Ngồi nhiều ảnh hưởng đến thận thế nào?

Vì tính chất công việc mà hiện rất nhiều người phải ngồi trên bàn làm việc hầu như cả ngày.

Tình trạng này kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến cơ thể, trong đó có sức khỏe thận.

Không chỉ ngồi làm việc mà ngồi xem tivi, chơi game hoặc lối sống ít vận động cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe. Lối sống kém lành mạnh này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, ung thư, đau tim, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).

Ngồi nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Ảnh SHUTTERSTOCK

Ngoài ra, ngồi nhiều cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính, đặc biệt là phụ nữ. Các nghiên cứu cho thấy ngồi quá 3 giờ/ngày sẽ làm tăng đến 30% nguy cơ phát triển bệnh thận mạn tính.

Bệnh thận mạn tính là tình trạng mà chức năng thận sẽ xấu đi qua thời gian, cuối cùng bị mất hoàn toàn. Quá trình này xảy ra trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự suy giảm chức năng thận diễn ra nhanh hơn nhiều.

Các loại bệnh mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp cũng là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến bệnh thận mạn tính. Những nguyên nhân khác có thể là tổn thương thận do n.hiễm t.rùng, chấn thương hoặc di truyền.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh thận mạn tính là mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn, ói mửa, chán ăn, đi tiểu nhiều, da ngứa, khô và một số triệu chứng khác. Khi bệnh đến giai đoạn nặng, người mắc có thể bị sưng phù ở chân hoặc mắt cá chân do cơ thể tích trữ nhiều nước. Những người trong giai đoạn này có thể tiểu khó hoặc tiểu ra m.áu.

Bệnh thận mạn tính có nguy cơ cao dẫn đến suy thận, tức thận mất đi khả năng hoạt động bình thường. Đây là bệnh nghiêm trọng gây t.ử v.ong, cần phải lọc m.áu, thậm chí là ghép thận.

Vào giờ nghỉ trưa, có thể tranh thủ đi bộ quanh tòa nhà mình làm việc. Ảnh SHUTTERSTOCK

May mắn là một số cách có thể giúp giảm tác hại của việc ngồi nhiều và lối sống ít vận động. Mọi người cần giảm thời gian ngồi và thường xuyên tập luyện thể thao.

Nếu phải ngồi làm việc nhiều thì thỉnh thoảng hãy đứng dậy đi lấy nước, đi toilet hoặc đến gặp đồng nghiệp để trao đổi trực tiếp thay vì qua online. Vào giờ nghỉ trưa, có thể tranh thủ đi bộ quanh tòa nhà mình làm việc.

Đi bộ dù chỉ 5 phút hay 1 giờ thì cũng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, chẳng hạn tăng cường lưu thông m.áu, thư giãn cơ bắp và kích thích tinh thần, theo Medical News Today.

4 loại ung thư hay gây đau lưng nhất, cách nhận biết

Đau lưng thường do các vấn đề về xương khớp như chấn thương, khuân vác nặng hoặc vấn đề về cột sống như thoát vị đĩa đệm, viêm khớp hoặc đau thần kinh tọa.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng 60-70% người từng bị đau thắt lưng, theo chuyên trang Medical News Today.

Tiến sĩ Marilyn Norton, bác sĩ chuyên khoa ung thư từ Trung tâm Y tế Sharp Chula Vista (Mỹ), cho biết: Đau lưng không phải là triệu chứng phổ biến của ung thư.

Nhưng có một số loại ung thư có thể gây đau lưng như một triệu chứng ban đầu. Vì vậy, nhận ra cơn đau lưng có thể chỉ ra ung thư là rất quan trọng.

Nếu bị đau lưng kéo dài hoặc trở nên nặng hơn, cần phải đi khám ngay. Đặc biệt, cần chú ý đến các triệu chứng đi kèm với cơn đau lưng để nhận biết.

Sau đây là một số loại ung thư có thể gây đau lưng.

Một số loại ung thư có thể gây đau lưng như một triệu chứng ban đầu. Ảnh SHUTTERSTOCK

Ung thư phổi

Khoảng 25% người bị ung thư phổi bị đau lưng. Điều này là do một khối u trong phổi có thể chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh thành ngực và cột sống, theo trang tin Sharp.

Các dấu hiệu ung thư phổi đi kèm với cơn đau lưng bao gồm ho ra m.áu, khó thở dai dẳng, đau khi thở hoặc ho, ho kéo dài trở nên trầm trọng hơn và ho kéo dài từ 2 tuần trở lên.

Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên, cần phải đi khám ngay.

Ung thư tuyến t.iền liệt

Ung thư tuyến t.iền liệt có thể gây đau lưng, nhưng nó không phải là một triệu chứng điển hình, theo Medical News Today.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội ung thư của Mỹ American Cancer Society, ung thư tuyến t.iền liệt giai đoạn muộn đôi khi di căn đến xương.

Khoảng 60% người bị ung thư tuyến t.iền liệt giai đoạn cuối sẽ bị đau ở cột sống, xương sườn và hông do di căn xương, theo Medical News Today.

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau lưng. Ảnh SHUTTERSTOCK

Ung thư bàng quang

Đau ở lưng dưới có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang.

Theo trang web của Trường Y Yale (Mỹ) Yale Medicine, đau lưng dưới thường là dấu hiệu của ung thư bàng quang giai đoạn muộn. Nếu đau lưng kèm theo các dấu hiệu khác như tiểu nhiều lần, tiểu ra m.áu và đau khi đi tiểu, cần đi khám ngay lập tức, theo tờ Times Of India.

Ung thư cột sống

Nếu khối u ở phần dưới cột sống, nó có thể gây đau ở lưng dưới.

Một số triệu chứng tiềm ẩn khác của ung thư cột sống bao gồm yếu cơ, đi lại khó khăn, tê liệt, theo Medical News Today.

Theo thời gian, cơn đau này có thể tăng lên và cũng có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể như hông, chân, bàn chân hoặc cánh tay.

Ung thư tuyến tụy

Một triệu chứng phổ biến của ung thư tuyến tụy là đau âm ỉ ở vùng bụng hoặc lưng trên, cơn đau đến và đi. Điều này có thể là do một khối u ở thân hoặc đuôi tuyến tụy đè lên cột sống.

Cơn đau có thể bắt đầu từ vùng bụng giữa và lan ra sau lưng. Đau có thể tồi tệ hơn khi nằm và thường giảm bớt khi nghiêng người về phía trước. Nếu bị đau lưng như trên hãy đi khám ngay.

Các triệu chứng khác của ung thư tuyến tụy là vàng da vàng mắt, nước tiểu đậm màu, phân nhạt màu, nhờn dính, ngứa, giảm cân. Khi khối u lan rộng đè lên dạ dày hoặc hệ tiêu hóa, có thể gây chán ăn, khó tiêu, buồn nôn, nôn, đầy hơi hoặc sưng ở bụng, mệt mỏi, theo trang web của Trường Y Johns Hopkins (Mỹ) Hopskins Medicine.

Ung thư di căn

Trong một số trường hợp, ung thư có thể di căn đến cột sống.

Các triệu chứng của ung thư di căn sẽ khác nhau tùy vào kích thước và vị trí của các khối u di căn. Các khối u ảnh hưởng đến xương ở đáy cột sống có thể gây đau ở lưng dưới.

Một số loại ung thư có thể di căn đến cột sống, bao gồm ung thư vú, ung thư t.inh h.oàn và ung thư đại tràng, theo Sharp.

Giảm nguy cơ ung thư

Theo WHO, khoảng 30-40% nguy cơ ung thư có thể là do các yếu tố lối sống.

Một số lựa chọn lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ ung thư bao gồm ăn một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả, tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng hợp lý và không hút thuốc, giảm uống rượu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *