Người bị cholesterol m.áu cao có cần kiêng lòng đỏ trứng tuyệt đối?

Lòng đỏ trứng có nhiều cholesterol, nhưng lại có nhiều chất điều hòa chuyển hóa cholesterol trong cơ thể. Vì thế những người bị cholesterol m.áu cao chỉ nên ăn 2-3 quả trứng mỗi tuần.

Chế độ ăn đóng một vai trò quan trọng trong điều trị hạ cholesterol m.áu để ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành.

Nguyên tắc là chế độ ăn cần cung cấp đủ năng lượng, giảm carbohydrate trong chế độ ăn và thay thế bằng chất béo không no, giảm dùng đường đơn và đường đôi, đủ các vitamin và khoáng chất và giàu các chất chống oxy hóa.

Mức năng lượng cung cấp là 30-35 kcal/kg cân nặng/ngày. Bệnh nhân cần kiểm soát cân nặng phù hợp, nếu bị béo phì nên giảm cân. Giảm tổng năng lượng ăn vào trong ngày để giảm cân theo chỉ số khối cơ thể BMI nếu có thừa cân, béo phì.

Bệnh nhân cần lưu ý giảm năng lượng của khẩu phần ăn từng bước một, mỗi tuần giảm khoảng 300kcal so với khẩu phần ăn cho đến khi đạt được năng lượng tương ứng với mức BMI. Cần theo dõi cân nặng và BMI để điều chỉnh tổng lượng calo mỗi hàng tháng hoặc hàng quý để phòng giảm cân quá nhanh hoặc quá nhiều.

Cụ thể:

Giảm lượng chất béo (lipid)

Tùy theo BMI, chất béo chỉ nên chiếm 15-20% tổng năng lượng. Với tỷ lệ chất béo no chiếm =1/3 tổng số chất béo. 1/3 là acid béo chưa no chứa nhiều nối đôi và 1/3 còn lại là acid béo chưa no một nối đôi.

Theo Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế), bạn nên dùng dầu lạc, dầu olive, dầu đỗ tương thay cho mỡ và nên ăn các hạt có dầu như vừng, lạc, hạt dẻ, hạt bí ngô để cung cấp acid béo không no có nhiều nối đôi omega 3, omega 6. Nếu có điều kiện nên bổ sung dầu cá thiên nhiên vì chứa nhiều acid béo không no. Loại bỏ các thức ăn nhiều acid béo no như mỡ, bơ, nước luộc thịt.

Các khuyến nghị quốc tế về cholesterol trong chế độ ăn trung bình nên dưới 300mg/ngày/người. Cholesterol có trong các thức ăn nguồn gốc động vật, nhất là óc, bầu dục bò, bầu dục lợn, tim, trứng gà toàn phần, gan lợn, gan gà, tôm, mực, lươn… Do đó nên hạn chế các thức ăn này góp phần làm giảm lượng cholesterol trong khẩu phần ăn.

Các thực phẩm có nhiều cholesterol như: óc (2500mg%, trong 100g óc có 2500mg cholesterol: gấp hơn 8 lần lượng giới hạn tiêu thụ cholesterol trong 1 ngày), bầu dục lợn (375mg%), trứng gà toàn phần (600mg%), gan lợn (300mg%), gan gà (440mg%).

Lòng đỏ trứng có nhiều cholesterol, nhưng lại có nhiều lecithin là một chất điều hoà chuyển hoá cholesterol trong cơ thể. Do đó, ở những người có cholesterol m.áu cao, không nhất thiết kiêng hẳn trứng mà chỉ nên ăn trứng 2-3 quả/tuần.

Tăng lượng đạm (protein)

Sử dụng thịt ít béo như thịt bò nạc, thịt gà nạc bỏ da, thịt lợn thăn, nên dùng cá, đậu đỗ. Nên ăn các sản phẩm được chế biến từ đậu tương: sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ, bột đậu tương, sữa chua đậu tương… Thực phẩm làm từ đậu tương chứa nhiều estrogen thực vật và isoflavon làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần, cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và triglycerid.

Glucid

Cơ cấu khẩu phần nên có trên 55% năng lượng từ nhóm glucid. Lựa chọn các loại glucid chiếm vai trò quan trọng và nên dùng các glucid phức hợp.

Chỉ số đường huyết

Những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp làm tăng tính nhạy cảm của insulin, làm giảm cholesterol toàn phần và LDL-C ở người đái tháo đường tuýp 2.

Sử dụng ngũ cốc kết hợp với khoai củ. Nên ăn gạo lứt, hoặc giã dối để cung cấp thêm chất xơ góp phần đào thải cholesterol nội sinh ra ngoài.

Chất xơ

Tăng tiêu thụ các thực phẩm giàu chất xơ, rau quả là nguồn cung cấp chất xơ quan trọng. Lượng cellulose trong rau khoảng 0,3 – 3,5% tùy loại rau. Đặc biệt rau quả rất cần đối với người cao t.uổi. Nhiều tài liệu cho rằng cellulose của rau có tác dụng chống táo bón, phòng ung thư đại tràng, đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể phòng cholesterol m.áu cao.

Ăn nhiều rau quả

Ít nhất 400g/ngày để cung cấp đủ các vitamin, chất khoáng và chất xơ. Nên sử dụng các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Các thực phẩm chính chọn lựa đưa vào khẩu phần ăn nhằm chống tác dụng oxy hoá độc hại của các gốc tự do. Chẳng hạn như thức ăn giàu vitamin E (giá đỗ, dầu thực vật, dầu gấc, các sản phẩm chế biến từ gấc), thức ăn giàu beta-caroten (gồm cà rốt, bí đỏ, gấc, đu đủ chín, xoài, cá loại rau có màu xanh thẫm như rau ngót, rau muống, rau dền, rau mồng tơi, rau cải xoong…), thức ăn giàu vitamin C như các loại rau quả nói chung, thức ăn giàu selen (rau ngót, rau muống, rau cải bắp…)

Tập luyện thể dục

Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, việc luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày cũng là một yếu tố quan trọng có tác dụng tích cực đối với sức khỏe.

BS Phạm Quang Huy: Người “hồi sinh” cho nhiều trái tim

Trung tâm Tim mạch can thiệp Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất được đ.ánh giá là một trong 4 vệ tinh chuyên về tim mạch thành công nhất của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).

Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, nơi đây đã cứu chữa thành công cho hàng chục ngàn bệnh nhân tim mạch, trong đó có rất nhiều ca đột quỵ do nhồi m.áu cơ tim.

BS CKI Phạm Quang Huy, Trung tâm Tim mạch can thiệp Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất cùng cộng sự thực hiện một ca đặt stent cho bệnh nhân bị tắc nghẽn mạch vành

Để góp phần cho thành công này phải kể đến sự đóng góp quan trọng của BS CKI Phạm Quang Huy, nguyên Trưởng khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất. Dù đã về hưu từ năm 2015 nhưng BS Huy vẫn tiếp tục được Ban giám đốc bệnh viện giữ lại làm việc với vai trò chuyên gia tim mạch can thiệp của Trung tâm Tim mạch can thiệp.

* Trăn trở từ những ca chuyển viện…

BS CKI Phạm Quang Huy nhớ lại, khi còn là Trưởng khoa Tim mạch, qua khảo sát mô hình chuyển viện hằng năm, ông nhận thấy số lượng bệnh nhân bị các bệnh lý tim mạch nặng, đặc biệt là những ca nhồi m.áu cơ tim liên quan đến mạch vành phải chuyển viện là rất lớn. Trong đó nhiều ca đã t.ử v.ong hoặc chịu di chứng nặng nề vì không tận dụng được “thời gian vàng” do phải đưa về các bệnh viện lớn ở TP.HCM chữa trị…

Do đó, BS Huy và Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất luôn trăn trở tìm giải pháp cứu bệnh nhân tại chỗ. BS Huy cho rằng, chỉ còn cách duy nhất là mang kỹ thuật can thiệp tim mạch về điều trị cho bệnh nhân mới có thể tận dụng được “thời gian vàng” cứu người bệnh.

Đem nỗi niềm đề xuất với TS-BS Phạm Văn Dũng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, BS Huy được ủng hộ ngay. Bởi, từ lâu TS-BS Dũng cũng ấp ủ mong muốn thành lập Trung tâm Tim mạch can thiệp nhằm đưa kỹ thuật cao về kịp thời cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân tim mạch, cũng như giảm tải cho bệnh viện tuyến trên; đồng thời tạo bước ngoặt quan trọng đưa bệnh viện lên một tầm cao mới.

BS CKI Phạm Quang Huy, Trung tâm Tim mạch can thiệp Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất chia sẻ: “Hơn 10 năm về trước, mỗi năm có từ 400-500 ca bệnh lý tim mạch phải chuyển viện, chiếm 47,4% trong tổng số ca phải chuyển viện lên tuyến trên. Giờ đây bệnh nhân tim mạch hiếm khi phải chuyển viện. Điều này, với tôi là rất ngoạn mục”.

TS-BS Dũng kể lại: “Khi đem ý tưởng này bàn với các thành viên trong Ban giám đốc và các trưởng khoa, tôi nhận được nhiều ý kiến trái chiều, ủng hộ có, can gián có. Điều lo ngại của mọi người cũng đúng. Vì để thành lập và duy trì hoạt động của Trung tâm Tim mạch can thiệp, bệnh viện phải hội đủ các điều kiện về nhân lực, vật lực và đặc biệt là phải làm chủ được kỹ thuật cao. Đã có lúc tôi nản chí muốn bỏ, nhưng thấy BS Huy quá tha thiết vì bệnh nhân, tôi lại cố gắng đeo đuổi vì tôi tin vào năng lực của BS Huy”.

BS Huy tâm sự, một trong những may mắn giúp Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất trở thành một trong những bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên trong cả nước triển khai kỹ thuật can thiệp tim mạch là do thời điểm đó Bộ Y tế có chủ trương thành lập chuỗi bệnh viện vệ tinh trong cả nước. Bệnh viện Chợ Rẫy đã quyết định chọn Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất làm bệnh viện vệ tinh thứ tư chuyên về tim mạch. 2 “nút thắt” khó nhất là đào tạo chuyên môn và kinh phí thành lập trung tâm giờ đây đã có… “bà đỡ” nên quá trình xúc tiến để thành lập Trung tâm Tim mạch can thiệp cũng tương đối thuận lợi.

Tháng 3-2015, Trung tâm Tim mạch can thiệp Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất đã chính thức đi vào hoạt động với nỗ lực của cả tập thể bệnh viện, trong đó có vai trò quan trọng là BS Huy.

Chỉ sau 2 tháng trung tâm thành lập, BS Huy đến t.uổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, Ban giám đốc bệnh viện xác định Trung tâm Tim mạch can thiệp không thể thiếu BS Huy, vì thế, ông vẫn được mời lại làm việc cho đến nay với tư cách là chuyên gia và là người giữ vai trò chính của trung tâm.

* Cứu sống nhiều người bị nhồi m.áu cơ tim

Hiện nay, Trung tâm Tim mạch can thiệp Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất là một trong những trung tâm can thiệp các bệnh lý tim mạch có tiếng trong cả nước với những khu giải phẫu tim, phòng can thiệp tim mạch đạt tiêu chuẩn quốc tế về thiết bị và hiện đại không kém gì trung tâm tim mạch can thiệp của những bệnh viện tuyến trung ương.

Hơn 5 năm qua, các bác sĩ của trung tâm đã cấp cứu, điều trị, can thiệp cho hơn 70 ngàn ca bệnh lý tim mạch, trong đó kỹ thuật “bắc cầu” (đặt stent) do BS Huy cùng ê-kíp thực hiện có mức độ thành công đến 98%, giúp cứu sống rất nhiều trường hợp bị nhồi m.áu cơ tim qua cơn “thập tử nhất sinh”.

Điển hình như trường hợp của ông Trần Trọng Trạch (63 t.uổi, ngụ xã Phước Thái, H.Long Thành) bị xơ vữa động mạch khá nặng. Tháng 5-2019, trong một lần đến TP.Biên Hòa dự đám cưới, ông Trạch bỗng nhiên bị đau tức ngực dữ dội, choáng váng và ngã ra đường. Ông được người thân đưa đến Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất cấp cứu.

BS Huy cho biết, qua chụp mạch m.áu của bệnh nhân cho thấy có 1 cục m.áu đông từ tim trôi lên não trong bệnh cảnh rối loạn nhịp tim (rung nhĩ), gây tắc động mạch não giữa khiến bệnh nhân đột quỵ. Sau khi hội chẩn khẩn cấp, can thiệp xử lý cục m.áu đông và xử lý thông tắc nhanh một số mạch m.áu để tưới m.áu cho tim, cho não…, các bác sĩ đã cứu sống ông Trạch. 3 ngày sau bệnh nhân hồi tỉnh và qua cơn nguy kịch. Nếu bệnh nhân chỉ cần vào bệnh viện trễ 1 giờ hoặc xử lý chậm nửa giờ là bệnh nhân có thể không qua khỏi hoặc sống đời thực vật.

Chia sẻ niềm vui khi có ngày càng nhiều bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim được các bác sĩ Trung tâm Tim mạch can thiệp cứu sống, BS Huy nói: “Tôi rất mừng vì giờ đây, người bệnh đã có thể thụ hưởng kỹ thuật cao tại chỗ. Chúng tôi đã có thể tận dụng được “thời gian vàng” để kịp thời cứu sống người bệnh, giữ được tính mạng cho bệnh nhân là một điều quý giá nhất của những y, bác sĩ trong ngành Y”.

Hiện Trung tâm Tim mạch can thiệp Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất đã triển khai rất nhiều kỹ thuật cao liên quan đến bệnh lý tim mạch. Tại đây có thể chẩn đoán, cấp cứu và điều trị nội – ngoại trú bệnh nhân tim mạch can thiệp; bệnh tim mạch can thiệp qua da như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên; tăng huyết áp do hẹp động mạch thận; hẹp van 2 lá, một số bệnh tim bẩm sinh… Trung tâm cũng thực hiện kỹ thuật đặt máy tạo nhịp tim tạm thời, máy tạo nhịp tim 1 buồng hoặc 2 buồng vĩnh viễn và liệu pháp tái đồng bộ tim; ứng dụng siêu âm nội mạch để điều trị nghẽn mạch vành tim và xác định mảng xơ vữa.

Ngoài ra, các bác sĩ của trung tâm, trong đó BS Huy là “nhạc trưởng” cũng thực hiện được các kỹ thuật đặc biệt khó trong điều trị bệnh tim mạch như: đặt lưới lọc vào tĩnh mạch chủ dưới để ngăn ngừa tắc động mạch phổi; kỹ thuật cắt đốt điện sinh lý tim để điều trị cho bệnh nhân có nhịp tim nhanh…

Là người từng trực tiếp đào tạo chuyên môn can thiệp tim mạch cho đội ngũ bác sĩ của Trung tâm Tim mạch can thiệp Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, PGS-TS-BS Võ Thành Nhân, nguyên Trưởng khoa Tim mạch can thiệp Bệnh viện Chợ Rẫy đ.ánh giá cao chất lượng hoạt động của trung tâm và tay nghề của BS Huy.

PGS Nhân cho biết: “Trong số 4 bệnh viện vệ tinh chuyên khoa tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy từng hỗ trợ, thì Trung tâm Tim mạch can thiệp của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất được xem là thực hiện bài bản nhất, đội ngũ chuyên môn chuẩn bị kỹ nhất. Trong đó, BS Phạm Quang Huy còn là “đàn anh” của tôi, là “bậc thầy” về tim mạch của nhiều thế hệ bác sĩ trẻ và là tấm gương về sự tận tụy với nghề”.

Gần 10 năm xây dựng ý tưởng, 7 năm bắt tay khởi động dự án và hơn 5 năm đi vào hoạt động, cùng với tâm huyết, tay nghề của đội ngũ những thầy thuốc tận tâm của Trung tâm Tim mạch can thiệp đã giúp Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất lại một lần nữa khẳng định thương hiệu của mình trong hệ thống y tế của cả nước nói chung và ngành Y tế của tỉnh nói riêng.

Để tạo lên thương hiệu của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất cũng phải kể đến có sự đóng góp quan trọng của BS CKI Phạm Quang Huy với vai trò là một trong những người đầu tiên thành lập và phát triển Trung tâm Tim mạch can thiệp Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *