Ngứa 8 bộ phận này trên cơ thể đừng nghĩ dị ứng, cẩn thận ung thư “ghé thăm”

Không phải bất cứ trường hợp nào ngứa cũng là do muỗi đốt hay dị ứng mà đó có thể là lời cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.

Ngứa da có thể là biểu hiện của ung thư, bạn đừng xem nhẹ – Ảnh: Minh họa

– Ngứa lòng bàn tay, lòng bàn chân

Nếu lòng bàn chân, bàn tay của bạn đột nhiên ngứa râm ran, càng gãi càng ngứa… thì có thể do “nước ăn” chân hoặc mắc các bệnh về da.

Song nếu lòng bàn tay, bàn chân bị ngứa nhiều nơi, ngứa không xác định rõ vị trí, đi kèm với một vài dấu hiệu như vàng da vàng mắt, nước tiểu vàng, mệt mỏi, ăn kém, ra m.áu răng, ra m.áu cam… có thể là biểu hiện của một số bệnh về gan.

– Ngứa “vùng kín”

Trong kỳ k.inh n.guyệt, nhiều phụ nữ cảm thấy ngứa â.m h.ộ, thậm chí có ban đỏ và sẩn trên â.m h.ộ, đây là dấu hiệu chính của bệnh viêm da tiếp xúc.

Còn nếu ngứa bộ phận s.inh d.ục không trong kỳ k.inh n.guyệt là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa. Đồng thời, triệu chứng ra m.áu và đau vùng bụng dưới là biểu hiện điển hình của bệnh phụ khoa, thường liên quan đến các yếu tố như viêm â.m đ.ạo, nhiễm trichomonas, nhiễm nấm mốc.

– Ngứa cổ

Khi bị ngứa cổ thì đừng xem nhẹ, bởi cổ có hệ thống giải độc và hệ bạch huyết, khi bị ngứa có thể do tổn thương hệ bạch huyết. Nếu bị ung thư hạch, cũng có thể có ngứa rên cổ. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, bạn nên kiểm tra kịp thời để xem liệu hệ thống bạch huyết có bị ảnh hưởng hay không.

– Ngứa da

Thông thường ngứa da sẽ hay liên quan tới bệnh ngoài da. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng đó là tổn thương mô da khi ung thư đến. Nếu bạn luôn cảm thấy ngứa ở vùng da đó thì có thể là bệnh ung thư sắp đến cần kiểm tra ngay.

Đặc biệt sau khi xuất hiện ung thư da, trên bề mặt da có thể xuất hiện một số thay đổi bất thường, có thể có u, thậm chí có thể bị đau và ngứa ở bộ phận bị ung thư. Nếu bạn nhận thấy da luôn ngứa trong thời gian dài mà không có biểu hiện của các bệnh ngoài da thì bạn cần chú ý, đó có thể là bệnh ung thư sắp đến.

– Ngứa mũi

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy ngứa mũi, ngoài việc cảnh giác với bệnh viêm mũi dị ứng, bạn cũng nên chú ý đến sự xuất hiện của ung thư vòm họng.

Tuy nhiên, ngứa mũi cũng có thể là dấu hiệu ung thư biểu mô vòm họng là một bệnh rất thường gặp trên lâm sàng. Trong quá trình phát triển bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng bất lợi như ra m.áu cam, đau đầu, khó thở, khàn tiếng,… đều liên quan đến ung thư vòm họng.

– Ngứa lỗ tai

Đây có thể là biểu hiện của bệnh viêm tai giữa hoặc viêm tai ngoài cấp tính do nước bị mắc kẹt trong tai tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.

Đôi khi ngứa lỗ tai có thể là do bạn vệ sinh tai quá nhiều khiến tai bị khô hoặc có thể do ráy tai tích tụ bên trong nhiều.

– Ngứa bụng

Trường hợp tình trạng ngứa bụng thường xuyên xảy ra và không thể xác định vị trí ngứa, thì có thể lượng đường trong m.áu của bạn đang tăng cao. Chắc chắn bụng bị ngứa không phải là điều tốt, bạn nên kiểm tra lượng đường huyết càng sớm càng tốt.

– Ngứa toàn thân

Trên lâm sàng, 10%-40% bệnh nhân đái tháo đường có triệu chứng ngứa da toàn thân. Điều này là do bệnh tiểu đường không chỉ đơn giản là đường huyết cao, đường huyết tăng cao còn có thể kích thích hệ thần kinh, dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên, gây rối loạn thần kinh và gây ngứa da không thể giải thích được.

Ngày hè, mẹ đưa bé ra ngoài chơi, thoa kem chống nắng thế nào mới là chuẩn chỉnh?

Khi đưa bé ra ngoài chơi, việc thoa kem chống nắng cho bé là việc không thể thiếu.

Mùa hè nóng nực đã đến và nhiều bà mẹ bắt đầu tìm mua các sản phẩm chống nắng cho bé để tránh cho bé bị cháy nắng khi ra ngoài. Tuy nhiên, nhiều người cũng tự hỏi xem bé nhỏ như vậy có phù hợp để thoa kem chống nắng hay không và kem chống nắng có gây ra bất kỳ tác hại nào đến em bé hay không.

Nhiều người lớn t.uổi cho rằng việc thoa kem chống nắng cho trẻ là không cần thiết và nghĩ rằng hầu hết kem chống nắng đều chứa thành phần hóa học, sẽ gây hại cho làn da của em bé.

Vậy có nên thoa kem chống nắng cho bé?

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ lớn hơn 6 tháng t.uổi có thể sử dụng kem chống nắng. Bạn không nên đưa trẻ dưới 6 tháng t.uổi đến những nơi có ánh sáng trực tiếp. Khi đưa trẻ nhỏ ra ngoài, mẹ nên mặc quần áo dài cho bé và cũng nên cho bé ở trong bóng râm càng lâu càng tốt. Một số người nghĩ rằng mẹ nên cho bé ra ngoài để “dạn dày”, khỏe mạnh nhưng đây là ý kiến sai lầm.

Bức xạ tia cực tím ngoài trời sẽ làm tổn thương làn da mỏng manh của bé. Trong trường hợp nghiêm trọng, bé sẽ bị mất nước, sốt, bỏng nắng và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Do đó, thoa kem chống nắng giúp bảo vệ làn da cũng như sức khỏe của bé.

Nhiều người nghĩ rằng nên cho bé ra ngoài phơi nắng để bổ sung vitamin D. Tuy nhiên, nghiên cứu đã khẳng định rằng bạn nên bổ sung vitamin D cho bé qua thực phẩm thay vì ánh nắng.

1. Bạn cần thoa kem chống nắng quanh năm cho bé

Khi đưa bé ra ngoài, tốt nhất bạn nên thoa kem chống nắng cho bé, bất kể trời có nắng hay không.

2. Thứ hai, mẹo lựa chọn kem chống nắng

Tốt nhất, bạn nên chọn kem chống nắng được sản xuất riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Kem chống nắng hiện có trên thị trường được chia thành ba loại kem chống nắng vật lý, kết hợp vật lý và hóa học, kem chống nắng hóa học. Kem chống nắng vật lý phù hợp nhất cho trẻ sơ sinh với hoạt chất duy nhất trong titan dioxide hoặc kẽm oxit.

Việc sử dụng kem chống nắng vật lý phản chiếu tia cực tím, trong khi kem chống nắng hóa học trước tiên hấp thụ tia cực tím và sau đó chuyển đổi chúng thành các thành phần khác. Kem chống nắng kết hợp vật lý và hóa học có cả 2 tính năng trên.

3. Sử dụng kem chống nắng SPF30

Hiệp hội Da Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người thoa kem chống nắng SPF30 quanh năm. Nhưng nếu em bé thường ở nhà trong thời gian dài và không đi ra ngoài thường xuyên, bạn nên sử dụng kem chống nắng SPF 15-25 cho bé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *