Người bệnh gan mạn tính có nên tiêm vaccine Covid-19?

Gia đình tôi đang được phát giấy đăng ký tiêm vaccine Covid-19, nhưng bố tôi mắc bệnh xơ gan thì có nên tiêm không? (Hùng, 35 t.uổi, TP HCM).

Trả lời:

Hiện có nhiều loại vaccine phòng ngừa Covid-19 an toàn và đạt hiệu quả cao. Theo khuyến cáo, mọi người trên 18 t.uổi nên tiêm vaccine ngừa Covid-19, riêng vaccine Pfizer-BioNTech đã được Cơ quan Kiểm soát Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép tiêm cho người từ 12 t.uổi.

Các vaccine ngừa Covid-19 đều được phê duyệt và cấp phép sử dụng khẩn cấp nhằm đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch. Do đó vẫn chưa có đủ dữ liệu khoa học để kết luận chính xác vaccine nào hiệu quả hơn vaccine nào. Điều quan trọng nhất là tất cả các vaccine đều có khả năng hạn chế lây lan, giảm tỷ lệ bệnh diễn tiến nặng và giảm nguy cơ t.ử v.ong.

Tất cả những người bệnh mắc bệnh gan mạn tính đều phải được ưu tiên tiêm vaccine ngừa Covid-19, ngay cả những người bệnh bị xơ gan mất bù, ung thư gan…

Đối với những người ghép gan vẫn có chỉ định chủng ngừa vaccine Covid-19 khi chức năng gan ổn định sau ghép, chỉ trì hoãn tiêm ngừa khi người bệnh đang trong giai đoạn thải ghép cấp.

Tiêm ngừa vaccine Covid-19 sẽ giúp bảo vệ người bệnh gan mạn tính không bị nhiễm bệnh nặng. Ngoài ra, những người mắc bệnh gan mạn tính cũng cần chủng ngừa bệnh viêm gan virus A, viêm gan virus B, cúm và bệnh nhiễm phế cầu khuẩn. Các hướng dẫn hiện nay khuyên người bệnh nên tiêm vaccine ngừa Covid-19 cách các loại vaccine khác ít nhất hai tuần.

Hiện chưa có dữ liệu nào cho thấy vaccine ngừa Covid-19 gây tác hại ở nhóm người bệnh gan mạn tính. Không nên từ chối hoặc trì hoãn tiêm vaccine ngừa Covid-19 vì lo ngại về hiệu quả hay tính an toàn của vaccine. Các dữ liệu cho thấy người bệnh gan mạn tính mắc Covid-19 sẽ làm cho bệnh gan tiến triển nặng hơn, dễ t.ử v.ong hơn.

Tuy nhiên, người bệnh cũng nên trao đổi với bác sĩ điều trị bệnh gan của mình trước khi tiêm phòng.

Một người dân khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine Covid-19. Ảnh: Hữu Khoa

Bác sĩ Bùi Hữu Hoàng – Bác sĩ Phan Thế Sang
Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

Không liên quan đến rượu bia, đây là “chất xúc tác giấu mặt” gây bệnh gan, đáng tiếc nhiều người không bỏ được

Có những thói quen xấu khác trong cuộc sống cũng có thể gây hại cho gan, đặc biệt có 1 việc được coi là “chất xúc tác giấu mặt” cực kì có hại cho gan nhưng ít người biết.

Gan chiếm một vị trí rất quan trọng trong hoạt động bình thường của cơ thể con người, thế nhưng con người sẽ luôn vô tình làm hại nó. Ví dụ như việc ăn uống kiêng khem thường xuyên cũng có thể làm tăng tải cho gan và gây ra những tổn thương lớn cho gan.

Vì vậy, khi bệnh gan xuất hiện ở giai đoạn đầu, mọi người rất dễ bỏ qua những biểu hiện bất thường của cơ thể. Sau khi phát hiện thì rất có thể bệnh đã phát triển đến giai đoạn muộn. Vì vậy, trong cuộc sống mọi người phải chăm sóc thật tốt cho gan.

Ai cũng biết bia rượu là những thứ rất có hại cho gan. Và một khi nói rằng cần bảo vệ gan, hầu hết chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc hạn chế hoặc bỏ uống rượu bia. Thực tế, ngoài việc “nhậu nhẹt”, có những thói quen xấu khác trong cuộc sống cũng có thể gây hại cho gan, đặc biệt có 1 việc được coi là “chất xúc tác giấu mặt” cực kì có hại cho gan nhưng ít người biết.

Thường xuyên cãi vã và tức giận – “chất xúc tác giấu mặt” cực kì có hại cho gan

Thực tế, “chất xúc tác” chính gây ra bệnh gan là vấn đề tình cảm. Nếu thường xuyên mất bình tĩnh hay cãi vã vì những chuyện vặt vãnh thì không chỉ khiến tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến chức năng gan, gan bị tổn thương.

Những cảm xúc tiêu cực như tức giận, cáu gắt… sẽ khiến khí trong gan bị ngưng trệ và gây tổn hại nhất định đến chức năng gan. Vì vậy, để gan khỏe mạnh, bạn phải ổn định cảm xúc của mình, tránh cãi vã, bớt nóng giận. Duy trì thái độ lạc quan, lạc quan là một cách để tăng cường chức năng gan.

Ngoài ra, những điều sau đây cũng thực sự gây hại cho gan

Thường xuyên thức khuya

Thức khuya là tình trạng mà hiện nay rất nhiều người mắc phải. Khi thức khuya, cơ thể con người thực sự không có đủ thời gian để tự phục hồi, lượng m.áu nuôi gan m.áu dễ bị suy yếu vì m.áu nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể khi bạn đang ngủ. Vì vậy nếu bạn thường xuyên thức khuya sẽ không chỉ ảnh hưởng đến quá trình giải độc bình thường của gan mà việc sửa chữa tế bào gan cũng gặp vấn đề.

Uống nhiều rượu bia

Điều này thì chắc hẳn ai cũng đã biết. Theo các nghiên cứu liên quan thì hơn một nửa số bệnh nhân ung thư gan có thói quen uống rượu bia lâu năm, vì vậy đối với bệnh nhân mắc bệnh gan thì rượu bia càng phải tránh xa. Rượu bia vào cơ thể chủ yếu chuyển hóa qua gan nên sẽ làm tăng khối lượng công việc của gan. Bản thân etanol có trong rượu bia rất độc, không chỉ gây tổn thương tế bào gan mà còn dễ gây xơ hóa tế bào gan, có hại cho gan, về mặt sức khỏe thì rất bất lợi.

Làm sao để duy trì sức khỏe của gan?

Luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc

Vì cảm xúc và gan tương tác với nhau nên trong cuộc sống hàng ngày, tốt nhất mọi người nên thường xuyên thư giãn, để tâm trạng lúc nào cũng vui vẻ, không mất bình tĩnh. Khi gặp chuyện không hay, nếu thường xuyên nóng giận sẽ làm tổn hại đến chức năng bình thường của gan, không tốt cho sức khỏe, hơn nữa còn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bản thân và bạn bè.

Trong cuộc sống, chia sẻ, trao đổi với bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp xung quanh để tâm trạng luôn vui vẻ. Nếu có chuyện khó chịu xảy ra thì cũng phải học cách giải tỏa kịp thời, có thể chuyển hướng chú ý vào những thứ khác để giải tỏa tâm lý.

Chú ý tập thể dục

Tập thể dục có thể giúp mọi người nâng cao chất lượng cuộc sống, bởi vì một số bài tập thể dục nhịp điệu không chỉ có thể làm cho thể chất của mọi người ngày càng tốt hơn, mà còn có thể tăng cường tim và phổi, lưu thông m.áu. Tập thể dục cũng rất có lợi khi giúp mọi người giải tỏa phần nào cảm xúc tiêu cực.

Những điều này không phải là không thể thực hiện được. Vì vậy, bạn hãy cố gắng tránh nóng giận, thức khuya, uống nhiều rượu bia và chăm chỉ tập thể dục để gan khỏe mạnh nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *