Để phòng tránh biến chứng của bệnh tiểu đường, việc đầu tiên cần làm là cân đối nhu cầu năng lượng của cơ thể, nắm được mức năng lượng của các loại thức ăn cũng như vai trò của một số vitamin và muối khoáng cần thiết cho cơ thể.
Nguy cơ chồng chất với người vừa béo phì, vừa tiểu đường
TS.BS Lê Thị Việt Hà, Trưởng khoa Bệnh lý Tuyến giáp, Bệnh viện Nội tiết Trung ương: Béo phì là tình trạng tăng trọng lượng cơ thể mạn tính do tăng khối lượng mỡ quá mức và không bình thường, liên quan đến dinh dưỡng và chuyển hóa. Béo phì cũng là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh về rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là các bệnh đái tháo đường (type 2), tăng huyết áp, bệnh tim mạch, sỏi mật, ung thư đường tiêu hóa… Ngoài ra, béo phì cũng là một trong những nguyên nhân của các bệnh lý khác như: Đau lưng, viêm, thoái khớp, suy giảm khả năng t.ình d.ục, bệnh lý tâm thần…
Ngày nay, tình trạng béo phì tng lên với tốc độ báo động, không những ở các quốc gia phát triển mà còn ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Béo phì đang trở thành nỗi lo chung của nhiều người.
Theo đ.ánh giá của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), doanh nhân là nhóm đối tượng có nguy cơ cao đối với một số bệnh tăng cân (béo phì), tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, tâm thần (thường gặp nhất là stress và mất ngủ) – rủi ro với những người này cao hơn hẳn do đặc thù nghề nghiệp như: Áp lực công việc, thức khuya, thường xuyên tiếp khách…
Cùng với doanh nhân, những người làm công việc văn phòng, ngồi một chỗ, ít vận động cũng là nhóm dễ tăng cân và có nguy cơ béo phì cao không kém. Chính điều này cũng khiến họ phải đối mặt với nhiều bệnh mãn tính như tiểu đường và những biến chứng do bệnh này gây ra.
Các chuyên gia của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, bệnh đái tháo đường (type 2) đang có xu hướng trẻ hóa. Thậm chí, có trường hợp mới 22 t.uổi đã phải nhập viện điều trị vì mắc đái tháo đường (type 2) trên nền thể trạng béo phì, chế độ ăn giàu glucid, chất béo, ít vận động. Người mắc bệnh một thời gian dài nhưng chỉ khi có những triệu chứng xuất hiện liên tục như khát nước, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều thì mới chịu đi khám và phát hiện ra bệnh.
TS.BS Lê Thị Việt Hà, Trưởng khoa Bệnh lý tuyến giáp, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cũng cho rằng, tình trạng béo phì, kết hợp với một số yếu tố di truyền hoặc ngoại cảnh như stress, thức ăn có nhiều chất oxi hóa, chất bảo quản… sẽ dẫn tới đái tháo đường (type 2) với biểu hiện điển hình là tăng đường huyết, kèm theo nhiều biến chứng khác về tim mạch, gan và thận.
TS.BS. Lê Thị Việt Hà – Trưởng khoa Bệnh lý tuyến giáp, BV Nội tiết Trung ương.
Để điều tra nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 liệu có bị ảnh hưởng bởi béo phì và lối sống không lành mạnh hay không, Trung tâm nghiên cứu chuyển hóa cơ bản Novo Nordisk, Hermina Jakupovic và Đại học Copenhagen ở Đan Mạch đã tiến hành khảo sát trên 9.556 đàn ông và phụ nữ (độ t.uổi trung bình là 56). Những tình nguyện viên này cũng đồng thời tham gia vào nghiên cứu về chế độ ăn uống, ung thư và sức khỏe. Kết quả, gần một nửa (49,5%) người tham gia mắc bệnh tiểu đường (type 2) trong thời gian theo dõi trung bình là 14,7 năm.
Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy, ở những người béo phì, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường (type 2) tăng 5,8 lần so với những người có cân nặng ở mức bình thường.
Tuy những ảnh hưởng của yếu tố di truyền và lối sống không lành mạnh là không lớn nhưng nguy cơ này vẫn có khả năng làm tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Chính vì thế, theo bác sĩ Việt Hà, để phòng tránh béo phì và đái tháo đường, cũng như các biến chứng c.hết người do bệnh này gây ra, việc đầu tiên cần làm là cân đối nhu cầu năng lượng của cơ thể, nắm được mức năng lượng của các loại thức ăn cũng như vai trò của một số vitamin và muối khoáng cần thiết cho cơ thể.
Bị béo phì và tiểu đường nên ăn uống thế nào để tránh những biến chứng “c.hết người”?
Khuyến cáo của ADA 2020 về chế độ ăn, tập luyện và việc thay đổi hành vi ở bệnh nhân Đái tháo đường (type 2) có chỉ số BMI 23 ( với người châu Á và Mỹ) như sau:
Chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và việc thay đổi hành vi cần được thiết kế để đạt được và duy trì việc giảm trên 5% cân nặng được khuyến cáo cho bệnh nhân đái tháo đường (type 2) người thừa cân hoặc béo phì. Những lợi ích với sức khỏe tim mạch và việc kiểm soát đường huyết sẽ vượt trội nếu bệnh nhân giảm được nhiều cân hơn.
Theo đó, người bị tiểu đường (type 2) và mắc bệnh béo phì cần tập trung vào thay đổi chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và thay đổi hành vi để đạt được việc giảm 500-750 kcal/ngày . Mức tiêu thụ khuyến cáo chỉ khoảng 1200-1500kcal/ngày. Chế độ can thiệp dinh dưỡng này cần được thực hiện ở cường độ cao, đều đặn trong 6 tháng.
Theo một thử nghiệm của Look AHEAD, việc thay đổi chế độ ăn một phần kèm theo thay đổi lối sống như hoạt động thể chất trung bình 175 phút/tuần, kết hợp với cải thiện chất lượng bữa ăn cho hiệu quả duy trì việc giảm 5% cân nặng tốt hơn rất nhiều so với nhóm đối tượng có hoạt động thể chất nhưng không thay đổi chế độ ăn.
Chế độ ăn bạn nên áp dụng một ngày gồm 4 bữa là 2 bữa chính và 2 bữa phụ. Thực đơn của mỗi bữa ăn nên sử dụng thực đơn thay thế một phần vào 2/4 bữa ăn trong ngày. Thực đơn thay thế một phần là chế độ ăn được kiểm soát về mặt calo, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và chất khoáng vitamin, chất béo và cholesterol được kiểm soát thích hợp.
Để giảm cân 5% cân nặng trong thời gian ngắn (3 tháng) nên sử dụng chế độ ăn kiêng rất ít calo chỉ khoảng 800 kcal / ngày. Việc thay thế bữa ăn nên được lựa chọn cẩn thận bởi các bác sĩ, đồng thời nên có thiết bị theo dõi chặt chẽ. Để duy trì việc giảm cân cũng như giữ vững cân nặng tiêu chuẩn, bệnh nhân cần được tư vấn dài hạn.
Đối với bệnh nhân đã đạt được mục tiêu giảm cân ngắn hạn (3-6 tháng) hay dài hạn (1 năm) thì một chế độ duy trì cân nặng hiện có cần được thực hiện khi sẵn sàng. Chế độ trên nên thực hiện tối thiểu hàng tháng cũng như khuyến khích theo dõi cân nặng cơ thể liên tục (hàng tuần hoặc thường xuyên hơn), từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống kèm theo hoạt động thể chất cường độ cao 200-300 phút/ 1 tuần .
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn không tập thể dục?
Không tập thể dục, hoặc thậm chí không hoạt động thể chất, là một yếu tố nguy cơ t.ử v.ong sớm. Trên thực tế, ít vận động gây ra nhiều ca t.ử v.ong trên khắp thế giới hơn so với hút t.huốc l.á hoặc bệnh tiểu đường, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet.
Hãy rời chỗ ngồi và tập thể dục, vì nó đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người có thể trạng kém nhất (được xác định bằng bài kiểm tra trên máy chạy bộ) có nguy cơ c.hết sớm tăng 500%.
Dưới đây là một số tác dụng phụ nguy hiểm khác của việc không tập thể dục. Hy vọng nó có thể thúc đẩy bạn ra khỏi ghế và đổ mồ hôi.
1. Khó có được giấc ngủ ngon
Tập thể dục giúp cải thiện cả thời lượng ngủ và chất lượng giấc ngủ – SHUTTERSTOCK
Ngủ không đủ giấc hoặc trằn trọc vào ban đêm có vẻ không phải là điều gì đáng lo ngại. Nhưng nếu nó xảy ra thường xuyên, nó có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe, từ tăng cân, tiểu đường, bệnh tim đến khả năng miễn dịch kém, rối loạn tâm trạng và thậm chí là tai nạn.
Một phân tích tổng hợp nghiên cứu khám phá mối liên hệ giữa giấc ngủ và tập thể dục trên tạp chí Advances in Preventive Medicine đã xác định 29 nghiên cứu cho thấy tập thể dục cải thiện cả thời lượng ngủ và chất lượng giấc ngủ, theo Eat This, Not That!
2. Có thể bị cao huyết áp
Tập thể dục giúp tim bạn bơm m.áu hiệu quả hơn. Nếu trái tim của bạn phù hợp, nó sẽ phải làm việc ít hơn để bơm m.áu và lực qua các động mạch của bạn sẽ giảm. Nếu bạn không tập thể dục, theo thời gian sức khỏe tim-hô hấp (CRF) của bạn sẽ giảm.
Vì vậy, hãy coi việc không tập thể dục là một trong những sai lầm khiến bệnh cao huyết áp của bạn trở nên tồi tệ hơn.
3. Có thể bị bệnh tim
Ngay cả khi bạn không có các yếu tố nguy cơ “truyền thống” của bệnh tim – như huyết áp cao, cholesterol cao và béo phì – thì việc không hoạt động vẫn có thể dẫn đến bệnh tim, một tình trạng ảnh hưởng đến 6 triệu người Mỹ, theo Eat This, Not That!
4. Bộ nhớ của bạn dễ bị lỗi hơn
Các nhà khoa học tin rằng tập thể dục thúc đẩy sự dẻo dai của thần kinh, khả năng não bộ hình thành các kết nối thần kinh mới và thích nghi trong suốt cuộc đời.
Một nghiên cứu được trình bày trên tạp chí Neurology cho thấy những người khỏe mạnh khi còn trẻ có trí nhớ tốt hơn, kỹ năng vận động và khả năng tập trung và kiểm soát cảm xúc tốt hơn vào 25 năm sau khi họ ở t.uổi trung niên.
5. Lượng đường trong m.áu sẽ mất kiểm soát
Hoạt động thể chất đóng một vai trò quan trọng trong cách cơ thể bạn xử lý carbohydrate, thậm chí nếu thiếu một vài buổi tập luyện có thể làm giảm khả năng kiểm soát lượng đường trong m.áu, theo nghiên cứu gần đây trên tạp chí Medicine & Science in Sports & Practice.
6. Tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư
Ngồi cả ngày có làm tăng nguy cơ mắc ung thư không? Các nhà khoa học không biết. Những gì họ biết là hành vi ít vận động là một yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh mạn tính và t.ử v.ong sớm.
Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, mặc dù không có nghiên cứu nào chứng minh thiếu tập thể dục gây ung thư, nhưng nhiều nghiên cứu quan sát tự báo cáo đã cung cấp bằng chứng liên kết hoạt động thể chất cao hơn với nguy cơ ung thư thấp hơn đến 21%, theo Eat This, Not That!
7. Đầu gối và vai có thể bị đau
Đau, nhức và nhói khớp có thể do viêm xương khớp, chấn thương, chuyển động lặp đi lặp lại trong công việc và lão hóa, nhưng không vận động cũng là nguyên nhân phổ biến gây đau khớp. Các nhà nghiên cứu tại Trường Y Harvard viết trên tạp chí HEALTHBeat viết: “Hạn chế cử động của bạn có thể làm suy yếu cơ, phức tạp khớp và ảnh hưởng đến tư thế của bạn, gây ra một loạt các vấn đề khác”, theo Eat This, Not That!
8. HDL cholesterol “tốt” sẽ giảm xuống
Tập thể dục nhịp điệu thường xuyên là một trong những cách hiệu quả nhất để tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL), được gọi là cholesterol “tốt”. Cholesterol HDL giúp loại bỏ cholesterol có hại ra khỏi m.áu của bạn và có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim, theo Harvard Health Letter.
Vì vậy, nếu bạn không tập thể dục thường xuyên và tập với cường độ đủ để tăng nhịp tim, HDL của bạn có thể sẽ giảm xuống và cholesterol LDL (xấu) sẽ tăng lên.
9. Xương trở nên giòn
Khi bạn già đi, canxi từ xương của bạn được tái hấp thu vào m.áu của bạn. Điều này dẫn đến giảm khối lượng xương và có thể dẫn đến xương giòn, một tình trạng được gọi là loãng xương. Một trong những cách quan trọng để ngăn ngừa tình trạng mất xương này là tập thể dục. Nếu bạn không nhận được nhiều, bạn sẽ tăng nguy cơ bị yếu xương do t.uổi tác, theo Eat This, Not That!
10. Có thể trở nên chán nản
Một phân tích của hàng chục nghiên cứu quan sát và can thiệp cho thấy rằng hoạt động thể chất có thể ngăn ngừa trầm cảm. Trong khi một số nghiên cứu cho thấy hoạt động thể chất cường độ thấp và cường độ cao đều có hiệu quả trong việc giảm khả năng bị trầm cảm, một số nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục mạnh mẽ có tác dụng phòng ngừa lớn nhất.
11. Có thể tăng cân
Tăng cân là điều không ai mong muốn – SHUTTERSTOCK
Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Đại học Stanford được công bố trên Tạp chí Y học Mỹ đã xem xét các kết quả dài hạn từ hơn 17.000 người tham gia Khảo sát Kiểm tra Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia.
Phân tích cho thấy từ năm 1988 đến năm 2010, tỷ lệ người trưởng thành cho biết họ không tập thể dục trong thời gian rảnh đã tăng từ 19% lên 52% ở phụ nữ và từ 11% lên 43% ở nam giới. Trong cùng thời gian đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tỷ lệ béo phì ở phụ nữ đã tăng từ 25% lên 35% và từ 20% lên 35% ở nam giới, theo Eat This, Not That!