Ngủ dậy là tôi đói bụng liền, phải làm sao?

Có cách nào ‘lấp tạm’ cái bụng đói trước khi tập thể dục mà không ảnh hưởng đến kết quả tập luyện cũng như sức khỏe? Nếu có thì đó là những thực phẩm nào, thời gian thích hợp để ăn trước khi tập thể dục?

Tập thể dục kết hợp ăn uống đúng cách là vấn đề các bạn trẻ quan tâm – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

* Mỗi ngày tôi tập thể dục (chạy bộ và đi bộ) từ 6h30 – 7h30, duy trì đã hơn 1 tháng qua. Trung bình tổng quãng đường chạy và đi bộ tôi đạt 8km/ngày.

Nhiều lúc ngủ dậy tôi khá đói bụng nhưng không dám ăn vì bạn bè tôi nói ăn trước khi tập thể dục thì không tốt cho hệ tiêu hóa. Thật sự đi tập thể dục với chiếc bụng đói làm tôi nhanh rơi vào tình trạng mệt mỏi hơn so với những người bạn tập của mình.

Tìm hiểu trên Internet thấy các chuyên gia cũng khuyến cáo tập thể dục ngay sau khi ăn có thể dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, nấc cụt, nôn mửa.

Thưa bác sĩ, có cách nào “lấp tạm” chiếc bụng đói trước khi tập thể dục mà không ảnh hưởng đến kết quả tập luyện cũng như sức khỏe không? Nếu có thì đó là những thực phẩm nào, thời gian thích hợp để ăn trước khi tập thể dục?

Lâm Ngọc Hiếu (26 t.uổi, hieulam1203@…)

– ThS.BS Nguyễn Nam Anh (chuyên khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện quốc tế Minh Anh) trả lời:

Khi tập luyện thể dục thể thao, các cơ bắp sẽ được vận động với cường độ cao hơn lúc nghỉ ngơi, do đó sẽ tăng cường tiêu thụ nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể.

Cơ bắp chúng ta sử dụng “nhiên liệu” chủ yếu từ đường glucose. Tế bào cơ sử dụng chủ yếu năng lượng được trữ ngay tại cơ dưới dạng phân tử glycogen, được phân giải thành glucose để sử dụng tại chỗ khi cơ thể vận động.

Đóng vai trò thứ hai là glucose tự do trong m.áu, có thể tăng cao khi tập luyện do tăng phóng thích từ glycogen dự trữ ở gan, hay sau một bữa ăn giàu đường bột, glucose được hấp thu nhiều vào m.áu.

Từ những hiểu biết trên, chúng ta có thể thấy việc bổ sung đầy đủ đường bột trong chế độ ăn rất quan trọng, giúp cơ bắp đủ năng lượng, tránh rơi vào tình trạng mệt mỏi khi tập luyện.

Chế độ ăn low carb, ít đường bột giúp ích trong kiểm soát cân nặng, tuy nhiên có thể không phù hợp khi bạn đang tham gia một lịch trình tập luyện. Câu hỏi đặt ra là chúng ta nên bổ sung như thế nào cho phù hợp?

Dự trữ glycogen tại cơ được bổ sung trong giai đoạn cơ thể nghỉ ngơi sau vận động, và quá trình này có thể kéo dài đến vài ngày, cho nên một bữa ăn đầy đủ đường bột sau khi tập là cần thiết.

Ở người bình thường, nhu cầu đường bột khoảng 130 gam/ngày, nhưng ở người có tập luyện có thể cần đến 160 gam/ngày hoặc hơn tùy cường độ vận động. Lịch trình tập luyện cũng cần được thiết kế phù hợp để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo nguồn dự trữ năng lượng.

Cơ bắp ở mức “đầy bình” sẽ giúp việc tập luyện thuận lợi hơn, tránh được mệt mỏi, đuối cơ.

Bên cạnh việc đảm bảo dự trữ glycogen đầy đủ tại cơ từ trước, bổ sung đường bột ngay trước tập luyện cũng giúp ích khi làm tăng lượng đường trong m.áu, hỗ trợ một phần cung cấp năng lượng cho cơ bắp.

Yếu tố tâm lý cũng quan trọng, khi cảm giác đói bụng gây xao nhãng làm giảm hiệu quả tập luyện.

Vì vậy khi tập luyện vào sáng sớm, bạn có thể ăn nhẹ 30 phút trước khi tập với các thực phẩm giàu đường đơn giản, nhanh hấp thu như: sinh tố trái cây, chuối, sữa chua, một lát bánh mì phết mật ong, 1 ít bánh quy hoặc thanh năng lượng…

Bạn cũng có thể ngậm thêm kẹo trong khi tập nếu cảm thấy mệt mỏi. Nên dành bữa ăn đầy đủ, thịnh soạn cho sau tập luyện, hoặc ít nhất 1,5-2 tiếng trước khi tập.

Theo tuoitre

Thật bất ngờ, sắn dây có thể giúp điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một trong những vấn đề sức khỏe thách thức nhất trên thế giới hiện nay. Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã chỉ ra sắn dây là một phương pháp điều trị tự nhiên tiềm năng cho bệnh này.

Sắn dây là một phương pháp điều trị tự nhiên tiềm năng cho người bệnh tiểu đường – Ảnh minh họa: Shutterstock

Đó là tình trạng lượng đường trong m.áu cao bất thường do cơ thể không có khả năng sản xuất đủ insulin. Insulin là hoóc môn tuyến tụy, có vai trò điều chỉnh cách cơ thể sử dụng hoặc dự trữ đường glucose từ thực phẩm.

Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ t.ử v.ong của bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng đòi hỏi việc điều trị phải hiệu quả hơn, đặc biệt là đối với các biến chứng tiểu đường.

Thuốc thảo dược truyền thống có một lịch sử lâu dài về ứng dụng lâm sàng trong điều trị bệnh tiểu đường.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Macau và Đại học Y Zunyi ở Trung Quốc đã chỉ ra sắn dây là một phương pháp điều trị tự nhiên tiềm năng cho bệnh tiểu đường, theo Natural News.

Trong bài đ.ánh giá, được công bố trên Tạp chí của Mỹ về Y học cổ truyền Trung Hoa, các tác giả đã tóm tắt những tác dụng có lợi của Puerarin – một hoạt chất của sắn dây, đối với bệnh tiểu đường và các biến chứng của nó.

Sắn dây là một loài dây leo, sống lâu năm, có nguồn gốc ở Đông Á và Đông Nam Á. Rễ và hoa được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa để làm giảm căng cơ, trị tiêu chảy, điều trị tăng huyết áp và nghiện rượu.

Puerarin còn là một dưỡng chất thực vật isoflavone tự nhiên, được sử dụng như thực phẩm chức năng và thảo dược ở Đông Á.

Theo các nghiên cứu, Puerarin có đặc tính bảo vệ tim mạch, bảo vệ thần kinh, chống ô xy hóa và chống viêm. Puerarin có thể giúp ích cho bệnh nhân tiểu đường vì nó có thể làm giảm mức đường huyết, cải thiện tình trạng kháng insulin, bảo vệ tuyến tụy, ức chế viêm, giảm căng thẳng ô xy hóa và ức chế phản ứng Maillard – là phản ứng giữa đường và protein hoặc chất béo, tạo thành các sản phẩm glycat hóa bền vững, gọi là AGEs.

Phản ứng Maillard, xảy ra khi glucose gắn kết với protein làm thay đổi cấu trúc và chức năng của protein trong cơ thể. Mức đường huyết trong cơ thể tăng làm sự tiếp xúc giữa đường với protein tăng lên, lan rộng và diễn ra mạnh mẽ hơn, dẫn đến các hợp chất có hại AGEs có thể tích tụ bên trong cơ thể và thúc đẩy sự phát triển các bệnh mạn tính biến chứng từ tiểu đường như tổn hại hệ thần kinh, bệnh về mắt, bệnh tim, bệnh thận ở bệnh nhân tiểu đường, bệnh Alzheimer và gây lão hóa sớm.

Một số nghiên cứu cho thấy Puerarin từ sắn dây có thể trì hoãn và điều trị các biến chứng tiểu đường này, như các vấn đề về tim mạch, bệnh thận đái tháo đường, bệnh võng mạc tiểu đường và bệnh thần kinh tiểu đường. Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm về tác dụng, cơ chế tác dụng và hiệu quả của sắn dây, theo Natural News.

Các nhà nghiên cứu tin rằng Puerarin là chất bổ trợ tiềm năng để điều trị bệnh tiểu đường và các biến chứng.

Những lợi ích sức khỏe của việc uống bột sắn dây

Bột sắn dây là một loại thảo dược y học cổ truyền đã được sử dụng nhiều trong những năm gần đây. Tại Nhật Bản, sắn dây được sử dụng để ngăn ngừa chứng nghiện rượu, được dùng để làm nở ngực, điều trị rụng tóc và giảm cân. Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng dưỡng chất thực vật isoflavone trong sắn dây có hoạt tính mạnh hơn trong đậu nành.

Theo Dược điển Trung Hoa, sắn dây có khả năng giải nhiệt, giải độc cơ thể, làm thông sự tắc nghẽn kinh mạch và bảo vệ các cơ quan quan trọng như thận và gan khỏi bị hư hại một cách rất tuyệt vời. Các nghiên cứu gần đây cũng đã báo cáo các ứng dụng y học khác nhau của loại thuốc thảo dược có giá trị cao này như:

Điều chỉnh lượng đường trong m.áu

Điều trị chứng nghiện rượu

Giảm viêm

Điều trị hội chứng chuyển hóa

Giảm các triệu chứng mãn kinh

Sắn dây là một loại thảo mộc mạnh mẽ có thể giúp điều trị nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, không giống như các chất bổ sung thảo dược phổ biến khác, các nghiên cứu về hiệu quả và độ an toàn của sắn dây hiện đang còn hạn chế, theo Natural News.

Đương nhiên là nếu bạn muốn sử dụng sắn dây như một loại thuốc bổ sung, trước tiên hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Theo thanhnien

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *