Thịt cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Nhưng với người mắc bệnh tiểu đường, không phải loại thịt nào cũng tốt.
Một số loại thịt họ cần phải hạn chế ăn.
Với người mắc tiểu đường loại 2, họ cần phải tránh chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Những chất béo không có lợi này sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong m.áu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, theo Medical News Today.
Người mắc tiểu đường loại 2 nên ưu tiên ăn các loại thịt nạc, tránh các loại thịt có nhiều mỡ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trong các loại thịt thì thịt ít cholesterol nhất chính là thịt nạc. Thịt nạc là lựa chọn tốt nhất cho những người mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân vì thịt nạc ít mỡ.
Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn các loại thịt nạc và thịt ít mỡ. Thịt nạc là loại thịt có hàm lượng cholesterol rất thấp, chẳng hạn như ức gà, đùi gà, thăn bò, thăn heo.
Trong khi đó, với thịt ít mỡ, những người mắc tiểu đường loại 2 vẫn có thể ăn nhưng không nên ăn quá nhiều và thường xuyên. Loại thịt ít mỡ này là thịt bò xay, sườn heo, cốt lết, thịt cừu, bê thui, cánh gà và những bộ phận khác của gà nhưng phải bỏ da, một số nội tạng động vật như gan, tim và cật.
Những loại thịt mà người tiểu đường loại 2 cần tránh là thịt có hàm lượng chất béo và calo cao. Cụ thể, đó là những loại thịt có từ 30 gram chất béo và 350 calo trong 100 gram thịt trở lên. Đây là những loại thịt có nhiều mỡ như ba rọi, thịt xay.
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường loại 2 cũng cần tránh các loại thịt chế biến như thịt nguội, thịt xông khối, thịt hộp, xúc xích, thịt gà hay vịt có da, gà rán, thịt chiên.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy chế độ ăn lành mạnh có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2. Người bệnh có thể thay thế một phần thịt trong khẩu phần ăn bằng cá, đặc biệt là các loại cá giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích, cá mòi.
Một số nghiên cứu cho thấy các loại cá giàu axit béo omega-3 có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến nghị mọi người nên ăn cá ít nhất 2 bữa trong tuần.
Ngoài ra, một chế độ ăn nhiều thực vật cũng rất có ích cho người tiểu đường. Các chuyên gia khuyến cáo họ hãy ưu tiên ăn ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu hay sản phẩm làm từ đậu như sữa đậu nành, đậu hủ, theo Medical News Today.
9 điều người bị suy tim cần tập hằng ngày để sống lâu hơn
Đối với người bị suy tim, tim không thể bơm m.áu một cách bình thường.
Người sống chung với bệnh suy tim phải tự cân trọng lượng cơ thể mình hằng ngày . SHUTTERSTOCK
Một số tình trạng, như động mạch trong tim bị thu hẹp hoặc huyết áp cao, dần dần khiến tim quá yếu hoặc cứng, không thể bơm m.áu hiệu quả, theo Mayo Clinic.
Có những phương pháp điều trị có thể cải thiện bệnh suy tim và giúp người bệnh sống lâu hơn.
Thay đổi lối sống, như tập thể dục, giảm ăn mặn, kiểm soát căng thẳng và giảm cân – có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Sau đây bác sĩ hướng dẫn 9 điều người bệnh cần biết để sống tốt với bệnh của mình, theo Healthgrades .
1. Tìm hiểu kỹ về bệnh của mình
Càng biết nhiều về bệnh suy tim, người bệnh càng dễ sống chung với nó.
Kiểm soát bệnh suy tim có nghĩa là tuân theo kế hoạch điều trị suy tim. Nếu người bệnh biết mình đang làm gì và tại sao thì họ sẽ tuân thủ kế hoạch điều trị tốt hơn.
Hãy nói chuyện với bác sĩ và đừng ngại đặt nhiều câu hỏi để hiểu rõ về bệnh của mình.
2. Để ý lượng muối ăn
Nếu ăn nhiều muối sẽ giữ nước, từ đó gây áp lực lên tim và mạch m.áu vốn đã suy yếu.
Chế độ ăn ít muối có nghĩa là tránh thực phẩm chế biến, đồ đóng gói và đồ ăn vặt tẩm muối như khoai tây chiên, đậu phộng, các loại hạt rang tẩm muối và bánh quy, theo Healthgrades .
Thay vào đó, hãy chọn thực phẩm tươi sống.
3. Cân trọng lượng của mình mỗi ngày
Người sống chung với bệnh suy tim phải tự cân trọng lượng cơ thể mình hằng ngày. Tốt nhất nên leo lên cùng một cái cân vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Ghi lại cân nặng từng ngày trên lịch.
Nếu tăng 1,5 kg trở lên trong vài ngày, hãy báo cho bác sĩ biết. Tăng cân đột ngột có thể có nghĩa là bệnh suy tim đang trở nên nặng hơn. Ngay cả trọng lượng cơ thể tăng dần dần cũng cần báo cho bác sĩ.
4. Uống thuốc đầy đủ
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc lợi tiểu để giúp giảm tích tụ dịch. Cũng có thể cần dùng các loại thuốc khác, như thuốc chẹn beta và thuốc ức chế men chuyển (ACE) nhằm giúp giảm căng thẳng cho tim và giữ cho bệnh suy tim không trở nặng hơn.
Hãy hiểu rõ các loại thuốc của mình và tại sao phải uống. Nói chuyện với bác sĩ nếu có các tác dụng phụ.
Các nguồn cung cấp kali dồi dào là chuối, dưa, đậu, nho khô, khoai tây và củ cải đường . ẢNH: SHUTTERSTOCK
5. Hãy vận động
Một triệu chứng của suy tim là mệt mỏi. Nghe có vẻ không hợp lý lắm, nhưng tập thể dục có thể giúp người bệnh chống lại sự mệt mỏi.
Tập thể dục cũng có thể giúp tăng cường sức mạnh cho tim, cho cơ tim. Tập thể dục cũng cải thiện dung tích phổi.
Nên tập cả động tác căng duỗi để thêm phần vận động và linh hoạt. Cũng nên bao gồm các bài tập aerobic, như đi bộ hoặc bơi lội, theo Healthgrades .
Tuy nhiên, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập mới nào.
6. Theo dõi lượng chất béo ăn vào
Chế độ ăn uống của người bệnh nên ít chất béo bão hòa và tránh chất béo chuyển hóa.
Những loại chất béo có hại này có nhiều trong thịt mỡ, bơ thực vật, dầu dừa, các sản phẩm sữa nguyên kem, thịt bò, thịt bê, thịt cừu, bánh quy, đồ chiên. Nên ăn thịt nạc, thịt gà, cá, chọn các món hấp, luộc.
Những chất béo không lành mạnh này có thể khiến tim vốn đã yếu lại phải làm việc nhiều hơn. Tim căng thẳng có thể dẫn đến tích tụ dịch trong cơ thể.
Chất béo cũng có thể gây hình thành mảng bám trong động mạch và có thể dẫn đến đau tim.
7. Ăn nhiều trái cây và rau quả
Để giữ cho trái tim khỏe mạnh, người bệnh cần có đủ vitamin và khoáng chất. Trái cây tươi và rau quả là nguồn tuyệt vời cũng cấp những chất này.
Một chất dinh dưỡng quan trọng là kali. Một số loại thuốc điều trị suy tim có thể làm mất đi lượng kali trong cơ thể. Nếu cơ thể không có đủ kali, tim có thể đ.ập bất thường, theo Healthgrades .
Các nguồn cung cấp kali dồi dào là chuối, dưa, đậu, nho khô, khoai tây và củ cải đường.
8. Giảm thêm cân
Người bệnh nếu thêm trọng lượng có thể làm căng thẳng trái tim vốn đã yếu của mình. Nếu thừa cân, cần giảm cân để tim không bị hoạt động quá mức.
Hai cách tốt nhất là cắt giảm lượng calo và tập thể dục. Tiêu thụ ít calo hơn và đốt cháy nhiều năng lượng hơn bằng cách vận động nhiều hơn sẽ tốt cho tim.
Nhưng cần nhớ nói chuyện với bác sĩ về kế hoạch của mình.
9. Ngừng hút thuốc
Hầu hết mọi người đều biết rằng hút thuốc có thể gây ung thư phổi. Tuy nhiên, nó cũng có thể khiến tim phải làm việc nhiều hơn và đ.ập nhanh hơn để bơm m.áu đi khắp cơ thể. Với suy tim, hút thuốc càng có tác hại.
Rượu cũng có thể làm suy yếu tim hơn nữa. Tốt nhất là người suy tim không uống rượu và không hút thuốc.