Đi bộ được coi là một hoạt động thể dục thể thao an toàn và ít ảnh hưởng đến sức khỏe người tập, mang lại nhiều lợi ích.
Tuy thế, nếu thấy bị đau gối, bạn có thể đổi phương pháp tập khác thay cho đi bộ hoặc đôi khi phải nghỉ tập một thời gian cho khỏi chấn thương, nhất là đối với người lớn t.uổi.
Một công trình nghiên cứu cho thấy, người bị viêm xương – khớp đầu gối thấy có những cải thiện đáng kể về chức năng khớp gối sau chương trình tập đi bộ 4 tuần lễ.
Đi bộ trong bao lâu?
Sự vận động khớp làm cho dịch khớp luân chuyển và đem chất dinh dưỡng nuôi tế bào sụn khớp. Nếu khớp không được vận động thì dịch khớp sẽ không được luân chuyển và tế bào sụn sẽ không có dinh dưỡng đến nuôi. Khi khớp không vận động, lớp sụn sẽ c.hết nhanh hơn. Nên đi bộ trong bao lâu để đạt được việc đốt cháy năng lượng, giảm thiểu mỡ trong cơ thể mà không làm hư khớp gối?
Người cao t.uổi đi bộ bên bờ hồ Hoàn Kiếm.
Muốn đốt lượng mỡ thừa, cơ thể cần hoạt động để đốt hết lượng đường dự trữ có trong cơ thể trước, sau đó cơ thể mới chuyển sang dùng mỡ để tạo năng lượng. Thời gian luyện tập khoảng 30 – 60 phút để có thể đốt cháy lượng mỡ và sinh ra năng lượng.
Đi bộ nhiều dĩ nhiên là làm cho lớp sụn mau bị hư. Dấu hiệu quan trọng nhất cho thấy sụn bị quá tải là tình trạng đau và mỏi gối khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Việc ấn định một khoảng cách cho giới hạn đi bộ là điều khó có thể áp dụng cho tất cả mọi người vì nó còn liên quan đến nhiều yếu tố như đi nhanh hay chậm, người đi bộ nặng hay nhẹ cân, tình trạng sụn khớp trước khi đi bộ hư nhiều ít hay còn tốt, mặt sân đi bộ như thế nào (đi trên cát, đi trên sân xi măng hay vỉa hè… sẽ khác nhau vì phản lực dội lên gối sẽ không như nhau khi đi bộ), các cơ vùng gối và háng ra sao… Vậy làm sao biết đi bộ như thế nào là vừa phải? Hãy lắng nghe cơ thể của bạn.
Khi bạn đi mà cảm thấy gối không còn nhẹ nhàng, không còn thấy thoải mái, đôi khi bạn cảm thấy mỏi và đau gối thì có nghĩa là đầu gối của bạn đã bị quá tải và cần được nghỉ ngơi. Nếu giả sử gối đã bị thoái hóa thì đi bộ như thế nào? Khi đó bạn vẫn có thể đi bộ dưới nước, đi bộ chậm trên vùng đất cỏ vì phản lực dội lên khớp gối sẽ giảm đi và tránh được thoái hóa khớp gối.
Nếu bạn bị đau đầu gối do tổn thương của đĩa sụn (nằm giữa các xương của đầu gối) hoặc của một trong số các dây chằng (tức các dải mô liên kết nơi các cơ cẳng chân bám vào khớp gối), khi đó đi bộ thường không được khuyến cáo cho đến khi tổn thương đã được tái tạo và hồi phục.
Trong các bong gân, đứt một phần các dây chằng và các vết rách nhỏ hoặc các tổn hại của đĩa sụn nói chung có thể khỏi không cần đến phẫu thuật, cần được theo dõi trước khi có thể bắt đầu đi bộ bình thường trở lại. Trong các rách lớn của đĩa sụn hoặc các đứt hoàn toàn của dây chằng, phẫu thuật hầu như bao giờ cũng là cần thiết.
Tuân thủ các hướng dẫn để đi bộ được an toàn hơn. Nếu tình trạng đầu gối của bạn không nghiêm trọng, một giải pháp có thể đơn giản là thay đổi giày. Giày để đi phải có miếng lót tốt và giảm nhẹ sốc, bởi vậy khi giày của bạn đã cũ và đã mất miếng lót thì bạn cần phải thay đôi khác. Nếu bạn có vòm gan chân thấp hay có xu thế quay sấp nhiều (tức xoay bàn chân vào phía trong khi bạn đi lại), một đôi giày làm tăng nâng đỡ gan chân với các đồ chỉnh hình có thể giúp giảm nhẹ độ nhấn lên đầu gối.
Đi bộ như thế nào?
Luôn bắt đầu bằng đi chậm, khởi động tăng dần, và cố gắng đi vào ban ngày khi mà bạn không cảm thấy đau đầu gối. Bắt đầu đi các đoạn ngắn và đặt thời gian cùng đoạn đường mà bạn có thể hơn là bắt đầu ngay lập tức bằng 30 phút đi bộ.
Bổ sung các bài tập khác khi bạn đi bộ hàng ngày Thực hiện các bài tập sức bền an toàn cho hai cẳng chân có thể giúp cho các đầu gối của bạn ở trong tình trạng đi bộ tốt. Các bài tập về cân nặng cơ thể như ngồi xổm, nâng cao bắp chân và nâng cao mông là những lựa chọn tốt.
Tập nâng cao mông: gập các gối và hai bàn chân để bẹt trên sàn tập gần sát mông; nép tay hai bên mình; hai bàn tay để sấp; nâng các háng lên khỏi sàn cho đến khi các đầu gối, háng và vai nằm trên một đường thẳng. Còn tập duỗi thẳng chân và xoắn cuộn cơ gân kheo tiến hành trên máy tập cân nặng là phải tránh vì có nguy cơ làm căng khớp gối thái quá.
Các bài tập mềm dẻo linh hoạt cho các cơ cẳng chân có thể giúp duy trì phạm vi vận động và giảm bớt sức căng của mô liên kết quanh khớp gối. Luôn khởi động trước khi căng giãn hoặc thực hiện các bài tập về phạm vi vận động, và không làm quá mức. Chỉ kéo căng ở mức độ nhẹ, không đau.
Theo kinhtedothi
Có tới 5 kiểu đi bộ tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng rõ nên đã làm giảm lợi ích tuyệt vời của hoạt động này
Nếu bạn đi bộ đúng cách, cơ thể sẽ dẻo dai, các khớp vận động tốt hơn và hỗ trợ không nhỏ trong việc tuần hoàn m.áu cũng như các hoạt động khác trong cơ thể.
Liệu bạn đã biết đi bộ đúng cách hay chưa?
Để đi bộ đúng cách, trước tiên thì bạn nên thả lỏng cơ thể, bước đi tư nhiên và đừng quá gò bó cơ thể mà hãy nhìn thẳng về phía trước. Ở hai vai, hai tay, vùng khớp háng và hai chân hãy luôn giữ thẳng, đừng cúi người về phía trước hay ngả ra phía sau quá nhiều. Một điều cần lưu ý là khi chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân và cuối cùng là mũi chân trước khi nhấc lên, cứ thế bước đều liên tục.
Ngoài ra, khi đi bộ thì bạn đừng nên cầm nắm thêm những vật dụng nào khác trên tay mà nên vung vẩy thoái mái, nhẹ nhàng, biên độ vừa phải.
Một vài kiểu đi bộ rất tốt cho sức khỏe:
Nhón gót đi bộ bằng mũi chân (phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch)
Với những người bị suy giãn tĩnh mạch, họ thường nghĩ mình không nên đi bộ nhiều để tránh làm cho tình trạng bệnh thêm tồi tệ. Tuy nhiên, bạn lại hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp nhón gót và đi bộ bằng mũi chân để cải thiện căn bệnh này.
Khi nhón gót đi bộ, sự co hẹp tiết tấu của cơ bắp chân sẽ đem lại tác dụng tương tự như một chiếc máy bơm, từ đó thúc đẩy m.áu hồi lưu ở tĩnh mạch.
Đi bộ trên một đường thẳng (giảm táo bón)
Đây là cách đi bộ mà hai chân chỉ giẫm lên một đường thẳng khi bước đi. Lúc luyện tập, bạn nên thả lỏng thân trên sao cho bước đi thoải mái nhất. Phương pháp này cũng sẽ giúp kích thích nhu động dạ dày, đường ruột, giảm nguy cơ táo bón hiệu quả.
Đi bộ kiểu một lùi một tiến (giảm bớt trở ngại nhận thức)
Nếu thường xuyên gặp phải những vấn đề trở ngại nhận thức ở mức độ nhẹ như suy giảm trí nhớ, chức năng tư duy hoạt động kém… thì bạn nên tạo thói quen đi bộ một lùi một tiến 3 lần mỗi tuần. Mỗi lần đi khoảng 1 tiếng để thấy rõ hiệu quả của kiểu đi bộ này.
Chú ý khi thực hiện, hai tay đặt sau lưng, chạm vào nhau thoải mái và đi giật lùi về phía sau 50 bước. Sau đó, bạn lại tiến về phía trước 100 bước và cứ thế lặp lại từ 5 – 10 lần tùy theo thể lực của mình.
Đi bộ ngược (chữa đau lưng)
Với những người thường xuyên phải ngồi lâu một chỗ thì việc đi bộ ngược có thể hỗ trợ không nhỏ trong việc giảm bớt mệt mỏi, chữa chứng đau nhức lưng, eo.
Sau bữa cơm tối nửa tiếng nên đi bộ chậm (kiểm soát đường huyết)
Sau khi ăn cơm tối, bạn nên ngồi nghỉ khoảng 30 phút rồi bắt đầu hoạt động đi bộ chậm rãi. Thời gian đi bộ dao động trong khoảng 1 tiếng là được nhưng chú ý tốc độ đi chậm rãi, chỉ nhanh hơn tản bộ một chút. Đến khi thấy cơ thể ra mồ hôi nhẹ là có thể nghỉ.
Cách đi bộ chậm này sẽ giúp ổn định đường huyết, giảm gánh nặng hoạt động ở tuyến tụy.
Những lợi ích tuyệt vời của hoạt động đi bộ đối với sức khỏe con người
– Giảm bớt các vấn đề về tim mạch.
– Phòng ngừa nguy cơ rối loạn chức năng não bộ.
– Giúp cơ thể nhẹ nhõm, giảm bớt tình trạng đầy hơi, khó tiêu sau khi ăn.
– Ngăn ngừa nguy cơ thừa cân, béo phì, đốt cháy được nhiều calories dư thừa.
– Giảm nguy cơ mắc các bệnh ở đường ruột, dạ dày.
Source (Nguồn): Sohu
Theo Helino