Người bị t.iền tiểu đường ăn thế nào để bệnh không tiến triển thành tiểu đường?

T.iền tiểu đường là tình trạng mà lượng đường trong m.áu tăng cao hơn mức bình thường nhưng vẫn không đủ cao để được chẩn đoán tiểu đường.

T.iền tiểu đường phát triển âm thầm và có thể dẫn đến tiểu đường loại 2.

T.iền tiểu đường xảy ra rất phổ biến. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ ước tính khoảng 96 triệu người trưởng thành nước này đang mắc t.iền tiểu đường. Tuy nhiên, có thể hơn 80% số này không biết mình mắc bệnh.

Đậu lăng là loại thực phẩm có đường huyết thấp, rất phù hợp với người bị tiểu đường. Ảnh SHUTTERSTOCK

T.iền tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 và dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Thế nhưng, thay đổi lối sống theo hướng ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, giảm cân, bỏ t.huốc l.á, rượu bia sẽ giúp giảm nguy cơ t.iền tiểu đường phát triển thành tiểu đường loại 2, chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).

Với chế độ ăn uống, người bị t.iền tiểu đường nên thực hiện các thay đổi sau:

Chất xơ

Chất xơ có nhiều trong trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu. Chất xơ giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, giảm cholesterol và kiểm soát đường huyết.

Các loại thực phẩm giàu chất xơ có lợi cho người t.iền tiểu đường là đậu lăng, đậu xanh, cà rốt, táo, lê, các loại rau lá xanh như bông cải xanh, rau bina. Với gạo, mọi người cần ưu tiên ăn gạo lứt thay vì gạo trắng.

Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Các món có chỉ số đường huyết (GI) thấp sẽ giúp đường huyết sau khi ăn không bị tăng đột biến. Những món này là rau, đậu lăng, cà rốt sống hay bột yến mạch. Chúng rất có ích trong việc kiểm soát đường huyết và giảm cân.

Kiểm soát khẩu phần ăn

Những người bị t.iền tiểu đường cần kiểm soát khẩu phần ăn, đặc biệt là khi phải thường xuyên ăn ngoài tiệm. Nguyên nhân vì các hàng quán, nhà hàng thường bán một khẩu phần ăn nhiều hơn nhu cầu năng lượng cần nạp.

Việc điều chỉnh khẩu phần ăn không chỉ là ăn vừa đủ mà còn ở cách chọn thực phẩm để ăn. Cụ thể, cần ưu tiên ăn các món lành mạnh như rau củ, trái cây và tránh các món nhiều đường, tinh bột, chất béo.

Đồ uống

Không chỉ theo dõi những gì đang ăn mà người t.iền tiểu đường còn chú ý cả đồ uống. Uống các món có nhiều đường như nước ngọt có gas sẽ làm tăng nguy cơ kháng insulin, tình trạng mà khả năng hấp thụ đường glucose từ m.áu của tế bào suy giảm. Hệ quả là làm tăng nguy cơ phát triển lên tiểu đường loại 2, theo Verywell Health.

3 căn bệnh phổ biến nhất từ t.uổi 50, bạn cần phòng ngừa để sống thọ

Một chuyên gia đã chia sẻ cách phòng ngừa 3 căn bệnh phổ biến nhất từ t.uổi 50 và cách sống chung với những căn bệnh này.

Chuyên gia Melanie King, dược sĩ của Pharmacy2U (Anh), giải thích: Không có vũ khí bí mật nào có thể ngăn chặn quá trình lão hóa nhưng duy trì một lối sống lành mạnh sẽ giúp người từ t.uổi 50 tận dụng tối đa cuộc sống sau này.

Có một số cách giúp lứa t.uổi này quản lý lối sống để chống lại một số bệnh lý phổ biến nhất có thể xảy ra khi già đi, duy trì chất lượng cuộc sống.

Và tiểu đường, huyết áp cao và viêm khớp là 3 căn bệnh “phổ biến” có thể ảnh hưởng đến cơ thể khi mọi người già đi, chuyên gia Melanie King cho biết.

Khi nói đến t.uổi thọ, nhiều người đã biết ăn uống khoa học và tập thể dục là rất quan trọng. Ảnh SHUTTERSTOCK

Bệnh tiểu đường

Chuyên gia cho biết: Bệnh tiểu đường loại 2 thường bắt đầu ở độ t.uổi trung niên trở lên, khi tuyến tụy trở nên kém hiệu quả hơn trong việc tạo ra insulin hoặc các tế bào của cơ thể trở nên kém phản ứng với insulin.

Đối với bất cứ người mắc bệnh tiểu đường nào, điều quan trọng là phải kiểm soát lượng đường trong m.áu, huyết áp và cholesterol. Một số người có thể kiểm soát bệnh bằng cách tăng mức độ hoạt động và theo một chế độ ăn uống lành mạnh.

Nếu những thay đổi này không có tác dụng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc viên hoặc insulin.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bao gồm thừa cân hoặc béo phì, thiếu tập thể dục và t.iền sử gia đình.

Huyết áp cao

Chuyên gia King nói: Huyết áp cao là nguyên nhân lớn nhất gây t.ử v.ong sớm trên toàn cầu. Đáng lo ngại là rất nhiều người bị huyết áp cao nhưng hoàn toàn không biết mình mắc bệnh và chỉ có 15- 20% bệnh nhân biết mình mắc bệnh, kiểm soát được bệnh, theo Express.

Thay đổi chế độ ăn uống, bỏ hút thuốc và tăng cường tập thể dục, ngay cả vài lần đi bộ nhanh trong ngày hoặc leo cầu thang bộ cũng có thể có tác dụng lớn trong việc hạ mức huyết áp cao. Những thay đổi này có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, từ đó cũng góp phần làm giảm huyết áp.

Loại viêm khớp phổ biến nhất là thoái hóa khớp, thường xảy ra từ t.uổi 45. Ảnh SHUTTERSTOCK

Viêm khớp

Chuyên gia trên nói thêm: Loại viêm khớp phổ biến nhất là thoái hóa khớp. Bệnh này phổ biến hơn ở những người trên 45 t.uổi và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trên cơ thể nhưng thường phổ biến nhất ở các khớp hông, đầu gối, cột sống và các khớp nhỏ của ngón tay.

Nghiên cứu cho thấy tập thể dục thường xuyên có thể giúp bảo vệ các khớp, nhưng tập thể dục quá nhiều có thể đẩy nhanh sự khởi phát của viêm khớp, theo Express.

Chuyên gia King khuyến nghị chế độ ăn uống lành mạnh giàu vitamin C từ trái cây, rau quả và axit béo omega-3 từ cá béo để giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp, giảm đau khớp và viêm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *