Vì quá xấu hổ ở khu vực nhạy cảm có mùi tanh khó chịu, lại ngứa rát đến viêm đỏ cả vùng háng mà n.ữ s.inh này nhất định không chịu cởi quần để bác sĩ khám.
Ngứa vùng kín là dấu hiệu của nhiều căn bệnh liên quan tới một số loại nấm mốc phát triển. Mặc dù nhiều chị em biết vùng kín của mình đang có vấn đề, nhưng đây lại là khu vực nhạy cảm nên có người cảm thấy xấu hổ, nhút nhát không dám đến gặp bác sĩ. Việc chậm trễ trong việc phát hiện và chữa trị kịp thời khiến cho không ít chị em lãnh hậu quả nghiêm trọng.
Mới đây, trong chương trình “Doctor Is Hot” của Đài Loan, bác sĩ Thái Nghĩa Sơn chia sẻ trường hợp một nữ bệnh nhân có liên quan tới việc ngứa vùng kín. Bác sĩ Thái kể rằng bệnh nhân là một n.ữ s.inh 20 t.uổi, mặc dù bị ngứa vùng kín nhưng cô gái không muốn cởi quần ra để bác sĩ khám. Để xoa dịu tâm trạng lo lắng và xấu hổ, bác sĩ Thái đã nói: “Những gì em có tôi cũng có”.
Quá xấu hổ vùng kín có mùi nên n.ữ s.inh này không dám cởi quần để bác sĩ khám.
Sau khi trấn an một lúc, cô gái cũng chịu cởi quần ra, lúc này bác sĩ Thái mới hiểu được lý do vì sao cô lại xấu hổ đến vậy. Bác sĩ Thái nói: “Ngay khi cởi quần lót ra, tôi thấy có mùi tanh rất nồng, viêm đỏ lại phát ban khá rộng. Tôi đã chẩn đoán là n.hiễm t.rùng nấm bẹn”.
Bác sĩ Thái nói thêm: “Vùng kín của n.ữ s.inh bị nấm mốc phát triển quá nhiều, phát ban dày đặc. Chẩn đoán mắc 2 bệnh cùng lúc là nấm bẹn và nấm Candida”.
N.ữ s.inh này cũng nói thêm với bác sĩ Thái về nguyên nhân mình chậm trễ trong việc đến bệnh viện. Cô lo sợ người ta sẽ hiểu nhầm về cuộc sống riêng tư, hay quan hệ t.ình d.ục bừa bãi mới dẫn tới bị ngứa vùng kín. Cô còn khẳng định là mình vẫn còn trinh, chưa quan hệ bao giờ.
Kiểm tra cẩn thận nguyên nhân khiến n.ữ s.inh này bị bệnh, bác sĩ Thái nói rằng có thể là do cô đang bị nấm da chân. Việc gãi chân rồi vô thức gãi vào một số vùng khác sẽ khiến cho việc lây nhiễm nấm mốc lan rộng.
Việc gãi chân rồi vô thức gãi vào một số vùng khác sẽ khiến cho việc lây nhiễm nấm mốc lan rộng.
Bác sĩ Thái khẳng định ngứa vùng kín không phải là bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục. Việc điều trị bằng kháng sinh sẽ cải thiện các triệu chứng nhanh chóng. Ngoài ra, nấm da chân chỉ có một số người dễ mắc phải. Để phòng tránh nấm da chân, tốt nhất nên vệ sinh tay chân thường xuyên, đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ sau mãn kinh. Nếu nhà có nuôi thú cưng thì càng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Một cuộc khảo sát trên 300 phụ nữ trong độ t.uổi từ 18-45 cho thấy có hơn 70% từng bị ngứa ở vùng kín và có mùi hôi khó chịu. Bác sĩ Dương Tịnh Di, trưởng khoa da liễu tại bệnh viện Chang Gung Đài Loan cho biết các vấn đề về ngứa vùng kín thường phổ biến trong mùa hè, bao gồm viêm nang lông, eczema (chàm), tinea cruris (nấm bẹn). Nếu các bệnh n.hiễm t.rùng do vi khuẩn gây ra thì dịch tiết sẽ có mùi tanh. Nếu nhiễm nấm đơn thuần thì dịch tiết không có mùi khó chịu mà chỉ gây ngứa.
Những hấu hiệu của nấm bẹn
Nấm bẹn là một bệnh nhiễm nấm, gây ra phát ban đỏ và ngứa ở những khu vực ấm và ẩm ướt của cơ thể. Phát ban thường ảnh hưởng đến nhiều ở vùng háng và đùi trong. Các triệu chứng của nấm bẹn ở khu vực bị ảnh hưởng bao gồm:
– Nổi nhiều vết ban đỏ.
– Ngứa dai dẳng.
– Cảm giác bỏng rát khó chịu.
– Bong tróc hoặc nứt da.
– Phát ban trở nên nặng hơn khi tập thể dục hoặc vận động.
– Màu da thay đổi.
Nguyên nhân gây ra nấm bẹn
Nấm bẹn do một loại nấm thuộc nhóm dermatophytes (nấm da) gây ra. Những loại nấm này sống trên da và thường không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu bạn mặc quần áo đầy mồ hôi, hoặc da tiếp xúc lâu với nơi ẩm ướt sẽ khiến nấm sinh sôi nhanh chóng. Sự phát triển quá mức của các tế bào nấm ở vùng háng sẽ gây ra n.hiễm t.rùng và được gọi là nấm bẹn.
Bạn có thể bị nhiễm nấm thông qua tiếp xúc cá nhân gần hoặc qua tiếp xúc với quần áo chưa giặt của người bị nhiễm bệnh.
Theo Ettoday & Healthline/Trí Thức Trẻ
Tắm nắng mùa xuân coi chừng hủy hoại làn da
Nhiều bệnh nhân đã phải đến bệnh viện kiểm tra bởi những bất thường trên làn da sau khi đi tắm nắng mùa xuân. Bác sĩ khuyến cáo cộng đồng cần hạn chế tiếp xúc ánh nắng từ 11 giờ đến 15 giờ.
Vào mùa xuân, Bệnh viện Da Liễu TPHCM thường tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị dị ứng với ánh nắng dẫn đến tình trạng da xuất hiện những nốt đỏ, mảng đỏ cho đến mụn nước, bóng nước có thể gây ngứa hay bỏng rát. Phát ban thường xuất hiện ở những vùng da dễ nhận thấy nên gây mặc cảm cho người bệnh.
Không chỉ có nữ giới mà nam giới cũng đối mặt với tình trạng này, trường hợp gần đây nhất là bệnh nhân nam, M.T.D. (51 t.uổi, ngụ tại quận Gò Vấp) đến bệnh viện thăm khám khi da vùng cổ và ngực, vai, lưng xuất hiện nhiều mảng đỏ, nổi mụn nước…
Làn da bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng khi vừa tắm biển vừa tắm nắng
Qua khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía người bệnh được biết, trước đó ông T.D. đã cùng gia đình đi tắm biển. Trong tiết trời mát mẻ, ông đã không để ý đến những tác động từ ánh nắng mặt trời nên thường xuyên vừa tắm biển, vừa phơi nắng mà không có bất kỳ biện pháp nào để bảo vệ làn da.
BS.CKII Vũ Thị Phương Thảo, Phó trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Da Liễu cho biết, trường hợp của bệnh nhân M.T.D. kể trên được chẩn đoán là “phát ban đa dạng do ánh sáng”. Đây là một phản ứng da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời chỉ với thời gian khoảng 20 phút. Biểu hiện với những nốt đỏ, mảng đỏ cho đến mụn nước, bóng nước và có thể gây ngứa, nóng rát.
Không chỉ những người tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, bác sĩ cảnh báo những người tiếp xúc gián tiếp cũng có thể bị phát ban khi tiếp xúc với ánh nắng xuyên qua cửa sổ và một số trường hợp xảy ra với bóng đèn huỳnh quang. Cơ chế mà ánh sáng gây phát ban chưa được sáng tỏ, có lẽ là một phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Theo BS Phương Thảo, phát ban thường xảy ra vào mùa xuân, sau khi bệnh nhân đi chơi, tiếp xúc với ánh nắng hoặc đến những quốc gia có nhiều nắng. Về đối tượng thì nữ dễ bị hơn nam. Bệnh thường khởi phát trước năm 30 t.uổi và có khuynh hướng nặng dần theo thời gian. Mọi loại da đều có thể bị nhưng thường gặp ở người da sáng màu. Bệnh không lây và không liên quan đến ung thư da. Bệnh được chẩn đoán dựa trên biểu hiện của phát ban và t.iền sử tiếp xúc với ánh nắng.
Cần có giải pháp bảo vệ làn da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (ảnh minh họa)
Hiện nay vẫn chưa có thuốc trị khỏi hẳn phát ban đa dạng do ánh sáng. Tuy nhiên, có thể phòng ngừa tái phát bằng cách tránh tiếp xúc với ánh nắng và sử dụng kem chống nắng. Ngoài ra, đối với một số người, bệnh có thể tự khỏi dần sau một vài năm khi da trở nên dung nạp hơn với ánh nắng.
Ước tính, có khoảng 10% dân số bị phát ban đa dạng do ánh sáng. Vì vậy, để phòng bệnh hoặc ngừa bệnh tái phát, BS.CKII Vũ Thị Phương Thảo khuyến cáo cộng đồng nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trong khoảng thời gian 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều. Khi sử dụng kem chống nắng nên chọn loại có SPF từ 30 trở lên để bảo vệ chống lại UVB, và chỉ số UVA từ 4 đến 5 (kem chống nắng phổ rộng), thoa trước khi ra nắng 15 – 30 phút, lặp lại mỗi 2 giờ, sau khi đi bơi và đổ mồ hôi.
Bên cạnh việc sử dụng kem chống nắng, cần phối hợp thêm với các biện pháp khác như mặc quần áo dài tay, ở trong bóng râm, khi có biểu hiện của bệnh, cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được khám, tư vấn và điều trị phù hợp.
VÂN SƠN
Theo Dân Trí