thể tự sản sinh kháng thể đối phó với virus. Quá trình này có thể mất tới 2 tuần.
“Những gì chúng tôi đang nỗ lực làm là ngăn chặn diễn biến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Thuốc của chúng tôi được thiết kế để đưa vào m.áu của bệnh nhân nhiễm bệnh, nó sẽ tiếp xúc với virus và t.iêu d.iệt mầm bệnh trong vòng 6 giờ đồng hồ”, ông MacAiry lý giải.
Singapore đang chứng kiến số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng, với 29.500 ca được ghi nhận từ đầu năm cho đến nay.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết trên toàn cầu đã tăng lên đáng kể, với khoảng một nửa dân số thế giới hiện có nguy cơ mắc bệnh.
Ước tính mỗi năm có khoảng 100 đến 400 triệu ca mắc sốt xuất huyết, với hơn 80% các trường hợp là nhẹ và không có triệu chứng. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ bị sốt xuất huyết hoặc gặp hội chứng sốc Dengue đe dọa tính mạng. Các triệu chứng như đau đầu dữ dội, đau mắt và nôn mửa cũng có thể khiến nhiều người phải nhập viện. Trên thế giới có 4 chủng sốt xuất huyết, điều này có nghĩa là mỗi người có thể mắc bệnh 4 lần.
Ghi nhận thêm 83 ổ dịch, Hà Nội vượt qua ngưỡng cảnh báo dịch sốt xuất huyết
Cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã có 12.059 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 3,8 lần so với cùng kỳ năm 2021; trong đó có 12 ca t.ử v.ong.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội vào ngày 13/11, tính riêng trong tuần từ ngày 4 – 11/11, trên địa bàn thành phố ghi nhận 1.343 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 2,3% so với tuần trước đó.
Thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy để ngăn chặn dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát, lan rộng
Cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã có 12.059 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 12 ca t.ử v.ong (trong khi năm 2021 không có ca t.ử v.ong nào do sốt xuất huyết).
Bệnh nhân ghi nhận tại 30 quận, huyện, thị xã; trong đó có một số quận, huyện có số mắc cao như: Đống Đa (120 ca), Thanh Oai (98 ca), Phú Xuyên (95 ca), Hoàng Mai (94 ca).
Trong tuần qua, Hà Nội cũng ghi nhận thêm 83 ổ dịch sốt xuất huyết mới tại 12 quận, huyện, trong đó nơi có nhiều ổ dịch nhất là quận Hoàng Mai với 24 ổ dịch, tiếp đến là Đống Đa có 12 ổ dịch, Hà Đông (9 ổ dịch), Thanh Oai (8 ổ dịch), Thanh Trì (7 ổ dịch), Bắc Từ Liêm (6 ổ dịch), Hai Bà Trưng (5 ổ dịch), Thanh Xuân (4 ổ dịch), Hoài Đức (4 ổ dịch), Thạch Thất (2 ổ dịch), Chương Mỹ (1 ổ dịch), Thường Tín (1 ổ dịch).
Như vậy, tính từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn TP. Hà Nội đã ghi nhận 994 ổ dịch tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Hiện còn 164 ổ dịch đang hoạt động tại 23 quận, huyện.
Đáng lo ngại, số bệnh nhân nhập viện do mắc sốt xuất huyết tăng đột biến thời gian gần đây, nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội luôn trong tình trạng quá tải.
Tuy nhiên theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội – bà Trần Thị Nhị Hà – qua công tác kiểm tra thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố vẫn có những tồn tại, đặc biệt là ý thức của người dân tham gia công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết chưa cao. Dự báo, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, số ca mắc gia tăng trong thời gian tới.
Để công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết được hiệu quả, bà Trần Thị Nhị Hà cho rằng, vai trò của chính quyền địa phương rất quan trọng.
Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành chỉ thị yêu cầu UBND các quận/huyện/thị xã chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng chống sốt xuất huyết dengue trên địa bàn, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lơ là, chủ quan trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; phân cấp, gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền trong công tác phòng chống sốt xuất huyết dengue.
Sở Y tế Hà Nội cũng đã có Công văn số 4953/SYT-NVY gửi các cơ sở khám chữa bệnh; CDC Hà Nội; trung tâm y tế quận, huyện, thị xã về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Theo đó, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị theo dõi sát, đ.ánh giá tình hình, dự đoán diễn biến dịch sốt xuất huyết trên địa bàn. Thông kê đầy đủ các ca bệnh và triển khai biện pháp chủ động phòng, chông dịch, xử lý triệt đê các ô dịch, không đê dịch bùng phát. Kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc, tham mưu giải pháp khắc phục; tổ chức tốt việc khám bệnh, phân độ, phân tuyến, chuyển tuyến người bệnh sốt xuất huyết.
Các bệnh viện sẵn sàng tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh kịp thời, an toàn, hiệu quả, hạn chê tôi đa các trường hợp t.ử v.ong. Đảm bảo cung ứng thuôc, m.áu và chê phâm của m.áu, trang thiết bị, nhân lực cho công tác cấp cứu, điều trị người bệnh sốt xuất huyết.
Tăng cường theo dõi người bệnh, đặc biệt người bệnh đang nằm nội trú đê phát hiện sớm dấu hiệu cảnh báo, chuyên độ điêu trị kịp thời hoặc chuyển lên tuyến trên. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của các khoa…
Khuyến cáo mọi người dân để ngăn chặn dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát, lan rộng, kéo dài: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày; tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch; khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.