Nghiên cứu về 69 ca nhiễm nCoV sau tiêm vaccine lên tạp chí quốc tế

Sự kiện 69 nhân viên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM mắc Covid-19 khiến nhiều người thay đổi suy nghĩ rằng vaccine giúp cơ thể miễn nhiễm với biến thể Delta.

Tại Việt Nam, đến giữa năm nay, đa số đều tin rằng sau khi tiêm đủ liều vaccine Covid-19 ( AstraZeneca, Pfizer, Moderna) thì sẽ an toàn, không mắc Covid-19.

Tuy nhiên, điều này đã không còn đúng khi xuất hiện biến chủng Delta và sự kiện 69 nhân viên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM mắc Covid-19 dù đã tiêm đủ 2 liều vaccine.

Để làm rõ hơn về biểu hiện lâm sàng, diễn tiến virus học, mức độ kháng thể trung hòa trên nhóm nhân viên y tế này, các nhà khoa học của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng, Đại Học Oxford (Anh), đã phối hợp thực hiện khảo sát.

Nghiên cứu vừa được đăng trên trang EClinical Medicine của tạp chí y khoa The Lancet.

Từ ngày 11/6 đến 26/6, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM phát hiện tổng cộng đơn vị này có 69 người nhiễm nCoV từ 20/34 khoa phòng, tỷ lệ dương tính là 8% (69/866). Đáng chú ý, đa số họ đã được tiêm đủ 2 liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca. Mũi đầu tiên được tiêm vào ngày 8/3, mũi 2 tiêm sau đó 6 tuần.

Quân đội phun khử trùng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM trong thời điểm bệnh viện tạm thời phong tỏa. Ảnh: Duy Hiệu.

Phân tích rõ hơn về đặc điểm của ca mắc Covid-19 dù đã tiêm vaccine, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu các chỉ số tải lượng virus, giải trình tự gene, lấy m.áu và đo kháng thể SARS-CoV-2 của 62 bệnh nhân nói trên (7 người không tham gia nghiên cứu).

Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả đều có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, chỉ một người cần thở oxy mũi trong 3 ngày vì khó thở. Điều này cho thấy đã tiêm vaccine vẫn có thể nhiễm biến thể Delta và xảy ra tình huống lấy nhiễm cho người khác. Tuy nhiên, vaccine đã mang hiệu quả trong việc chống lại tình trạng diễn biến nặng.

Đặc biệt, tải lượng virus ở các bệnh nhân nhiễm biến thể Delta này cao gấp 251 lần so với chủng virus SARS-CoV-2 trước đây. Thời gian từ khi mắc bệnh đến chẩn đoán PCR âm tính lâu hơn, khoảng là 21 ngày.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng kết luận nhóm bị nhiễm có nồng độ kháng thể trung hòa thấp sau khi tiêm chủng và khi được chẩn đoán. Tuy nhiên, nồng độ kháng thể trung hoà cao hay thấp không liên quan với tải lượng virus trong mũi họng.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học xác định sự lây nhiễm lan rộng do 3 yếu tố. Thứ nhất là tải lượng virus khi nhiễm biến thể Delta cao vượt trội.

Thứ hai là các văn phòng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM thường được trang bị máy điều hòa không khí không có hệ thống thông gió cơ khí, có thể tạo điều kiện cho việc truyền virus. Thứ ba là việc đeo khẩu trang trong văn phòng làm việc tại thời điểm này không bắt buộc.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM là đơn vị tuyến cuối điều trị các bệnh n.hiễm t.rùng khu vực phía Nam, có quy mô 550 giường, khoảng 900 nhân viên y tế và 34 phòng ban.

Cách phân biệt cảm cúm và Covid-19. Dù các triệu chứng khá giống nhau, người dân có thể phân biệt cảm cúm và Covid-19 dựa trên dấu hiệu đau họng ban đầu và mất mùi vị sau khoảng một tuần.

Rửa sạch mũi ngăn SARS-CoV-2 xâm nhập đường hô hấp

Việc rửa sạch mũi bằng dung dịch có khả năng sát khuẩn cao giúp ngăn ngừa và hạn chế các virus, vi khuẩn lây nhiễm qua đường hô hấp, trong đó có SARS-CoV-2.

Giám đốc Rochelle Walensky của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) hồi tháng 7 từng cảnh báo biến chủng Delta của SARS-CoV-2 là một trong các virus gây bệnh hô hấp có sức lây nhiễm khủng khiếp nhất mà các nhà khoa học từng được chứng kiến. Biến chủng Delta có thể phá vỡ sự bảo vệ của vaccine và dẫn đến số ca bệnh nặng nhiều hơn các biến thể khác.

Đáng chú ý, những người đã tiêm vaccine nếu nhiễm biến chủng Delta cũng có tải lượng virus ở mũi và họng nhiều như những người chưa được tiêm vaccine và vẫn có khả năng làm lây lan mầm bệnh dễ dàng. Biến chủng Delta còn có thể gây viêm cơ tim, đông m.áu và làm tăng nguy cơ t.ử v.ong ngay cả với người trẻ t.uổi.

Lượng virus ở mũi nhiều hơn ở họng

Mũi họng là con đường lây nhiễm chính của Covid-19 vì đây là nơi tiếp nhận và lan tỏa để virus xâm nhập sâu vào cơ thể. Thực tế xét nghiệm cho thấy tải lượng virus SARS-CoV-2 ở mũi ở luôn cao hơn ở họng. Theo một nghiên cứu của các chuyên gia dịch tễ tại Viện Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Quảng Đông, Trung Quốc, những người nhiễm biến chủng Delta có tải lượng virus ở khoang mũi cao gấp 1.000 lần so với những người nhiễm biến chủng khác.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở mũi cho người dân ở khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai (Hà Nội) sáng 18/8. Ảnh: Ngọc Thành

Một nghiên cứu đăng trên tờ New England Journal of Medicine vào tháng 3/2020 cho hay có 17 bệnh nhân mắc Covid-19 có triệu chứng được lấy mẫu cùng lúc ở cả mũi và họng. Mẫu bệnh phẩm ở mũi được lấy ở vị trí cuống mũi giữa hay vòm mũi họng. Kết quả là một lượng virus lớn đã được phát hiện ngay sau khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng và tải lượng virus ở mũi của họ cao hơn ở họng.

Trong một nghiên cứu khác đăng trên tờ Nature Medicine vào tháng 4/2020, các nhà khoa học nhận thấy 2 loại tế bào niêm mạc mũi có khả năng là nơi nhiễm đầu tiên của SARS-CoV2, đó là tế bào đài (tế bào tiết nhầy) và tế bào trụ có lông chuyển.

Vai trò của việc rửa mũi, súc họng

Bên cạnh việc thực hiện quy tắc 5K và tiêm vaccine để phòng ngừa Covid-19, các biện pháp như che mũi miệng khi hắt hơi, tránh chạm tay vào mắt mũi miệng khi chưa rửa tay, đặc biệt là rửa mũi và súc họng, cũng có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, hầu hết mọi người thường chỉ quen súc họng mà không chú ý tới việc rửa mũi. Việc hình thành thói quen rửa mũi góp phần ngăn chặn các loại virus, vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp, đặc biệt là biến chủng Delta.

Virus SARS-CoV2 tuy dễ lây nhưng cũng dễ bị loại bỏ hay vô hiệu hóa khi có các tác nhân hóa học hay vật lý. Nguyên tắc đầu tiên khi xử lý một yếu tố gây hại bất kỳ là phải giảm được số lượng của chúng trong thời gian nhanh nhất, không để chúng đạt đến số lượng đủ gây nguy hiểm. Do đó, rửa trôi virus bám trên bề mặt khoang mũi, họng sẽ làm giảm khả năng lây nhiễm và tăng nặng của bệnh.

Theo nhóm tác giả S. Ramalingam, đăng trên tạp chí Nature, với bệnh nhân Covid-19, nước muối có những tác dụng tích cực, giúp làm giảm lượng virus ở mũi họng, giảm các triệu chứng bệnh (cảm giác đau nhức, mệt mỏi) và hạn chế khả năng lây nhiễm sang những người xung quanh.

Bộ sản phẩm rửa mũi Vesim AG .

Hồi tháng 7, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 và trong các biện pháp theo dõi và điều trị chung có biện pháp vệ sinh mũi họng. Người bệnh được hướng dẫn giữ ẩm mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý, rửa mũi, súc miệng và họng thường xuyên bằng các dung dịch vệ sinh mũi họng. Đây là biện pháp giúp cho các F0, F1 giảm bớt nghẹt mũi, hít thở thông thoáng và hạn chế phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh, giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh cho những người xung quanh. Đồng thời, đây cũng là cách mọi người tự bảo vệ bản thân và gia đình trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Tư vấn của PGS-TS-Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh về bộ sản phẩm rửa mũi Vesim AG .

Theo PGS-TS-Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên giám Đốc Bệnh Viện Tai Mũi Họng Trung ương, khi nhiễm virus, đầu tiên chúng sẽ tập trung ở mũi, họng, sau đó mới xuống dưới phổi và phế quản. Vì vậy không chỉ súc họng mà còn cần rửa mũi bằng dung dịch có khả năng sát khuẩn cao để phòng tránh các bệnh lây nhiễm do virus, vi khuẩn.

Bác sĩ đã đ.ánh giá cao bộ sản phẩm rửa mũi Vesim AG với gói pha rửa mũi chứa các thành phẩn nổi bật:

– Nano Ag : Diệt virus, vi khuẩn, chống nấm

– Xylitol: Hạn chế sự phát triển các vi khuẩn có hại, chống nấm

– Bình rửa mũi 300ml thiết kế thông minh chống sặc, an toàn cho người sử dụng, có 2 đầu vòi thích hợp cho người lớn hoặc t.rẻ e.m.

Kết hợp rửa mũi VESIM AG với bộ sản phẩm nước muối biển Vesim để rửa sạch mũi xoang hàng ngày có thể loại trừ các tác gây bệnh ra khỏi cơ thể, bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng góp phần đẩy lùi bệnh dịch.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *