Ngừa đột quỵ cho bệnh nhân rung nhĩ có bệnh lý đi kèm

Bệnh nhân rung nhĩ từng bị đột quỵ, suy thận có thể dùng liệu pháp kháng đông theo chỉ định bác sĩ, tái khám đều đặn góp phần tăng hiệu quả điều trị.

Thông tin được chia sẻ trong hội thảo chuyên đề “Dự phòng đột quỵ cho bệnh nhân rung nhĩ không do van tim” thuộc khuôn khổ “Hội nghị Đột quỵ Quốc tế” do Hội Đột quỵ TP HCM tổ chức với sự đồng hành của Văn phòng đại diện Bayer (South East Asia) tại TP HCM.

Hội thảo chuyên đề chia sẻ kiến thức, thực hành tiêu biểu, thảo luận về thực trạng và thách thức trong dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ không do van tim; thu hút sự quan tâm của 700 bác sĩ chuyên khoa nội tim mạch, nội thần kinh cả nước.

Giảm nguy cơ đột quỵ tái phát bằng cách phòng ngừa

Rung nhĩ (rung tâm nhĩ) là dạng rối loạn nhịp tim thường gặp và có nguy cơ gây đột quỵ cao gấp 5 lần so với ở người không mắc rung nhĩ. Bệnh nhân bị đột quỵ do rung nhĩ thường phải nằm viện lâu hơn, có nguy cơ bị tàn phế và t.ử v.ong cao hơn đột quy do những nguyên nhân khác.

Tính riêng ở châu Á, số bệnh nhân rung nhĩ dự kiến tăng cùng với sự già hóa dân số trong vùng. Thông tin chia sẻ từ Trung tâm Thông tin công nghệ sinh học quốc gia Mỹ, ước tính đến năm 2050, sẽ có khoảng 2,9 triệu người bị đột quỵ vì rung nhĩ, trong tổng số 72 triệu người mắc bệnh này. Đột quỵ do rung nhĩ thường để lại hậu quả nghiêm trọng với 50% số ca t.ử v.ong trong vòng một năm và 50% số ca sống sót bị di chứng tàn phế vĩnh viễn. Với bệnh nhân rung nhĩ, phòng ngừa đột quỵ là cách điều trị tốt nhất.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Huy Thắng, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP HCM, Trưởng khoa Bệnh lý mạch m.áu não Bệnh viện Nhân dân 115, người bệnh khi được chẩn đoán bị rung nhĩ, phải sử dụng kháng đông theo chỉ định của bác sĩ. Đây là một trong những thách thức lớn hiện nay tại Việt Nam vì nhiều bệnh nhân dễ tự ý bỏ thuốc, chủ quan không tái khám đều đặn khi cảm thấy khỏe hơn. Do đó, cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò quan trọng của thuốc kháng đông đường uống không phải kháng vitamin K (NOAC) trong việc quản lý và phòng ngừa đột quỵ liên quan đến rung nhĩ. Bản thân người bệnh phải tự ý thức để tuân thủ chỉ định và hướng dẫn điều trị, tái khám đầy đủ và kịp thời thông báo tình trạng bệnh với bác sĩ.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Thắng chia sẻ về việc nâng cao nhận thức của cộng đồng trong phòng ngừa đột quỵ liên quan đến rung nhĩ.

Tiến sĩ, bác sĩ Huy Thắng cho biết thêm, một số thuốc kháng đông đường uống mới hiện nay có thể giúp phòng ngừa đột quỵ tốt hơn, kể cả ở nhóm nguy cơ cao như từng bị đột quỵ hay bị suy thận… Phòng ngừa đột quỵ không quá khó với bệnh nhân rung nhĩ. Nếu bệnh nhân đột quỵ do các nguyên nhân khác phải dùng nhiều thuốc phối hợp để phòng ngừa thì với bệnh nhân đột quỵ do rung nhĩ, chỉ cần sử dụng kháng đông đã có thể giảm được 70% nguy cơ tái phát.

Liệu pháp kháng đông đường uống không kháng vitamin K

Hướng dẫn điều trị của Hội nghị Tim mạch châu Âu (ESC) năm 2016, kháng đông đường uống mới không phải kháng vitamin K (NOAC) là liệu pháp được ưu tiên sử dụng để phòng ngừa đột quỵ cho bệnh nhân rung nhĩ không do van tim.

Tiến sĩ, bác sĩ Huy Thắng chia sẻ thêm, liệu pháp NOAC có nhiều ưu điểm hơn như liều cố định, ít tương tác thuốc và thức ăn, không cần theo dõi INR (chỉ số theo dõi tình trạng đông m.áu) qua xét nghiệm m.áu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho bệnh nhân tuân thủ chế độ điều trị chỉ định, góp phần giảm các xét nghiệm và thăm khám thường xuyên.

Một trong những băn khoăn của bác sĩ điều trị là chức năng thận sẽ suy giảm khi người bệnh già đi và do một số bệnh lý đi kèm như đái tháo đường. Rung nhĩ thường gặp ở người lớn t.uổi nên cần liệu pháp điều trị giúp bảo tồn chức năng thận, đem đến chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Các chuyên gia trong nước và quốc tế thảo luận về công tác phòng ngừa đột quỵ cho bệnh nhân rung nhĩ.

Bác sĩ Lynette Moey, Giám đốc nhánh Dược phẩm của Bayer tại Việt Nam, Tổng Giám đốc Bayer Việt Nam chia sẻ, nhìn thấy người bệnh tránh được đột quỵ, chủ động trong sinh hoạt là điều ý nghĩa đối với Bayer. Bayer nỗ lực hơn nữa nhằm đem lại các giải pháp mới đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh nhân, thực hiện cam kết đồng hành cùng chăm sóc sức khỏe người dân trong suốt hành trình 25 năm Bayer có mặt tại Việt Nam.

Kim Uyên

Theo VNE

Triển vọng mới trong phòng ngừa đột quỵ cho bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là dạng rối loạn nhịp tim thường gặp nhất và có nguy cơ gây đột quỵ cao gấp 5 lần so với ở người không mắc rung nhĩ. Bệnh nhân bị đột quỵ do rung nhĩ thường phải nằm viện lâu hơn và có nguy cơ bị tàn phế và t.ử v.ong cao hơn đột quy do những nguyên nhân khác.

Tính riêng ở châu Á, ước tính đến năm 2050, sẽ có gần 3 triệu người bị đột quỵ vì rung nhĩ, trong tổng số 72 triệu người mắc bệnh này. Thống kê cho thấy, đột quỵ do rung nhĩ thường để lại hậu quả nghiêm trọng: 50% số ca t.ử v.ong trong vòng một năm và 50% số ca sống sót bị di chứng tàn phế vĩnh viễn.

PGS. TS. BS. Phạm Nguyễn Vinh, Phó Chủ tịch Hội Tim Mạch Học Việt Nam, Cố vấn Chuyên môn Bệnh viện Tim Tâm Đức, Chủ tọa hội thảo tại TP.HCM phát biểu khai mạc

Thông tin trên được nhấn mạnh tại Hội thảo khoa học – chuyên đề về phòng ngừa đột quỵ cho bệnh nhân rung nhĩ được tổ chức tại Tp.HCM bởi Hội Tim mạch học Việt Nam và Bayer Việt Nam tài trợ, đã thu hút sự tham dự của hơn 400 bác sĩ chuyên khoa nội tim mạch, nội thần kinh, hồi sức tích cực, lão khoa trên cả nước, cùng chia sẻ kiến thức và các thực hành tiêu biểu trong xử trí và phòng ngừa đột quỵ cho bệnh nhân rung nhĩ, và thảo luận về thực trạng và thách thức trong công tác phòng ngừa đột quỵ cho bệnh nhân rung nhĩ không do van tim ở nước ta hiện nay.

Giải pháp kháng đông đường uống mới: nhiều thuận tiện cho bệnh nhân, thêm an tâm cho bác sĩ

Cập nhật hướng dẫn điều trị mới nhất của Hội nghị Tim mạch châu Âu (ESC) năm 2016 khuyến cáo liệu pháp kháng đông đường uống mới không phải kháng vitamin K được xem là liệu pháp chuẩn mới và được ưu tiên sử dụng để phòng ngừa đột quỵ cho bệnh nhân rung nhĩ không do van tim.

TS. BS. Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP. HCM chia sẻ những triển vọng mới trong xử trí và phòng ngừa đột qụy

Liệu pháp kháng đông đường uống mới có nhiều ưu điểm hơn như: liều cố định, ít tương tác thuốc và thức ăn, không cần theo dõi INR (chỉ số theo dõi tình trạng đông m.áu) qua xét nghiệm m.áu; nhờ đó, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho bệnh nhân tuân thủ chế độ điều trị được bác sĩ chỉ định, góp phần giảm các xét nghiệm và thăm khám thường xuyên. Liệu pháp kháng đông đường uống mới không phải kháng vitamin K giảm đáng kể tỉ lệ xuất huyết nặng, tỉ lệ xuất huyết nội sọ và tỉ lệ t.ử v.ong do xuất huyết so với giải pháp kháng vitamin K, PGS. TS. BS. Phạm Nguyễn Vinh, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam, Cố vấn Chuyên môn Bệnh viện Tim Tâm Đức, chủ tọa hội thảo cho biết.

Bệnh nhân cần tuân thủ điều trị lâu dài, liên tục để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Cập nhật từ chuyên gia tại diễn đàn về sức khỏe tim mạch do Đại học quốc gia Singapore chủ trì gần đây cho thấy, hiện có những phương pháp điều trị có thể giảm 50%-70% nguy cơ đột quỵ lần đầu tiên và giảm 50% nguy cơ đột quỵ lần thứ hai ở những bệnh nhân từng bị đột quỵ.

Các chuyên gia nhấn mạnh bệnh nhân cần tuân thủ chế độ điều trị, tái khám đều đặn dù cảm thấy khỏe hơn.

Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất hiện nay tại Việt Nam là việc điều trị kháng đông lâu dài vì nhiều bệnh nhân dễ tự ý bỏ thuốc, chủ quan không tái khám đều đặn khi cảm thấy khỏe hơn. Do đó, điều quan trọng là việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của giải pháp kháng đông đường uống không kháng vitamin K(NOACs) trong việc quản lý và phòng ngừa đột quỵ liên quan đến rung nhĩ, TS. BS. Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội Đột quỵ Tp.HCM, Trưởng khoa Bệnh lý mạch m.áu não – BVND 115 chia sẻ.

Bên cạnh việc áp dụng các giải pháp kháng đông đường uống mới tiên tiến hiện nay thì để đạt được hiệu quả phòng ngừa đột quỵ tốt nhất, đặc biệt là trên nhóm bệnh nhân nguy cơ cao như: từng bị đột quỵ, suy thận…, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ chế độ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, tái khám đầy đủ, sử dụng các giải pháp kháng đông theo chỉ định, kịp thời thông báo cho bác sĩ về tình trạng bệnh…, TS. BS. Nguyễn Huy Thắng nhấn mạnh.

Được nhìn thấy người bệnh tránh được những lần đột quỵ, chủ động được trong sinh hoạt hàng ngày là điều vô cùng ý nghĩa đối với Bayer. Đây cũng là động lực để chúng tôi nỗ lực hơn nữa nhằm đem lại các giải pháp mới đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh nhân Việt Nam, thực hiện cam kết đồng hành cùng chăm sóc sức khỏe người dân trong suốt hành trình 25 năm Bayer có mặt tại Việt Nam, BS Lynette Moey, Giám đốc nhánh Dược phẩm của Bayer tại Việt Nam, Tổng Giám đốc Bayer Việt Nam chia sẻ.

Bình Minh

Theo Dân trí

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *