Để tốt cho quá trình điều trị bệnh loãng xương, bạn nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày 2 món ăn đơn giản dưới đây.
Những điều cần biết về bệnh loãng xương
Loãng xương là tình trạngsuy giảm mật độ và tổn thương vi cấu trúc (hữu cơ và vô cơ) của xương. Lâu dần, sức mạnh của xương bị giảm, dễ đứt gãy và xuất hiện các hốc khiến xương bị xốp.Dấu hiệu lâm sàng của bệnh loãng xương thường là đau lưng, đi thấy nhói ở gót chân, người bị co rút.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến loãng xương như: gãy xương hoặc chấn thương nhẹ, lún một hay nhiều đốt sống gây biến dạng cột sống.Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương.
Theo đó, nếu bạn bổ sung không đầy đủ lượng canxi cần thiết, xương sẽ không đạt được cấu trúc đỉnh cao và lâu dần dễ gây ra tình trạng mất xương. Đồng thời, chế độ ăn quá nhiều chất đạm không tương xứng với lượng canxi đưa vào cơ thể, hút t.huốc l.á, uống rượu bia cũng dễ dàng dẫn đến tình trạng giảm khối lượng xương.
Có rất nhiều người đang mắc căn bệnh loãng xương – Ảnh minh họa: Internet
Do đó, để phòng ngừa loãng xương, trước hết cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, đảm bảo đầy đủ nguồn canxi cần thiết cho cơ thể. Trong trường hợp bị bệnh loãng xương, bạn nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và bổ sung vào thực đơn hàng ngày 2 món ngon đơn giản dưới đây.
2 món ăn tốt cho người bị loãng xươngCanh khoai tây nấu tôm thịt
Canh khoai tây nấu tôm thịt
Nguyên liệu: 2 củ khoai tây, 20 gram tiêu khô, 200 gram thịt heo, 4 tai nấm đông cô, gừng, hành lá, muối, rượu trắng, tiêu xay và gia vị.
Cách chế biến: Thịt heo rửa sạch với nước muối pha loãng, xắt lát mỏng. Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, xắt khúc; tôm khô ngâm với nước sao cho nở bung; hành lá nhặt bỏ cọng héo úa, xắt khúc khoảng 3-4cm; gừng cạo vỏ, đ.ập dập.
Phi thơm hành, tỏi rồi cho thịt heo và tôm khô vào, xào nhanh cùng một ít gia vị. Tiếp đến, thêm khoai tây và khoảng 700ml nước và một ít muối ăn. Nấu đến khi canh sôi, vớt sạch bọt để nước dùng được trong hơn, đồng thời thêm gừng đ.ập dập vào.
Tiếp tục nấu đến khi khoai tây mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn và thêm hành lá. Như vậy món canh khoai tây nấu tôm thịt đã hoàn thành nhanh chóng.
Thưởng thức món ăn trong bữa cơm hàng ngày. Món canh khoai tây nấu tôm thịt vừa ngon miệng vừa giàu canxi cùng hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho người bị loãng xương.
Canh xương dê
Nguyên liệu: 500 gram xương dê, ngũ vị hương, hành lá, gừng tươi, tiêu xay và gia vị.
Cách chế biến: Xương dê rửa kỹ, cho vào xoong luộc chần cùng một ít giấm để khử sạch mùi gắt. Gừng cạo vỏ, đ.ập dập; hành lá rửa sạch, xắt khúc.
Phi thơm hành, tỏi rồi cho xương dê vào, xào nhanh cùng một ít gia vị. Tiếp đến, thêm gừng đ.ập dập và khoảng 750ml nước. Khi nước sôi thì vớt bọt, hạ lửa và tiếp tục nấu thêm khoảng 20 phút là được.
Sau cùng, thêm một ít ngũ vị hương, nêm nếm gia vị vừa ăn và rắc hành lá để món ăn dậy hương thơm hấp dẫn.
Dùng canh xương dê trong bữa cơm hàng ngày. Món ăn có tác dụng ôn bổ thận dương, cường gân kiện cốt, thích hợp với người bị loãng xương do thận hư.
*Thông tin chỉ mang tính tham khảo.
Theo Trăm Nguyễn/Phụ nữ Sức khỏe
Những thói quen vô hại nhưng lại khiến bạn bị loãng xương
Bạn biết rất rõ rằng cơ thể cần có canxi nhưng bạn không nhận ra rằng các yếu tố về lối sống cũng có thể làm tăng nguy cơ loãng xương.
Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến khoảng 10 triệu người Mỹ, trong đó 80% người bệnh là nữ giới và có khoảng 18 triệu người có nguy cơ loãng xương. Tuy nhiên, bệnh loãng xương là không thể tránh khỏi, do vậy, bạn chỉ có thể làm giảm nguy cơ loãng xương về sau. Ví dụ, nếu bạn có lối sống tĩnh tại, thì bạn đã vô tình làm tăng nguy cơ loãng xương của chính mình.
Xương là một mô sống và có khả năng chịu lực tốt. Bạn càng sử dụng xương nhiều, xương càng chắc khoẻ. Nếu xương không được sử dụng, chúng sẽ nhanh chóng bị lão hoá. Nghiên cứu trên các nhà du hành vũ trụ đã chứng minh được điều này. Môi trường không trọng lực sẽ làm các nhà du hành vũ trụ bị mất xương. Do vậy, bạn cần thường xuyên luyện tập thể thao, đặc biệt là các bài tập có lực cản và đảm bảo rằng bài tập đó phù hợp với hệ xương của mình. Bơi lội mặc dù là một môn thể thao tốt, nhưng trong môn bơi, xương lại không được chịu lực nhiều. Các hoạt động như đi bộ có thể sẽ tốt cho việc dự phòng loãng xương hơn.
Bạn thích ăn thịt bò bít tết
Chế độ ăn Paleo hoặc các chế độ ăn tập trung ăn nhiều protein khác như chế độ ăn Atkin có thể sẽ không tốt cho xương của bạn. Nhưng kể cả khi bạn không áp dụng một chế độ ăn đặc biệt nào, việc tiêu thụ quá nhiều thịt/protein cũng có thể ảnh hưởng đến xương. Chế độ ăn giàu protein có thể sẽ khiến thận thải ra nhiều canxi hơn. Vì canxi là một trong những vi chất quan trọng của xương nên việc bị mất canxi có thể làm giảm mật độ khoáng chất của xương và dẫn đến loãng xương.
Bạn ăn các loại đồ ăn vặt nhiều muối
Một yếu tố dinh dưỡng khác có thể dẫn đến hiện tượng mất xương là ăn quá nhiều muối. Tiêu thụ nhiều muối có thể làm tăng huyết áp. Khi thận làm việc để thải bỏ bớt lượng muối thừa thì canxi đồng thời cũng sẽ được loại ra khỏi cơ thể cùng với muối. Nghiên cứu tại Nhật chỉ ra rằng phụ nữ sau mãn kinh tiêu thụ nhiều muối sẽ có nguy cơ bị gãy xương cao gấp 4 lần so với những phụ nữ ăn ít muối. Theo khuyến nghị, người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ 2.300mg muối mỗi ngày.
Bạn tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Mặc dù ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ ung thư da nhưng vitamin D trong ánh nắng mặt trời lại giúp hấp thu canxi. Đa số người trưởng thành sống ở khu vực hàn đới đều không hấp thu đủ ánh nắng mặt trời để tạo ra vitamin D và do vậy, cần được bổ sung vitamin D dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Theo khuyến cáo, người trưởng thành dưới 50 t.uổi cần 400-800 IU vitamin D/ngày và người trưởng thành trên 50 t.uổi cần 800-1000 IU vitamin D/ngày. Hãy trao đổi với bác sỹ về nhu cầu vitamin D của bạn và các thực phẩm giàu vitamin D bạn có thể bổ sung.
Bạn không thể sống thiếu cà phê
Cà phê có thể sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn trong vòng 1 tháng đầu, nhưng bạn không nên tiếp tục uống cà phê trong nhiều tháng sau đó. Cà phê ảnh hưởng đến loãng xương đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh bởi sự suy giảm estrogen. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ khác của bệnh loãng xương hoặc bạn uống nhiều hơn 1 ly cà phê mỗi ngày, bạn nên cân nhắc đến việc cắt giảm tiêu thụ cà phê.
Bạn giảm quá nhiều cân
Giảm quá nhiều cân có thể sẽ không tốt cho xương. Chỉ số khối cơ thể dưới 19 được cho là một yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương. Nghiên cứu tại Đại học Harvard cho thấy, tăng 1 điểm trong thang BMI sẽ làm giảm nguy cơ loãng xương đi khoảng 12%. Những người bị thiếu cân cũng có thể có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, đây cũng là một yếu tố góp phần gây ra tình trạng loãng xương.
Bạn uống quá nhiều rượu
Tiêu thụ rượu với mức độ thấp có thể sẽ tốt cho xương, nhưng uống quá nhiều rượu trong ngày sẽ có tác dụng ngược lại. Quá nhiều rượu sẽ khiến hệ tiêu hoá khó hấp thu canxi. Quá nhiều rượu cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan và tuỵ, từ đó ảnh hưởng đến cả mức canxi và vitamin D. Rượu có thể ảnh hưởng đến nhiều loại hormone trong cơ thể. Hàm lượng cortisol có thể sẽ tăng lên và có thể làm giảm hàm lượng khoáng chất trong xương. Với phụ nữ, tiêu thụ nhiều rượu bia còn làm giảm lượng estrogen nói chung và có thể sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương. Trên tất cả, rượu bia rất độc với tế bào osteoblast – loại tế bào sẽ phát triển thành bào xương.
Bạn uống nhiều soda
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, soda có liên quan đến việc mất xương, nhưng lý do tại sao thì hiện vẫn chưa rõ. Nguyên nhân có thể là do lượng caffeine hoặc lượng acid phosphoric có trong soda – những chất có thể khiến canxi bị rò rỉ ra khỏi xương. Tuy nhiên, đa số các chuyên gia đều đồng ý rằng, việc uống soda có thể sẽ làm giảm tiêu thụ các loại đồ uống tốt cho sức khoẻ và giàu canxi khác. Ví dụ nếu bạn uống 1 ly sữa thay vì 1 ly soda trong một khoảng thời gian dài, nguy cơ loãng xương của bạn đương nhiên sẽ thấp hơn. Do vậy, nếu bạn uống soda, hãy đảm bảo rằng bạn đã bổ sung canxi từ các nguồn khác.
Ths. Lưu Liên Hương/Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Theo thoidai