Ngon bổ là thế nhưng khi ăn ốc không được bỏ qua những lưu ý này để tránh rước họa vào thân

Cứ vào giai đoạn tiết trời chuyển sang mát mẻ như hiện nay, món ốc luộc lại vô cùng đắt khách trên từng con phố, vỉa hè. Ăn ốc vào mùa se se lạnh không chỉ ngon miệng mà còn thu được rất nhiều giá trị dinh dưỡng.

Chưa kể, ăn ốc vào mùa thu còn giúp bạn phòng chữa được nhiều bệnh thường gặp. Lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) từng nhận định, ốc nhồi có thể chế biến thành nhiều món ăn thuốc chữa bệnh, bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Y học hiện đại cũng công nhận giá trị dinh dưỡng cao của ốc. Trong đó, ăn ốc thường xuyên sẽ giúp bổ sung nhiều canxi, vitamin B1, B2… Đây cũng là loại thực phẩm rất giàu đạm, kali và chứa nguồn vitamin E, selen, đồng… cực dồi dào.

Ăn ốc ngon miệng là thế, bổ thân là thế. Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng cảnh báo, có những lưu ý quan trọng không được bỏ qua khi ăn loại thực phẩm này. Nếu không, bạn sẽ dễ dàng rước họa vào thân.

Những lưu ý khi ăn ốc bất cứ ai cũng cần ghi nhớ là:

Ngâm ốc trước khi luộc là bước bắt buộc trước khi chế biến và ăn ốc

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), ốc là loài thủy sinh, sống trong bùn nên nguy cơ nhiễm ký sinh trùng cực cao. Nếu không ngâm ốc để ốc nhả hết bùn rồi mới rửa sạch và chế biến thì khi ăn ốc, bạn có thể gặp họa nhiễm ký sinh trùng.

Do đó, bắt buộc cần phải ngâm ốc kỹ trước khi rửa sạch và chế biến. Tốt nhất hạn chế tối đa ăn ngoài hàng quán vì có thể bị bỏ qua bước ngâm ốc kỹ càng này. Hoặc nếu có ăn cũng chỉ nên ăn ở những cửa hàng quen, uy tín, hiểu rõ quy trình nấu luộc.

Bắt buộc cần phải ngâm ốc kỹ trước khi rửa sạch và chế biến.

Làm sạch ốc trước khi chế biến

Điều này cũng xuất phát từ nguyên nhân ốc sống trong bùn lầy. Do đó, nguy cơ nhiễm bẩn là khó tránh, đòi hỏi người chế biến cần phải làm thật sạch. Tốt nhất sau khi ngâm ốc bằng nước vo gạo, nước chanh… bạn cần cẩn trọng làm từng con ốc. Loại bỏ ruột ốc vì nằm ở đuôi ốc nên chứa rất nhiều chất bẩn. Sau đó, bạn cần bóp muối, vắt chanh và rửa đi rửa lại nhiều lần bằng nước sạch cho hết nhớt và chất bẩn dính trên ốc.

Luộc ốc thật kỹ

Nhiều người thường không quy định cho mình một khoảng thời gian nhất định để luộc ốc. Nhất là nhiều người có thói quen luộc ốc khan (không đổ nước vào luộc cùng). Điều này khiến ốc ra nhiều nước, sôi rất nhanh và do đó cũng tắt bếp nhanh hơn.

Nhiều người thường không quy định cho mình một khoảng thời gian nhất định để luộc ốc.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, như trên đã nói trong ốc có nhiều ký sinh trùng. Nhiều loài giun, sán ẩn náu trong thực phẩm ngon miệng, khoái khẩu này. Nếu không đun thật lâu, thật kỹ, bạn có khả năng bị giun sán sinh sôi, nảy nở trong bụng.

Chưa dừng lại ở đó, vị chuyên gia này nhận định, ăn ốc luộc chứa ký sinh trùng không chỉ khiến chúng đi vào ruột mà còn đi vào mắt, gây mù mắt, liệt mắt… cực nguy hiểm. Do đó cần hết sức cảnh giác với việc ăn ốc luộc mỗi chiều se lạnh, vốn là món khoái khẩu hiện nay.

Chưa kể, ăn ốc chưa chín kỹ có thể khiến bạn đối mặt với nguy cơ nhiễm độc do ốc sống trong ao hồ, bùn lầy. Những khu vực này khó kiểm soát hết có ô nhiễm hay không, nhất là khi ốc là loài thủy sinh ăn tạp.

Ăn ốc chưa chín kỹ có thể khiến bạn đối mặt với nguy cơ nhiễm độc do ốc sống trong ao hồ, bùn lầy.

Lưu ý:

Mẹo luộc ốc của các nhà hàng là 3 sôi 3 sấp, tức là 3 lần nước trào lên mặt vung thì bắc ra ngay, kẻo ốc chín kỹ, bị khô, khách hàng sẽ chê là không ngon. Tuy nhiên, với cách luộc ốc này, ốc không bao giờ được chín kỹ, thường là chỉ chín tới, chín tái.

Vì thế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần uộc ốc chín kỹ hơn và vệ sinh sạch sẽ trước khi chế biến, tránh rước họa vào thân.

Theo aFamily

Những người tuyệt đối không được ăn hạt tiêu kẻo ‘hối không kịp’

Theo lương y Bùi Hồng Minh, dùng nhiều hạt tiêu sẽ phát mụn nhọt, gây trĩ, tích độc cho ngũ tạng và đặc biệt là làm mờ mắt. Thậm chí với một số người có bệnh, phải tuyệt đối ‘tránh xa’ hạt tiêu vì rất nguy hại cho sức khỏe.

Ảnh minh họa: Internet

Hạt tiêu có tác dụng chống viêm, chứa nhiều chất chống oxy hóa và có tác dụng giảm đau trên cơ thể. Do đó, nếu sử dụng hạt tiêu đen cùng với những loại thuốc có tác dụng tương tự thì bạn cần hết sức cẩn trọng, có thể biến nó thành thuốc độc nên phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

Cũng như bất kì thực phẩm nào khác, tiêu thụ hạt tiêu đen quá mức có thể dẫn đến những tác dụng phụ nghiêm trọng cho sức khỏe:

Gây t.ử v.ong: Một lượng lớn hạt tiêu vào cơ thể qua đường uống có thể mắc vào bên trong phổi. Tai nạn này có thể gây ra cái c.hết, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Tác dụng phụ ở đường tiêu hóa: Khi tiêu thụ với số lượng bình thường, hạt tiêu rất tốt cho quá trình tiêu hóa nhưng nếu tiêu thụ với lượng lớn, nó có thể dẫn đến đau bụng hoặc các hiệu ứng đường tiêu hóa khác.

Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa càng nên hạn chế tiêu thụ hạt tiêu.

Phụ nữ cho con bú không nên ăn hạt tiêu đen. Bởi chúng là loại gia vị nóng sẽ khiến mất sữa, thay đổi mùi vị của sữa và gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ. Ảnh minh họa: Internet

Các vấn đề hô hấp: Tiêu thụ nhiều hạt tiêu đen có thể gây ra các vấn đề về hô hấp. Hạt tiêu đen đã được chứng minh bằng nhiều cuộc khảo sát cho thấy chúng có thể dẫn đến sưng rát trong cổ họng, làm nghiêm trọng thêm bệnh hen suyễn và các vấn đề về đường hô hấp khác.

Làm khô da: Theo các nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học cho biết việc ăn quá nhiều hạt tiêu đen thường xuyên có thể khiến cho da khô và bong tróc.

Nếu bạn thuộc nhóm da khô, hãy tránh ăn nhiều hạt tiêu đen để ngăn ngừa da mất nước, thô ráp. Ngoài ra, hạt tiêu đen còn khiến tình trạng da bị ngứa hay nhạy cảm trở nên trầm trọng hơn.

Ảnh hưởng phụ nữ mang thai: Cơ thể của phụ nữ mang thai luôn luôn nhạy cảm với các loại gia vị, trong đó có hạt tiêu đen. Vì thế, nếu ăn nhiều hạt tiêu đen sẽ gây ra cảm giác vô cùng khó chịu trong thai kỳ, đặc biệt trong những tháng đầu tiên. Nếu tiêu thụ vượt quá mức cho phép có thể dẫn tới sẩy thai.

Gây hại cho trẻ khi còn bú mẹ: Phụ nữ cho con bú không nên ăn hạt tiêu đen. Bởi chúng là loại gia vị nóng sẽ khiến mất sữa, thay đổi mùi vị của sữa và gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Có thể phản ứng với các loại thảo mộc: Hạt tiêu có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và tác dụng làm giảm đau trên cơ thể. Vì vậy, bạn nên thận trọng khi sử dụng các loại thuốc có tác dụng tương tự.

Tiêu thụ nhiều hạt tiêu đen có thể gây ra các vấn đề về hô hấp. Hạt tiêu đen đã được chứng minh bằng nhiều cuộc khảo sát cho thấy chúng có thể dẫn đến sưng rát trong cổ họng, làm nghiêm trọng thêm bệnh hen suyễn và các vấn đề về đường hô hấp khác. Ảnh minh họa: Internet

Khi ăn với số lượng ít, hạt tiêu rất tốt cho việc tiêu hóa nhưng nếu ăn quá nhiều thì có thể dẫn đến đau bụng cũng như các phản ứng khác ở đường tiêu hóa. Bệnh nhân mắc rối loạn tiêu hóa càng cần hạn chế ăn hạt tiêu đen.

Thậm chí, một lượng lớn hạt tiêu vào cơ thể qua đường uống có thể mắc vào bên trong phổi. Tai nạn này có thể gây ra cái c.hết, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Không chỉ có vậy, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), với tình hình thị trường thực phẩm hiện nay, quả thật rất khó để kiểm soát hoàn toàn một loại thực phẩm nào đó, trong đó có hạt tiêu.

Giới chuyên gia khuyến cáo, khi mua hạt tiêu cần mua ở những nơi uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ, xem xét kỹ để tránh mua phải hạt tiêu bị nấm mốc, kém chất lượng. Khi dùng chú ý không được lạm dụng cho vào món ăn với số lượng quá nhiều, tùy lượng thức ăn mà rắc bột hạt tiêu một chút lên trên.

Không nên rán, xào hạt tiêu trong dầu mỡ ở nhiệt độ cao, chỉ nên cho vào khi món ăn đã sắp vào đĩa. Khi nấu các món ăn có thịt ướp hạt tiêu cũng không nên nấu quá lâu để tránh bay mất vị thơm.

Để hạt tiêu giữ hương thơm và vị cay thì bạn chỉ nên xay một lượng nhỏ, đủ dùng trong vài tuần. Sau khi xay nhuyễn cần cho vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín sẽ giúp giữ hương thơm lâu hơn.

THÁI HÀ (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *