Theo các nhà khoa học Mỹ, khi bị cúm, chúng ta nên tuân thủ chế độ ăn kiêng với một lượng carbohydrate hạn chế, chất béo cao và lượng protein vừa phải để làm giảm nguy cơ biến chứng và vượt qua n.hiễm t.rùng nhanh hơn.
Với chế độ ăn ketogenic, cơ thể nhận được hầu hết năng lượng không phải từ đường, mà từ axit béo làm tăng sức chịu đựng và khả năng chống lại stress – Ảnh: Globallookpress
Theo ScienceImmulonogy, các nghiên cứu tại Đại học Yale, Mỹ, đã chỉ ra rằng nếu Chế độ ăn kiêng này được gọi là chế độ ăn ketogenic. Với phương pháp này, cơ thể nhận được hầu hết năng lượng không phải từ đường, mà từ axit béo và các thể hình thành ketone. Cơ chế này làm tăng sức chịu đựng và khả năng chống lại stress.
Theo Akiko Iwasaki, giáo sư sinh học miễn dịch tại Đại học Yale, hóa ra, một số sản phẩm chuyển hóa các phân tử ketone ngăn chặn hoạt tính của các tế bào liên quan đến phát triển viêm. Đồng thời, có sự gia tăng số lượng tế bào miễn dịch – tế bào lympho T-gamma-delta. Chúng góp phần vào việc sản xuất chất nhầy, ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh.
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm với những con chuột bị gây nhiễm vi rut cúm A. Chuột được chia thành nhóm. Nhóm thứ nhất được dùng chế độ ăn ketogenic, còn nhóm thứ hai – nhóm đối chứng, thực hiện chế độ ăn thông thường. Kết quả là, động vật từ nhóm đầu tiên cho thấy tỷ lệ sống cao hơn. Cơ thể chúng duy trì được nồng độ oxy tối ưu trong m.áu, duy trì cân nặng và có ít hơn vi rút trong phổi.
Đây không phải là tác động tích cực đầu tiên của chế độ ăn ketogenic mà các nhà khoa học đã phát hiện ra trong vài năm qua.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Nghiên cứu mới: Chế độ ăn keto có thể chế ngự virus cúm
Chế độ ăn keto giàu chất béo, ít carbohydrate đã thu hút được nhiều người. Tuy nhiên, virus cúm “không thích” điều này.
Ảnh minh họa chế độ ăn keto
Một nghiên cứu của Đại học Yale (Mỹ) đăng tải trên Tạp chí Khoa học miễn dịch ngày 15/11, cho biết những con chuột được cho ăn chế độ ăn keto có khả năng chống lại virus cúm tốt hơn những con chuột được cho ăn thức ăn có nhiều carbohydrate.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chế độ ăn keto đã kích hoạt giải phóng các tế bào gamma delta T – các tế bào hệ thống miễn dịch – sản xuất chất nhầy trong lớp lót tế bào của phổi phổi, trong khi chế độ ăn nhiều carbohydrate thì không.
Thông qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện những con chuột ăn chế độ keto và bị nhiễm virus cúm có tỷ lệ sống cao hơn những con chuột có chế độ ăn bình thường.
“Đây là một phát hiện hoàn toàn bất ngờ” – Akiko Iwasaki, tác giả chính của nghiên cứu, chuyên gia về miễn dịch và sinh học phân tử, tế bào, công tác tại Viện Y học Howard Hughes chia sẻ.
“Nghiên cứu này cho thấy cách cơ thể đốt cháy chất béo để tạo ra năng lượng từ thực phẩm chúng ta ăn, và cách dinh dưỡng thúc đẩy hệ thống miễn dịch chống lại virus cúm” – Visha Deep Dixit – đồng tác giả của nghiên cứu nói.
Tuy nhiên, chế độ ăn này không có hiệu quả trên những chú chuột được nhân giống mà không có gen mã hóa cho các tế bào gamma delta T.
Chế độ ăn keto là chế độ ăn ít chất đường bột, giảm carbohydrate, giàu chất béo. Sử dụng chế độ ăn keto sẽ giúp giảm lượng đường trong m.áu, giảm insulin, chuyển hướng trao đổi chất của cơ thể từ tiêu thụ đường bột, carbohydrate sang sử dụng chất béo và protein làm năng lượng.
Theo Medical Xpress/viettimes