Người bị ho ra m.áu kéo dài coi chừng có nấm trong phổi

Ho ra m.áu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có khoảng 5% trường hợp ho ra m.áu ồ ạt có thể đe doạ tính mạng, nhưng có thể có tỷ lệ t.ử v.ong cao, từ 7 – 35%.

Nấm phổi là căn bệnh có thể gây t.ử v.ong cao – ẢNH: BVCC

Ngày 23.10, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á TP.HCM cho biết bệnh viện vừa cắt một phần phổi để điều trị bệnh ho ra m.áu cho nam bệnh nhân tên T. (54 t.uổi, ngụ tại H.Hóc Môn, TP.HCM).

Bệnh nhân cho biết 2 tuần trước đó bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ho ra m.áu, sau đó ho ra m.áu ồ ạt với lượng nhiều nên nhập viện. Mặc dù điều trị bằng thuốc nhưng tình trạng ho ra m.áu không cải thiện nhiều khiến bệnh nhân rất lo lắng.

Tại Bệnh viện đa khoa Xuyên Á, qua khám lâm sàng và chụp CT scanner lồng ngực, các bác sĩ phát hiện tổn thương do nấm khu trú ở thùy trên phổi phải, kèm tổn thương thâm nhiễm. Với triệu chứng này bác sĩ nghĩ bệnh nhân chắc chắn bị tổn thương do nấm gây ho ra m.áu. Kết quả các mẫu xét nghiệm đàm xác định bệnh nhân không bị lao.

Bệnh nhân đã được các bác sĩ khoa Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực cắt bỏ thùy trên phổi phải có chứa nấm. Ngay sau mổ, bệnh nhân hoàn toàn ổn định, các ống dẫn lưu ở ngực đã được rút sau mổ 48 giờ, nhu mô phổi còn lại nở tốt và đặc biệt bệnh nhân hoàn toàn hết ho ra m.áu.

Theo các phẫu thuật viên tim mạch lồng ngực, các nguyên nhân như viêm, áp xe, giãn phế quản, lao, nấm phổi hay ung thư đều có thể gây ho ra m.áu lượng nhiều.

Việc ho ra m.áu lượng nhiều, ồ ạt, ngoài vấn đề mất m.áu còn có nguy cơ gây tắc đường thở, gây nguy hiểm tính mạng người bệnh.

Do đó, tất cả các trường hợp có ho ra m.áu cần phải đến ngay bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật lồng ngực và chuyên khoa hô hấp để đ.ánh giá chẩn đoán, tìm nguyên nhân và có chiến lược điều trị thích hợp nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho người bệnh. Đặc biệt, những tổn thương khu trú (lao, nấm, giãn phế quản, ổ áp xe…) cần phẫu thuật điều trị triệt để ho ra m.áu.

Nấm phổi là gì?

Nấm phổi là một bệnh n.hiễm t.rùng phổi, ít gặp ở người bình thường có sức đề kháng tốt. Bệnh hay gặp ở người suy giảm miễn dịch, già yếu, mắc bệnh mạn tính lâu ngày. Tỉ lệ bệnh nấm phổi chỉ chiếm 0,02% các bệnh phổi, nhưng nếu không được phát hiện điều trị kịp thời khả năng t.ử v.ong có thể lên tới 50-70%. Nguyên nhân gây bệnh nấm phổi là do các loại nấm: Candida, Aspergillus, Cryptococcus. Trong đó, hay gặp nhất là các loại Aspergillus như A. fumigatus, A. flavus, A. niger… Hầu hết bệnh nhân thường đến khám vì ho ra m.áu kéo dài không rõ lý do, sốt kéo dài kèm đau ngực, ho khạc đàm kéo dài kèm khó thở như hen…

Theo Thanh niên

Cứu lá lách bị vỡ nát của nam thanh niên té giàn giáo

Một thanh niên trong lúc đang thi công công trình đã bất ngờ té ngã từ giàn giáo xuống, bệnh nhân bị vỡ lá lách độ IV, lách vỡ nhiều mảnh, có dấu hiệu xuất huyết nhiều trong ổ bụng. Bệnh nhân tưởng chừng phải cắt bỏ lá lách để cứu tính mạng nhưng bất ngờ đã giữ được lá lách.

Các bác sĩ tiến hành can thiệp để bảo toàn lá lách cho bệnh nhân – Ảnh: BVCC

Theo thông tin ban đầu, anh N.V.H. (26 t.uổi, quê ở Gia Lai) trong lúc đang thi công một công trình trên địa bàn huyện Củ Chi (TP.HCM) bất ngờ té nhào từ trên giàn giáo rơi xuống đất va đ.ập hông trái.

Sau đó nạn nhân bị đau bụng dữ dội, đau nhiều hạ sườn trái, mạch nhanh, huyết áp thấp rồi rơi vào tình trạng nguy kịch, được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TP.HCM).

Tại đây, các bác sĩ cho tiến hành làm các kỹ thuật cận lâm sàng và chụp CT Scan 160 lát, xác định bệnh nhân bị chấn thương vỡ lá lách độ IV, vỡ nhiều mảnh, có dấu hiệu xuất huyết nhiều trong ổ bụng.

Theo TS.BS Nguyễn Văn Châu – Tổng giám đốc hệ thống Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, với tình trạng này, nguy cơ cần phẫu thuật cắt bỏ lá lách để cầm m.áu bảo vệ tính mạng cho bệnh nhân là rất cao. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa ngoại tổng quát và can thiệp tim mạch đã hội chẩn, đ.ánh giá tình trạng bệnh nhân nên đã quyết định áp dụng phương pháp can thiệp bít tắc động mạch lách để cầm m.áu và bảo tồn lách, giúp bệnh nhân trẻ t.uổi giữ lại được lá lách của mình.

Kết quả chụp CT Scan cho thấy lá lách của bệnh nhân bị vỡ thành nhiều mảnh – Ảnh: BVCC

“Êkip can thiệp tim mạch chụp kiểm tra động mạch lách dưới DSA (chụp mạch m.áu xóa nền), xác định được vị trí động mạch tổn thương, chất tắc mạch được bơm vào gây bít tắc động mạch để cầm m.áu. Sau hơn 30 phút, các bác sĩ đã can thiệp thành công, kiểm tra hình ảnh sau can thiệp không ghi nhận hiện tượng xuất huyết. Đến chiều nay (22.10) bệnh nhân đã ổn định, giảm đau bụng, huyết áp ổn định, tiếp xúc tốt, dự kiến sẽ xuất viện trong vài ngày tới”, bác sĩ Châu cho biết.

Cũng theo bác sĩ Châu, việc can thiệp nội mạch cầm m.áu điều trị chấn thương lách vỡ dưới máy chụp mạch kỹ thuật số xóa nền giúp người bệnh ít đau, thời gian hồi phục nhanh. Quan trọng nhất là, bệnh nhân có thể tránh được một cuộc phẫu thuật lớn, rủi ro mất m.áu, và bảo tồn được lách khi t.uổi đời còn rất trẻ. Đây cũng là một kỹ thuật chuyên khoa sâu mà rất ít bệnh viện có thể thực hiện được.

Hồ Quang

Theo motthegioi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *