Ngứa chân: Khi nào là dấu hiệu cảnh báo bệnh?

Ngứa chân là tình trạng rất phổ biến. Trong hầu hết trường hợp, cảm giác ngứa chân không có gì đáng ngại.

Nhưng nếu ngứa chân kèm theo biểu hiện tê, sưng mắt cá chân thì cần phải đi khám bác sĩ ngay.

Những nguyên nhân gây ngứa chân thường gặp nhất là do yếu tố bên ngoài. Chẳng hạn, ngứa chân do muỗi, rệp hay ve đốt, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Ngứa chân kéo dài kèm theo cảm giác tê có thể là dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên. Ảnh SHUTTERSTOCK

Ngứa chân cũng có thể do một số vấn đề sức khỏe từ nhẹ đến trung bình. Da khô, chàm, vẩy nến, nhiễm nấm đều có thể gây ngứa chân.

Một nguyên nhân khác gây ngứa chân là viêm da tiếp xúc. Người mắc bị viêm da do tiếp xúc các chất hoặc tác nhân gây dị ứng da chân như một số loại xà phòng, cao su trong giày, sản phẩm làm móng, thảm… Thậm chí, loại thuốc nhuộm dùng để nhuộm vớ cũng có thể gây kích ứng da, dẫn đến ngứa ở một số người.

Các nguyên nhân gây ngứa này không cần đi khám bác sĩ và có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu ngứa bàn chân kèm theo cảm giác tê, rất có thể là dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên.

Tương tự, cảm giác ngứa quá mức ở lòng bàn chân có thể là dấu hiệu bệnh thận do tích tụ quá nhiều urê trong m.áu. Ngoài ngứa chân, bệnh còn kèm theo sưng mắt cá chân hay bàn chân.

Các cơn ngứa chân thông thường có thể thuyên giảm bằng cách chườm ấm, chườm mát, ngâm chân trong giấm táo hoặc kem dưỡng da không chứa cồn. Trong trường hợp ngứa trên diện rộng hoặc cơn ngứa kéo dài trên 3 tuần không hết thì hãy đến gặp bác sĩ kiểm tra.

Người bệnh cũng cần đi khám nếu cơn ngứa kèm theo n.hiễm t.rùng, sưng tấy, phát ban hoặc cản trở hoạt động hằng ngày. Bác sĩ sẽ xác định xem tình trạng ngứa chân này có liên quan đến bệnh tiềm ẩn nào hay không, theo Healthline.

55 loại thuốc và nguyên liệu được gia hạn giấy đăng ký lưu hành

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa gia hạn giấy đăng ký lưu hành thêm 55 loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế.

55 loại được Cục Quản lý Dược gia hạn lần này có 14 thuốc được sản xuất trong nước và 41 thuốc nước ngoài, bao gồm các loại thuốc sử dụng cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan, hỗ trợ giải độc, chống dị ứng và trong điều trị xơ vữa động mạch; thuốc trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường hô hấp, thuốc hướng tâm thần, chống loạn thần; trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; điều trị triệu chứng như buồn nôn và nôn do tình trạng đau nửa đầu cấp tính gây ra…

Trong 4 tháng có 10.156 giấy đăng ký lưu hành thuốc, vaccine, sinh phẩm y tế được gia hạn

Kem bôi trị n.hiễm t.rùng, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, viêm da; điều trị các nhiễm khuẩn tại chỗ do các chủng vi sinh vật nhạy cảm, đặc biệt là tụ cầu vàng…

Đây là đợt công bố thứ 4 của Bộ Y tế về gia hạn hiệu lực số đăng ký, đồng thời đây là số thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine, sinh phẩm y tế… có giấy đăng ký lưu hành hết hạn ngày 31/12/2022 được công bố gia hạn hiệu lực số đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 29/2022/NĐ-CP ngày 29/4/2022 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 ngày 30/12/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trong hơn 4 tháng qua, tổng 4 lần gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc nước ngoài; thuốc, nguyên liệu sản xuất trong nước, vaccine và sinh phẩm y tế của Bộ Y tế là 10.156 giấy đăng ký.

Theo Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường dẫn đến nhiều khó khăn trong việc thực hiện thủ tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc theo quy định hiện hành; số lượng hồ sơ gia hạn cần giải quyết rất lớn (trên 14.000 hồ sơ) và tiếp tục tăng lên, nhân lực thẩm định hồ sơ thiếu trầm trọng.

Việc gia hạn này không ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc do các thuốc đã được đăng ký lưu hành nhiều năm tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới (trong đó có nhiều quốc gia quản lý dược chặt chẽ).

Trường hợp không gia hạn kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và hoạt động cung ứng thuốc phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh ở mọi chuyên khoa, ở tất cả các tuyến điều trị.

Về lâu dài, cần có cơ chế gia hạn tự động đối với thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành. Chính phủ đã đề xuất cơ chế này trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và sẽ trình Quốc hội trong thời gian tới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *