Người béo phì tăng khả năng chống chọi với một số bệnh ung thư

Đây là phát hiện đáng ngạc nhiên vì theo hiểu biết thông thường hiện nay, béo phì luôn dẫn tới những căn bệnh như tiểu đường, ung thư và các bệnh về tim mạch.

Ảnh minh họa. (Nguồn: independent.co.uk)

Các nhà khoa học Australia từ Đại học Flinders đã phát hiện rằng trọng lượng cơ thể càng cao sẽ càng tăng cơ hội chống chọi lại một số bệnh ung thư.

Đây là phát hiện đáng ngạc nhiên vì theo hiểu biết thông thường hiện nay, béo phì luôn dẫn tới những căn bệnh như tiểu đường, ung thư và các bệnh về tim mạch.

Nghiên cứu trên cho thấy chỉ số khối cơ thể (BMI) trên mức trung bình hoặc cao có thể giúp tăng khả năng đáp ứng của cơ thể đối với atezolizumab, một liệu pháp điều trị miễn dịch phổ biến đối với bệnh ung thư phổi tế bào không nhỏ (NSCLC).

Cụ thể, bệnh nhân có chỉ số BMI cao trong 4 đợt xét nghiệm có thể giảm đáng kể nguy cơ t.ử v.ong khi được điều trị bằng atezolizumab so với người có trọng lượng trung bình.

Trưởng nhóm nghiên cứu trên, ông Ganessan Kichenadasse cho biết: “Đây là một phát hiện đáng quan tâm và mở ra tiềm năng nghiên cứu sâu hơn với các bệnh ung thư khác và các loại thuốc chữa ung thư khác.”

Theo ông, các nghiên cứu trước đây thường khai thác khái niệm gọi là “nghịch lý béo phì,” theo đó bệnh béo phì gắn liền với nguy cơ khiến một số bệnh ung thư phát triển nhanh hơn, nhưng lại có thể bảo vệ và thậm chí đem lại nhiều lợi ích lớn hơn ở một số bệnh nhân.

Ông khẳng định: “Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp các bằng chứng mới để củng cố giả định rằng chỉ số BMI cao và béo phì có thể liên quan đến khả năng phản ứng của cơ thể với thuốc điều trị miễn dịch.”

Theo các số liệu do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố hồi tháng 6 vừa qua, 2/3 người trưởng thành ở quốc đảo này, tương đương 12,5 triệu người, mắc bệnh béo phì trong thời gian 2017-2018.

Cơ quan trên cũng phát hiện rằng 1/4 t.rẻ e.m từ 5-17 t.uổi bị thừa cân hoặc béo phì.

Bất chấp kết quả nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu của Đại học Flinders nhấn mạnh cần một cách sống lành mạnh để duy trì cân nặng ở mức bình thường vì chỉ số BMI cao có thể dẫn tới các bệnh khác về sức khỏe./.

Bích Liên

Theo TTXVN/Vietnamplus

Béo phì ở nam giới độ t.uổi 18 làm tăng tỷ lệ đau tim gần gấp 3,5 lần t.uổi trưởng thành

Những thanh thiếu niên độ t.uổi 18 bị thừa cân hay béo phì sẽ tăng gấp 2,64 lần đến gần 3,5 lần nguy cơ đau tim trước 65 t.uổi.

Nghiên cứu ở gần 1,7 triệu nam thanh niên độ t.uổi 18 phát hiện rằng, chỉ số khối cơ thể (BMI) cao liên quan đến việc tăng nguy cơ đau tim, mắc các bệnh về tim mạch trước 65 t.uổi. Nghiên cứu được trình bày tại Đại hội của Hiệp hội tim mạch châu Âu 2019 (ESC 2019) cùng với Đại hội tim mạch thế giới (World Congress of Cardiology).

Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Maria Aberg của Đại học Gothenburg (Thụy Điển) cho biết: “Chúng tôi đã tìm thấy BMI ở người trẻ t.uổi phản ánh rất rõ ràng nguy cơ bệnh tật. Nghiên cứu của chúng tôi theo dõi chặt chẽ BMI trong giai đoạn dậy thì và có các biện pháp ngăn chặn béo phì bằng việc ăn uống lành mạnh cùng với các hoạt động thể chất”.

Tiến sĩ còn có lời khuyên: “Nhà trường và phụ huynh nên khuyến khích các bạn trong độ t.uổi vị thành niên dành ít thời gian trước màn hình và thường xuyên bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe hơn”.

Nghiên cứu đã điều tra tất cả nam giới Thụy Điển sinh từ năm 1950 đến 1987 và phải đi nghĩa vụ quân sự lúc 18 t.uổi. Khi nhập ngũ, tất cả 1.668.921 nam thanh niên đã trải qua các bài kiểm tra thể chất và tâm lý như đo BMI, huyết áp, IQ và các bài test về tim mạch và cơ bắp. Những người đó được theo dõi dài hạn từ giữa năm 1969 đến năm 2016, tối đa 46 năm.

Từ thông tin về bệnh nhân và dữ liệu các ca t.ử v.ong tại Thụy Điển, chúng ta có thể tìm thấy các thông tin về trường hợp bệnh tim gây t.ử v.ong và không t.ử v.ong của họ trong cuộc sống sau này.

Trong đó, có 22.412 cơn đau tim xảy ra ở khoảng 50 t.uổi (lớn nhất là 64 t.uổi). Nghiên cứu đã điều chỉnh t.uổi và số năm nhập ngũ, các bệnh tiềm ẩn, sự giáo dục của cha mẹ, huyết áp, IQ, sức mạnh cơ bắp, thể lực. Kết quả vẫn cho thấy chỉ số BMI tăng ở những người 18 t.uổi có liên quan chặt chẽ đến nguy cơ đau tim, các bệnh về tim mạch trước t.uổi 65.

Sự gia tăng nguy cơ bắt đầu từ mức BMI được coi là bình thường 20kg/m2, sau đó tăng dần lên, đến mức từ 35kg/m2 trở lên. Nguy cơ đau tim ở thanh thiếu niên có BMI từ 27,5 đến 29,9kg/m2 cao gấp 2,64 lần so với những người có BMI trong mức tiêu chuẩn. Trong khi đó, những thanh niên béo phì có chỉ số BMI từ 30 đến 34,9kg/m2 đã tăng nguy cơ lên 3,05 lần.

Giải thích cho vấn đề vì sao nguy cơ rủi ro lại bắt đầu từ chỉ số BMI mức bình thường, Tiến sĩ Aberg nói: “Đây là một thăm dò, nghiên cứu dựa trên dân số và được đưa ra báo cáo với đại hội và chỉ có thể suy đoán về các cơ chế gây nên vấn đề này. Có thể do sự chuyển hóa, thay đổi lipid; chứng sưng, viêm hay mất cân bằng oxy hóa, điều này có thể góp phần gây xơ vữa động mạch từ mức BMI trên 20”.

Tiến sĩ còn lưu ý thêm, đây là nghiên cứu trên nam giới, kết quả không áp dụng được cho nữ giới. Nghiên cứu này cho thấy mối liên hệ giữa chỉ số khối cơ thể BMI ở độ t.uổi vị thành niên và các cơn đau tim ở giai đoạn trưởng thành, phù hợp với những phát hiện trước đây về sự liên quan giữa chỉ số khối cơ thể với suy tim.

Tỷ lệ thừa cân, béo phì tiếp tục tăng lên, chúng ta sẽ thấy tỷ lệ đau tim, đột quỵ nhiều hơn trong tương lai. Mọi người, nhất là phụ huynh và nhà trường, tiếp đến là các nhà hoạch định chính sách nên có những hành động thiết thực, khẩn cấp để ngăn chặn béo phì ở t.rẻ e.m và thanh thiếu niên.

Source (Nguồn): ESC, Sohu

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *