Người bị viêm tai giữa dễ mắc 3 nhầm lẫn này khiến bệnh khó phát hiện và điều trị sớm

Những nhầm lẫn mà người bị viêm tai giữa dễ chủ quan bỏ qua

Nhầm lẫn 1. Không đau tai, không chảy dịch mủ thì không phải viêm tai giữa

Người bị viêm tai giữa thường nghi ngờ mắc bệnh khi có hiện tượng bất thường ở tai như đau nhức, chảy dịch mủ… Cũng chính vì tư tưởng này mà một số trường hợp không có biểu hiện điển hình, người bệnh dễ lơ là không đi khám bệnh.

Viêm tai giữa được chia ra nhiều loại khác nhau, bao gồm viêm tai giữa bộ phận cấp tính, viêm tai giữa mãn tính do vi khuẩn (sinh mủ), viêm tai giữa do nội tiết, viêm tai giữa do u mỡ…

Trong đó, viêm tai giữa cấp tính có mủ chủ yếu sẽ gây đau nên sớm được phát hiện. Những loại khác đôi khi triệu chứng không rõ ràng hoặc không triệu chứng nên khi kiểm tra ra bệnh thì tình trạng khá nghiêm trọng.

Nhầm lẫn 2. Tai chảy mủ chính là viêm tai giữa

Một trong những biểu hiện viêm tai giữa xác thực là “chảy nước” từ bên trong lỗ tai, dịch này thường có màu trắng đục hoặc hơi vàng do mưng mủ. Tuy nhiên, một số trường hợp khác cũng có tình trạng này, điển hình như viêm tai ngoài.

Viêm tai ngoài cũng có triệu chứng chảy dịch mủ do nhiễm khuẩn. Nguyên nhân viêm tai ngoài có rất nhiều, phổ biến là do móc lỗ tai nhiều gây tổn thương và viêm, do nhiễm trực khuẩn bệnh tiểu đường, do nước vào khe hẹp lỗ tai…

Nhầm lẫn 3. Tai chảy mủ thì không thể phẫu thuật

Trước đây, do hạn chế ở trình độ kỹ thuật y khoa nên đa số người bị viêm tai giữa kiểu mãn tính và u mủ vẫn được điều trị bằng thuốc. Nếu bắt buộc phải phẫu thuật thì phải xử lý ngưng chảy mủ từ 3 – 6 tháng trở lên.

Tuy nhiên hiện nay với sự tiên tiến của y học, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ càng và đánh giá tình trạng bệnh của bạn để quyết định hướng điều trị, không bị quá nhiều hạn chế bởi tình trạng tai chảy dịch mủ.

Bị viêm tai giữa cần kiêng cử gì trong ăn uống?

Khi mắc bệnh viêm tai giữa, đặc biệt là có hiện tượng chảy mủ trong tai thì cần kiêng cử các thực phẩm có thể gây mủ nặng hơn. Các loại dễ sinh nhiệt hỏa gây mủ như thịt gà, tôm, cua, thịt heo, thịt dê, hẹ… nên hạn chế tối đa.

Thức ăn cay nóng gây kích thích mạnh cũng cần thận trọng khi đưa vào thực đơn của người bệnh. Điển hình là các loại thực vật gia vị như ớt, tiêu, gừng, hành, tỏi… nên ít cho vào món ăn.

Trong quá trình điều trị viêm tai giữa, bạn cũng không thể ăn nhiều các món muối mặn hoặc ướp chua như trứng bắc thảo, cải chua, thịt muối, thức ăn nhanh… vì chúng dễ sinh nhiệt, gây nóng, mau khát khiến bệnh lâu khỏi.

Ngoài ra, các loại hạt cứng cũng không nên ăn nhiều như đậu phộng, hạt bí, hạt dẻ, óc chó… vì khi nhai mạnh và nhiều lần dễ gây đau cho người bệnh viêm tai giữa.

Nhìn chung, chế độ ăn uống nên chế biến thanh đạm hơn bình thường, đồng thời kết hợp đa dạng các nguồn thực phẩm để đảm bảo đủ dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho người bệnh để hỗ trợ quá trình trị liệu.

Hy vọng bài viết sẽ giúp người bị viêm tai giữa sớm có thể phát hiện bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị cũng như phòng ngừa bệnh.

Thiên Khuê (Theo Familydoctor)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *