Người đàn ông 50 t.uổi mới biết mình chỉ có một quả thận

Khi được bác sĩ thông báo mình chỉ có một quả thận, suy thận kèm với bướu phát triển dạng ung thư, người đàn ông ở Bến Tre ‘không còn thiết sống’.

Người rơi vào tình cảnh trên là ông B.X.B (trú tại Bến Tre). Khi thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, sụt cân không rõ nguyên nhân, bệnh nhân đã đến viện thăm khám. Bác sĩ xác định ông bẩm sinh chỉ có một quả thận, suy thận mạn giai đoạn 5, phải lọc m.áu định kỳ và có bướu phát triển dạng ung thư tế bào thận.

Khi nghe tin dữ, ông B. “không còn thiết sống nữa” vì sợ phải cắt thận hoặc sống với khối bướu ngày càng lớn lên. Được gia đình động viên, ông tiếp tục đến Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) thăm khám. Qua siêu âm, bác sĩ xác định người bệnh có bướu ở 1/3 giữa mặt trước thận độc nhất, kích thước khoảng 20mm x 20mm.

Theo các bác sĩ, dù chức năng thận đã suy giảm và cần lọc m.áu định kỳ nhưng ông B. vẫn đi tiểu được khoảng hơn 1 lít mỗi ngày. Nhờ đó, cơ thể vẫn duy trì sự cân bằng nội môi, hỗ trợ điều hòa tim mạch, duy trì huyết áp bình thường.

Bệnh nhân được thực hiện xét nghiệm đ.ánh giá chức năng thận, chụp cắt lớp điện toán có cản quang để đ.ánh giá hình ảnh giải phẫu học, vị trí bướu và hệ thống mạch m.áu. Sau khi đ.ánh giá kỹ lưỡng, bác sĩ quyết định phẫu thuật nội soi cắt bướu bảo tồn phần thận lành còn lại cho ông B.

Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt bướu bảo tồn thận tại Bệnh viện Bình Dân. Ảnh: BVCC.

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Phú Phát, Trưởng khoa Niệu A, Bệnh viện Bình Dân cho biết thực tế, cắt thận toàn phần là lựa chọn dễ dàng hơn cho bác sĩ nhưng ảnh hưởng đến chất lượng sống của ông B.

Bác sĩ Phát lý giải khi mất đi quả thận duy nhất, người bệnh không còn giữ được khả năng lọc m.áu và chức năng bài tiết nước tiểu, dễ rối loạn điện giải, mất cân bằng nội môi, dễ rối loạn tim mạch… Cơ hội để người bệnh có thể được ghép thận về sau cũng giảm đi.

Về mặt tâm lý, người bệnh dễ rơi vào hụt hẫng và rối loạn sinh hoạt. Do đó, các bác sĩ đã cân nhắc rất kỹ và quyết định cắt trọn bướu, tránh nguy cơ bướu xâm lấn và bảo tồn thận lành cho ông B.

Ca phẫu thuật nội soi được thực hiện thành công sau khoảng 2,5 giờ. Người bệnh hồi phục khá nhanh, ăn uống được vào ngày hậu phẫu thứ nhất và xuất viện vào ngày thứ 5.

Bác sĩ Phát cho biết thận độc nhất là tình trạng người sinh ra chỉ có một bên thận, hoặc đã cắt bỏ một thận hoặc đã hiến thận, tỷ lệ khoảng 1/1.000 và thường gặp ở nam giới hơn. Thận độc nhất vẫn hoạt động tăng cường và thực hiện 75% chức năng so với có hai thận. Người bẩm sinh chỉ có thận độc nhất hoặc mất thận từ nhỏ sẽ phải đối diện với nguy cơ thận mất dần chức năng và tăng huyết áp.

Người có thận độc nhất có thể sống trọn đời như bình thường nhưng khi gặp vấn đề chấn thương hay ung thư thận, họ có nguy cơ cao mất hoàn toàn chức năng thận. Vì vậy, người có thận độc nhất cần khám sức khỏe định kỳ hằng năm để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và điều trị kịp thời.

Những sai lầm khi ăn mít gây hại cho sức khỏe

Mít là loại quả quen thuộc vào mùa hè và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ‘ăn thả phanh’ loại trái cây này.

Mít có chứa nhiều kẽm, canxi, sắt… Trừ lớp vỏ gai, phần còn lại của quả mít hầu như đều ăn được. Múi mít chín, ngọt. Xơ mít để ăn hoặc muối chua. Quả mít non còn dùng để nấu canh, kho cá, trộn gỏi…

Lá mít tươi giã nát đắp lên những mụn nhọt đang sưng đau hoặc dùng lá mít khô nấu thành cao, bôi lên những vết l.ở l.oét rất hiệu quả.

Mít bổ sung vitamin C, vitamin A làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp duy trì đủ độ ẩm giúp da hồng hào và hạn chế nếp nhăn.

Tuy là loại trái cây tốt cho sức khỏe nhưng những người có dấu hiệu bệnh sau chớ dại ăn mít.

Bệnh tiểu đường: Mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào được cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong m.áu tăng cao nhanh chóng.

Bệnh gan nhiễm mỡ: Mít là loại quả có rất nhiều dinh dưỡng và vitamin. Nhưng loại quả này cũng chứa nhiều đường không tốt cho gan và dễ gây nóng trong người. Những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng, nên cẩn thận khi ăn trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít.

Bệnh suy thận mạn: Bệnh nhân suy thận mạn nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali m.áu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến t.ử v.ong do ngừng tim mà không có dấu hiệu báo trước nào.

Người bị suy nhược, sức khỏe yếu: Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim làm việc nhiều, có nguy cơ cao tăng huyết áp.

Các bệnh mãn tính: Những người có bệnh mãn tính chỉ nên ăn thưởng thức mà thôi. Khi ăn mít thì cần làm sạch nhựa, nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối. Với t.rẻ e.m và người cao t.uổi nên cắt nhỏ hoặc nghiền nhuyễn.

Cách ăn mít tốt cho sức khỏe:

– Không ăn mít khi bụng đói bởi nó sẽ khiến hàm lượng đường trong m.áu đột ngột tăng cao, gây đầy bụng, khó tiêu. Tốt nhất bạn chỉ nên ăn mít sau khi đã ăn cơm khoảng 1, 2 tiếng để đảm bảo cho sức khỏe. Và lưu ý không nên ăn mít vào buổi tối, nhất là hạt mít.

– Khi ăn cần nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối.

– Nên ăn với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80g (khoảng 3-4 múi mít/ngày).

– Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

– Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít thì cần bổ sung đủ nước (2-2,5l/ngày) và rau xanh (200-300 g/ngày).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *