Người bị bệnh tiểu đường có nên ăn nhiều trái cây?

Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường là hạn chế chất bột đường và hạn chế vừa phải chất béo, nhất là các acid béo bão hòa.

Theo thống kê mới nhất của Hội Nội tiết và Đái tháo đường, Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có tỉ lệ bệnh nhân tiểu đường cao, với 5,5% dân số trong độ t.uổi 20-79 mắc bệnh và khoảng 13,7% dân số mắc t.iền đái tháo đường. Theo đó, lối sống hiện đại cùng với chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng nhanh. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị tiểu đường, trong khi đó nhiều người dân vẫn chưa hiểu rõ về dinh dưỡng khiến việc kiểm soát và điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.

Trước vấn đề này, Viện Dinh dưỡng đã chỉ ra những thực phẩm không nên sử dụng đối với những người đang mắc bệnh tiểu đường.

Cụ thể, người bị tiểu đường không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm. Lượng protein khuyến nghị đối với người trưởng thành nên đạt 0,8 g/kg/ngày, tuy nhiên đối với bệnh tiểu đường tỉ lệ năng lượng do protein nên đạt 15%-20% năng lượng khẩu phần.

Người bị tiểu đường không nên ăn nhiều chất béo động vật vì chúng chứa nhiều acid béo bão hòa. Theo Viện Dinh dưỡng, tỉ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%. Việc kiểm soát chất béo trong khẩu phần còn giúp cho ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Đồng thời nên hạn chế tiêu thụ chất bột đường. Hết sức hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt…). Tỉ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt 50%-60% tổng số năng lượng khẩu phần.

Nên ăn hạn chế (một tuần có thể ăn 2-3 lần với số lượng vừa phải) gồm một số hoa quả tương đối ngọt như quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan…).

Với thực phẩm có chứa hàm lượng bột đường từ 20% cần kiêng hay hạn chế tối đa vì khi ăn vào làm tăng nhanh đường huyết, gồm các loại bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô…).

Người bệnh tiểu đường nên hết sức hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao. Ảnh: Internet

Với người bị tiểu đường, nên chia làm nhiều bữa nhỏ để tránh tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Có thể chia làm 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Với bệnh nhân điều trị bằng Insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ.

“Nói chung, nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường là hạn chế gluxit (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế vừa phải chất béo, nhất là các acid béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa” – Viện Dinh dưỡng nêu rõ.

Do đó, để kiểm soát và điều trị bệnh tiểu đường thì chế độ ăn của người bệnh phải xây dựng sao cho cung cấp cho cơ thể một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải điều độ, hợp lý về giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ.

NGUYÊN HÀ

Theo PLO

Người bệnh tiểu đường sẽ không cần tiêm insulin nhờ loại thuốc mới

Hàng triệu bệnh nhân tiểu đường trên khắp thế giới sẽ tránh được cảm giác đau đớn khi phải tiêm insulin mỗi ngày. Các nhà khoa học đã phát minh ra loại thuốc viên có thể đưa insulin vào cơ thể thông qua đường uống.

Sắp tới, người bệnh tiểu đường có thể không cần tiêm insulin nhờ loại thuốc viên nhộng mới – Ảnh minh họa: Shutterstock

Insulin là loại thuốc cực kỳ quan trọng giúp ổn định đường huyết ở người tiểu đường. Hiện tại, bệnh nhân tiểu đường phải đưa insulin vào cơ thể bằng cách tiêm. Phương pháp này gây đau và đặc biệt đáng sợ với người ghét kim tiêm, theo Daily Mail.

Việc bổ sung insulin bằng đường uống lại rất khó khăn. Muốn cơ thể hấp thụ insulin, viên thuốc phải đi qua dạ dày và vào đến ruột non.

Tuy nhiên, các loại chất liệu để bào chế vỏ ngoài viên thuốc hiện giờ đều dễ phân rã khi vào đến dạ dày. Insulin sẽ mất tác dụng khi tiếp xúc với a xít dạ dày.

Nhưng mọi thứ giờ đã thay đổi. Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã tạo ra thành công loại viên nhộng có lớp vỏ bền hơn, đủ để chịu được môi trường a xít trong dạ dày. Nhờ đó, viên nhộng chứa insulin có thể đi qua dạ dày, vào đến ruột non.

Viên nhộng insulin được các nhà khoa học tạo ra có kích thước dài 3 cm. Họ đã thử nghiệm thành công trên lợn. Phát minh mới đã nhận được nhiều lời khen ngợi, được đ.ánh giá là thú vị và mang lại lợi ích thiết thực cho hàng triệu người bệnh tiểu đường, theo Daily Mail.

Lớp ngoài cùng của viên nhộng được làm nằng chất poly (methacrylic acid-co-ethyl acrylate). Chất này có thể chịu được môi trường a xít trong dạ dày. Khi viên nhộng đi đến ruột non, nó sẽ vỡ ra và để lộ thiết bị tiêm thuốc bên trong. Thiết bị nhỏ này sẽ bám vào thành ruột và đưa thuốc vào m.áu bằng các mũi tiêm siêu nhỏ có chiều dài khoảng 1 mm.

Trong môi trường tiêu hóa, thiết bị này cũng sẽ phân rã sau vài giờ. Nó hoàn toàn không gây bất kỳ nguy cơ nào cho ruột. Thử nghiệm được thực hiện trên lợn, giúp đưa vào cơ thể chúng một lượng insulin tương đương với khi tiêm.

Sắp tới, các nhà khoa học sẽ thử nghiệm loại viên nhộng insulin trực tiếp trên người. Trong tương lai, họ tin rằng phương pháp này có thể áp dụng để đưa nhiều loại thuốc khác vào cơ thể mà không cần kim tiêm, chẳng hạn như các loại hoóc môn và enzyme, theo Daily Mail.

Theo Thanh niên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *