Người bệnh đái tháo đường cần lưu ý gì khi ăn xoài?

Xoài là vị thuốc có tác dụng chữa nhiều bệnh và cũng là loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp, tốt cho người bệnh đái tháo đường.

Tuy nhiên, khi tiêu thụ xoài, người bệnh đái tháo đường cần lưu ý gì?

Cây xoài có tên khoa học Mangifera indica L., thuộc họ đào lộn hột (Anacardiaceae). Toàn cây xoài đều được dùng làm thuốc.

Lá, vỏ thân xoài dùng để nấu nước tắm hoặc chế thành thuốc trị bệnh ngoài da.

Quả có vị ngọt, chua, tính bình, tác dụng lý khí kiện tỳ, trị ho.

Hạt xoài có vị ngọt, đắng, tính bình, tác dụng hành khí giảm đau, được dùng để trị chứng miệng khát, họng khô, tiểu tiện không thông…

1. Lợi ích của ăn xoài với người đái tháo đường

Đái tháo đường với những biểu hiện lâm sàng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều… Đông y xếp vào chứng tiêu khát. Chứng này có nhiều nguyên nhân gây ra, dẫn đến tân dịch giảm thiểu.

Xoài theo Đông y còn có tên gọi là vọng quả, là vị thuốc có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát sinh tân, kiện tỳ dưỡng vị. Như vậy theo Đông y người có chứng tiêu khát có thể ăn được xoài, thậm chí xoài với tác dụng sinh tân giải khát còn có lợi đối với người đang mắc chứng tiêu khát.

Nghiên cứu y học hiện đại cũng chỉ ra rằng trong xoài có nhiều chất xơ, chất xơ sẽ làm chậm quá trình hấp thu carbohydrate qua đó làm giảm giải phóng glucose vào m.áu. Trong xoài cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương do tăng đường huyết gây ra. Việc sử dụng xoài một cách hợp lý xét theo cả khía cạnh Đông và Tây y lại mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh đái tháo đường.

Quả xoài có chỉ số đường huyết thấp nhưng người bệnh đái tháo đường không nên ăn nhiều.

2. Lưu ý khi ăn xoài với người bệnh đái tháo đường

Mặc dù xoài tốt cho người bệnh đái tháo đường, nhưng vẫn có nguy cơ tiềm ẩn làm tăng đường huyết nếu dùng quá nhiều. Vậy đối với người bệnh đái tháo đường, nên sử dụng loại quả này như thế nào mới được coi là hợp lý?

Không nên ăn quá nhiều xoài: Mỗi lần người bệnh chỉ nên ăn tối đa nửa quả xoài và không nên ăn thường xuyên. Có thể kết hợp với kiểm tra đường huyết sau khi ăn hoặc tham khảo lời khuyên từ bác sĩ có chuyên môn để đưa ra khẩu phần ăn hợp lý cho mỗi người.

Nên ăn xoài xanh : Những quả xoài chín thường chứa lượng đường cao hơn, dễ gây tăng đường huyết sau khi ăn, vậy nên người bệnh đái tháo đường có thể chọn ăn xoài khi còn xanh nhằm hạn chế việc đường huyết tăng nhanh sau khi ăn.

Ăn cùng các thực phẩm giàu chất xơ khác: Chất xơ có thể làm chậm quá trình hấp thu carbohydrate, vì vậy ăn xoài với những thực phẩm giàu chất xơ khác chính là một cách để tránh tình trạng đường huyết tăng nhanh sau khi ăn.

Đái tháo đường: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Đái tháo đường (còn gọi là tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate (glucid), protein (protid) và lipid, đặc trưng bởi tăng glucose trong m.áu do giảm tương đối hoặc tuyệt đối tiết insulin, hiệu quả hoạt động insulin hoặc cả hai.

Khi tăng đường huyết vượt quá ngưỡng thận sẽ xuất hiện đường niệu (glucose trong nước tiểu).

Phân loại đái tháo đường gồm: Đái tháo đường type 1 và type 2. Ngoài ra còn có những thể khác như đái tháo đường thai kỳ, đái tháo đường sơ sinh, đái tháo đường do dùng thuốc, hóa chất chứa glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô…

Đái tháo đường type 1

Insulin là hormone do các tế bào beta của đảo tụy sản xuất, có nhiệm vụ điều chỉnh sự chuyển hóa carbohydrate, protein và lipid bằng cách thúc đẩy hấp thụ glucose từ m.áu vào tế bào. Đái tháo đường type 1 là hậu quả của quá trình phá hủy tự miễn các tế bào beta của đảo tụy, dẫn đến không có hoặc có rất ít insulin. Bệnh chiếm 10-20% các trường hợp đái tháo đường, có thể xảy ra ở mọi độ t.uổi nhưng thường gặp ở t.rẻ e.m và thanh thiếu niên.

Đái tháo đường type 2

Đái tháo đường type 2 đặc trưng bởi thiếu insulin tương đối cùng với kháng insulin. Bệnh gây ra khoảng 85% trường hợp đái tháo đường, thường gặp ở người lớn trên 30 t.uổi.

Có nhiều nguyên nhân gây ra đái tháo đường type 2 nhưng không có nguyên nhân chuyên biệt nào. Bệnh thường xuất hiện cùng một số bệnh khác như béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid m.áu. Nguy cơ bệnh gia tăng theo độ t.uổi, béo phì và ít vận động.

Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là loại đái tháo đường được chẩn đoán ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, mà không có bằng chứng cho thấy bị đái tháo đường trước đó. Khoảng 1-2% phụ nữ mang thai giảm dung nạp glucose dẫn đến mức đái tháo đường thai kỳ. Bệnh gây ra nguy cơ biến chứng trong quá trình mang thai và sinh nở. Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ, trẻ sinh ra có nhiều nguy cơ bị đái tháo đường trong tương lai.

Nên theo dõi đường huyết thường xuyên ở người bệnh đái tháo đường.

2. Triệu chứng của bệnh đái tháo đường

Dù là đái tháo đường type 1 hay type 2 các bệnh nhân đều có các triệu chứng:

Ăn nhiều.

Uống nhiều.

Tiểu nhiều.

Sút cân.

Ngoài ra người bệnh còn bị khô miệng, khô da, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, rụng tóc và rối loạn k.inh n.guyệt (ở phụ nữ), vết thương lâu lành, có cảm giác kiến bò ở đầu chi… Nếu bệnh nhân không được khám và điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nặng và phức tạp ở các phủ tạng.

3. Đái tháo đường có lây không?

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không phải là bệnh lây nhiễm nên không thể lây.

4. Phòng bệnh đái tháo đường

Việc phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống và tập luyện. Vì vậy cần chú ý đến những điều sau để hạn chế nguy cơ mắc bệnh:

Ăn uống:

Ăn đa dạng các loại thực phẩm, trong đó chú ý nhiều rau quả và trái cây.

Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều tinh bột.

Tránh thực phẩm nội tạng động vật, thức uống nhiều đường (nước ngọt).

Tập luyện:

Luyện tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày trong ít nhất 5 ngày/tuần.
Kiểm soát chỉ số BMI từ 18-25.

Trong đó việc khám tầm soát ít nhất 1 năm/lần đối với người chưa mắc bệnh, 6 tháng/lần đối với người có yếu tố nguy cơ và điều trị thường xuyên đối với người đã mắc bệnh là rất quan trọng.

5. Cách điều trị bệnh đái tháo đường

Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra mục tiêu điều trị khác nhau nhằm giảm các triệu chứng, kiểm soát lượng đường trong m.áu, giảm các biến chứng liên quan và giúp người bệnh đái tháo đường có cuộc sống bình thường.

Bệnh nhân đái tháo đường nên luyện tập 30 phút mỗi ngày, 150 phút mỗi tuần.

Việc điều trị đái tháo đường cần kết hợp sử dụng thuốc với chế độ ăn uống và rèn luyện phù hợp.

– Đái tháo đường type 1 bắt buộc phải dùng insulin để điều trị.

– Điều trị bệnh đái tháo đường type 2 cần bắt đầu từ chế độ ăn và rèn luyện.

Trong trường hợp đường huyết vẫn cao thì phải dùng thuốc. Nếu glucose m.áu tăng quá cao có thể dùng thuốc phối hợp sớm. Việc điều trị bằng thuốc sẽ bắt đầu với nhóm thuốc sulfonylurea hoặc metformin tùy theo thể trạng của bệnh nhân. Đa phần bệnh nhân đái tháo đường type 2 không cần điều trị bằng insulin. Chỉ khi các phương pháp trước đó không có hiệu quả thì bắt buộc dùng insulin (tỷ lệ này là 1/3 số bệnh nhân).

Thay đổi lối sống, giảm cân ở người béo phì và duy trì cân nặng ở người không thừa cân là điều kiện thiết yếu để điều trị và kiểm soát bệnh đái tháo đường:

Luyện tập 30 phút mỗi ngày, 150 phút mỗi tuần, không nên ngưng tập 2 ngày liên tiếp. Đi bộ là bài tập dễ áp dụng nhất, cần kết hợp với tập kháng lực. Nên tập theo thể lực của từng cá nhân.

Ưu tiên carbohydrat chưa qua tinh chế như gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen…

Bổ sung ít nhất 15g chất xơ mỗi ngày.

Bổ sung đạm động vật và đạm thực vật từ các loại đậu, ăn nhiều cá.

Ưu tiên chất béo tốt từ mỡ cá, dầu oliu, dầu mè, dầu lạc, các loại hạt óc chó, hạnh nhân… Không sử dụng chất béo chuyển hóa từ thức ăn nhanh, thực phẩm chiên rán ngập dầu.

Bổ sung các yếu tố vi lượng nếu thiếu.

Giảm muối và các chất tạo ngọt.

Không hút t.huốc l.á.

Bên cạnh đó người bệnh cần được:

– Kiểm soát huyết áp và lipid, phòng chống các rối loạn đông m.áu để giảm nguy cơ tim mạch và các biến chứng khác.

– Thường xuyên tầm soát các tổn thương ở mắt, thận, thần kinh và bàn chân để được điều trị sớm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *