Tắm rửa sạch sẽ là một việc rất tốt, thậm chí có những người mắc chứng “nghiện sạch sẽ”, tuy nhiên đôi khi sạch sẽ quá cũng có thể phản tác dụng.
Nếu 6 bộ phận này trên cơ thể quá sạch sẽ trở thành nguyên nhân gây bệnh, thậm chí khiến bệnh tái phát nhiều lần.
1. Tai
Ảnh minh họa
Ráy tai không phải là “thứ bẩn thỉu”, nó giúp ống thính giác bên ngoài ở trong môi trường axit và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và côn trùng xâm nhập từ bên ngoài vào. Nếu ráy tai được lấy ra quá sạch sẽ tương đương với việc lấy đi một lớp bảo vệ, vi khuẩn càng dễ xâm nhập vào ống tai, từ đó gây viêm nhiễm và chảy mủ.
Hơn nữa, bản thân ống tai ngoài khỏe mạnh có một chức năng tự làm sạch nhất định. Khi chúng ta nói chuyện, ngáp… ráy tai sẽ tự đào thải ra ngoài theo chuyển động của phần hàm, do lông trên da điều khiển.
2. Mũi
Ngoài việc làm biến dạng mũi, ngoáy mũi thường xuyên còn có thể làm tổn thương các mao mạch niêm mạc mũi. Khoang mũi có khả năng tự làm sạch, không nên vệ sinh quá thường xuyên hoặc dùng tay ngoáy mũi quá mạnh, tránh làm tổn thương niêm mạc và gây viêm nhiễm. Khi chất lượng không khí kém hoặc bị viêm mũi, nghẹt mũi, bạn có thể dùng nước rửa mũi để làm sạch.
3. Rốn
Ảnh minh họa
Theo Reader Digest, rốn là một ổ vi khuẩn, trong đó có khoảng 1.400 loại vi khuẩn, nhưng hầu hết những vi khuẩn này không gây bệnh, những chất trông có vẻ bẩn thỉu này có thể duy trì nhiệt độ ở rốn bình thường. Nếu vệ sinh rốn quá sạch, nhiệt lượng sẽ phát ra nhanh, chức năng tiêu hóa có thể bị suy giảm.
Nếu khi vệ sinh rốn dùng lực quá mạnh sẽ dễ làm tổn thương vùng da mỏng manh của rốn, dễ gây viêm nhiễm, trường hợp nặng có thể sinh mủ và vi khuẩn xâm nhập vào các mạch m.áu quan trọng trong khoang bụng.
4. Mặt
Ảnh minh họa
Nhiều chị em vì yêu cái đẹp nên thường xuyên rửa mặt thật sạch, nhưng chính việc rửa mặt quá kỹ này có thể sẽ làm da mất đi các loại dầu tự nhiên, kích thích tuyến nhờn trên da, gây tiết dầu nhiều hơn và sinh mụn.
Đề xuất:
– Chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ và dùng 1-2 ngày một lần. Tẩy tế bào c.hết 1-2 lần một tháng.
– Nếu không có sữa rửa mặt, bạn có thể rửa mặt bằng nước ấm, khả năng khử độc của da cũng rất mạnh nên không cần thiết phải dùng sữa rửa mặt.
5. Â.m đ.ạo
Ảnh minh họa
Không nên sử dụng các loại dung dịch vệ sinh kém chất lượng để rửa â.m đ.ạo vì có thể gây ra các bệnh phụ khoa. Vùng kín của phụ nữ có tác dụng tẩy rửa riêng, thông thường chỉ cần vệ sinh bằng nước sạch là đủ, vệ sinh quá sạch làm rối loạn sự cân bằng những vi sinh vật có lợi khiến â.m đ.ạo dễ bị viêm nhiễm.
6. Răng
Đ.ánh răng sai cách có thể làm hỏng men răng của bạn vì vậy không nên chủ quan. Men răng có nhiệm vụ bảo vệ răng khỏi sự bào mòn, nhiệt độ cao và hóa chất, nếu bạn đ.ánh răng quá mạnh, quá lâu, quá nhiều lần trong ngày sẽ khiến răng yếu và nhạy cảm hơn.
Cách vệ sinh đúng: Thông thường, chỉ cần đ.ánh răng 2 ngày/ngày, mỗi lần 2-3 phút là đủ. Khi đ.ánh răng, bạn nên di chuyển bàn chải nhẹ nhàng, tránh gây tổn hại đến răng, nướu.
Ba vị trí trên cơ thể thực sự cần làm sạch
1. Rửa sạch tay trước khi rửa mặt
Ảnh minh họa
Trong tiềm thức, nhiều người sẽ rửa mặt trực tiếp bằng tay, trên thực tế rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn trên tay sẽ bám vào da mặt. Do đó, hãy rửa sạch tay trước khi rửa mặt.
2. Chú ý rửa sạch vùng nách khi tắm
Theo quan điểm của Tây y, dưới nách không chỉ phân bố tuyến mồ hôi mà còn có rất nhiều dây thần kinh, mạch m.áu và mô bạch huyết, có chức năng bảo vệ miễn dịch nhất định. Theo lý luận của y học Trung Quốc, có một huyệt đạo rất quan trọng là vùng nách – huyệt Cực tuyền, thường xuyên xoa bóp, có tác dụng làm nở ngực và trấn tĩnh tinh thần. Do đó nên massage nách khi tắm cũng có thể giúp cải thiện chứng đau dây thần kinh liên sườn và bả vai.
3. Rửa sạch ngón chân của bạn
Ảnh minh họa
Một mặt, các ngón chân tương đối dễ che giấu bụi bẩn, nhất là các kẽ ngón chân, móng chân, mặt khác, bàn chân có các vùng phản chiếu tương ứng với các tạng phủ, kinh mạch phân bố dày đặc, thường xuyên xoa bóp bàn chân khi tắm cũng có thể kích thích m.áu, giúp nâng cao sức khỏe các cơ quan nội tạng trong cơ thể.
Trên thực tế, trong cuộc sống hàng ngày, “vi khuẩn tốt” chiếm đại đa số trong tất cả các vi khuẩn mà con người tiếp xúc, chẳng hạn như số lượng bifidobacteria và lactobacilli trong ruột nhiều hơn “vi khuẩn xấu” trong ruột. Chúng có lợi cho cơ thể con người và là “chất dinh dưỡng” không thể thiếu để duy trì sức khỏe con người.
Nếu sạch sẽ một cách mù quáng, bạn sẽ t.iêu d.iệt “vi khuẩn tốt”, điều này sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
3 bộ phận cơ thể phụ nữ càng dọn sạch càng có hại, chớ dại vệ sinh suốt ngày
Có đôi khi việc sạch sẽ quá mức lại khiến chị em dễ mắc bệnh hơn. Dưới đây là 3 khu vực trên cơ thể, chị em không cần dọn dẹp quá nhiều.
Có thể nói, bản chất của phụ nữ là thích sạch sẽ. Phụ nữ vệ sinh sạch sẽ từng bộ phận trên cơ thể mình hàng ngày, thậm chí nhiều phụ nữ còn vệ sinh từng bộ phận trên cơ thể thật sạch sẽ để có thể yên tâm đi ngủ. Đây thực sự là một thói quen tốt mà chúng ta được giáo dục từ khi còn nhỏ.
Việc làm sạch mọi bộ phận trên cơ thể để chống lại virus, vi khuẩn và giúp phụ nữ khỏe mạnh hơn, nhưng một số bộ phận có lẽ không cần bạn dọn dẹp quá sạch vì sẽ còn gây bất lợi cho sức khỏe hơn.
Dưới đây là 3 bộ phận trên cơ thể phụ nữ, có lẽ càng “bẩn” càng tốt, chị em phụ nữ nên biết.
1. Tai
Nhiều người có thói quen cứ mỗi khi phát hiện có bụi bẩn trong tai thì nhất định phải vệ sinh thật sạch sẽ. Thực tế phần ráy tai mà chúng ta biết là dịch tiết ở tai, được hình thành do tế bào da c.hết. Các tuyến nhỏ xíu trong các kênh ở tai ngoài liên tục tiết ra nước vì vậy ráy tai thường là một chất lỏng dính có khả năng tự làm sạch với đặc tính kháng khuẩn, bôi trơn và bảo vệ tai.
Ráy tai tạo tính acid trong ống tai giúp cơ thể t.iêu d.iệt vi khuẩn. Do đó, nó cũng tác dụng bảo vệ tai khỏi bụi bẩn và nước vào bên trong. Vì vậy, nếu chúng ta lấy hết sạch ráy tai có thể gây viêm ống tai, tạo điều kiện cho những con bọ nhỏ chui qua dễ dàng hơn.
Bạn không nên quá chú trọng đến việc làm sạch ráy tai, vì nó có chức năng tự làm sạch rất tốt. Do cấu trúc tai theo xu hướng chếch từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài tiếp giáp với khớp cắn và được phủ bằng một lớp lông tơ. Khi chúng ta cử động các khớp xương hàm lúc nhai, nói chuyện sẽ tác động vào ống tai giúp đẩy ráy tai ra ngoài mang theo bụi và các chất bẩn.
2. Lỗ rốn
Rốn là bộ phận cơ thể rất được quan tâm, mùa hè nhiều bạn gái quen mặc những bộ trang phục hở rốn để tôn lên thân hình hoàn hảo của mình, lúc này nhiều người cảm thấy rằng nên làm sạch rốn. Một số người còn có thói quen dùng móng tay móc chất bẩn từ rốn.
Tuy nhiên, việc vệ sinh rốn không đúng cách có thể khiến da vùng rốn bị tổn thương, viêm nhiễm tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào mạch m.áu qua lỗ rốn. Đặc biệt cấm kỵ việc dùng tay lấy chất bẩn ở rốn vì khu vực này rất nhạy cảm, dễ tổn thương.
Hơn nữa, các chất bẩn ở trong rốn cũng có vai trò nhất định đó là giúp lỗ rốn duy trì nhiệt độ bình thường. Nếu thiếu chúng, nhiệt lượng sẽ bị phát tán nhanh, gây tổn hại đến chức năng dạ dày và ruột.
Tuy nhiên, nếu chất thải này tích tụ quá nhiều, bạn có thể làm sạch nhẹ nhàng bằng những vật mềm, ẩm hoặc dùng vật mềm chà sát nhẹ nhàng trực tiếp dưới vòi nước.
3. “Vùng kín”
“Vùng kín” của phụ nữ là bộ phận đặc biệt, bộ phận này rất mỏng manh, nếu không chú ý chăm sóc cẩn thận rất dễ mắc các bệnh phụ khoa. Đối với nhiều phụ nữ, vì muốn “vùng kín” sạch sẽ mà thụt rửa quá nhiều, dùng cả xà phòng, sữa tắm có tính sát khuẩn mạnh để vệ sinh mà không biết đang làm hại đến khu vực nhạy cảm.
“Vùng kín” của phụ nữ có chức năng tự làm sạch để duy trì sức khỏe của khu vực này, nếu vệ sinh vùng kín quá kỹ sẽ làm mất cân bằng pH trong vùng kín và gây hại cho sức khỏe “vùng kín”. Từ đó dễ mắc nhiều bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Vì vậy, đừng làm sạch khu vực này quá mức, bạn chỉ cần rửa nhẹ nhàng ở bên ngoài, rửa sạch các khe kẽ nhưng tuyệt đối không rửa sâu bên trong.