Ngày 18/11, giới chức y tế tại Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc, cho biết một người đàn ông 55 t.uổi đã bị chẩn đoán mắc bệnh dịch hạch sau khi g.iết và ăn thịt một con thỏ rừng.
Vi khuẩn Yersinia pestis, nguyên nhân của bệnh dịch hạch. Ảnh: AP
Trong một tuyên bố, giới chức y tế Khu tự trị Nội Mông cho biết bệnh nhân này thuộc vùng Tích Lâm Quách Lặc, đã ăn thịt thỏ rừng ngày 5/11 và đang được điều trị tại một bệnh viện tại huyện Hóa Đức. 28 người có tiếp xúc với bệnh nhân đã được cách ly nhưng không ai bị sốt hay có những dấu hiệu khác mắc bệnh.
Trước đó, ngày 12/11, hai bệnh nhân khác cũng đến từ vùng Tích Lâm Quách Lặc đã bị chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi. Bệnh viêm phổi có thể tiến triển từ bệnh dịch hạch và dẫn tới n.hiễm t.rùng phổi nghiêm trọng, khiến bệnh nhân khó thở, đau đầu và ho. Hiện giới chức y tế Trung Quốc không phát hiện có mối liên hệ giữa trường hợp hai bệnh nhân bị viêm phổi và bệnh nhân mắc bệnh dịch hạch.
Tỉ lệ t.ử v.ong ở bệnh nhân mắc bệnh dịch hạch có thể lên tới 90% nếu người bệnh không được điều trị. Trung Quốc hầu như đã xóa sổ bệnh dịch hạch, song đôi khi nước này ghi nhận một số trường hợp chủ yếu ở nhóm thợ săn vốn có tiếp xúc với nhiều con bọ chét mang nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Bệnh dịch hạch bùng phát gần đây nhất tại Trung Quốc xảy ra vào năm 2009 ở thị trấn Tử Khoa Than, tỉnh Thanh Hải thuộc cao nguyên Tây Tạng khiến mọt số người t.ử v.ong.
Viết Tuân
Theo TTXVN
2 người mắc dịch hạch ‘Cái c.hết Đen’ ở Trung Quốc
Hai người ở Trung Quốc bị chẩn đoán mắc bệnh dịch hạch, căn bệnh gắn liền với thảm họa “Cái c.hết Đen” trong lịch sử châu Âu, cướp đi sinh mạng của hàng trăm triệu người.
Dịch hạch là bệnh do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra và thường xuất hiện ở ba thể: thể hạch, thể m.áu và thể phổi. Dịch hạch thể hạch có lẽ được biết đến nhiều hơn cả vì là nguyên nhân của những trận đại dịch lớn nhất lịch sử, bao gồm “Cái c.hết Đen” khiến châu Âu mất đi khoảng 60% dân số vào thế kỷ XIV.
Hai ca mới đang được điều trị tại một bệnh viện ở Bắc Kinh là dịch hạch thể phổi, được cho là nghiêm trọng hơn cả dịch hạch thể hạch, theo Guardian.
Việc phát hiện 2 ca bệnh gợi nhớ tới thảm họa “Cái c.hết Đen” đang gây lo lắng và tranh luận trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc.
“Tôi chỉ muốn biết hai bệnh nhân đó đã tới Bắc Kinh bằng đường nào?”, một tài khoản Weibo viết. “Họ đi bằng tàu, máy bay hay tự lái xe”.
“Năm con gà thì có dịch cúm gia cầm, năm lợn thì gặp dịch tả lợn châu Phi”, một người khác ngao ngán. “Năm tới là năm chuột, dịch hạch đang tới rồi…”.
Đây không phải là lần đầu tiên trong lịch sử gần đây Trung Quốc chứng kiến sự xuất hiện của dịch hạch. Năm 2014, thành phố Yumen bị phong tỏa và 151 người bị cách ly sau khi một người đàn ông c.hết vì căn bệnh này.
Vi khuẩn Yersinia pestis gây ra dịch hạch. Ảnh: AP.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), dịch hạch thường bị lây cho những người tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh hoặc với người bị cắn bởi bọ chét cư trú trên động vật nhiễm bệnh. Tuy nhiên, dịch hạch thể phổi có thể lây qua đường hô hấp khi người nhiễm bệnh ho. Dịch hạch thể phổi có nguy cơ lây nhiễm cao và thường gây c.hết người nếu không điều trị nhanh chóng bằng kháng sinh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói cơ quan này được biết những người có liên hệ gần gũi với hai bệnh nhân ở Trung Quốc đang được theo dõi và kiểm soát.
“Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đang tiến hành các nỗ lực để khống chế và điều trị các ca bệnh cũng như tăng cường giám sát”, Fabio Scano, đại diện WHO Trung Quốc, cho hay.
Theo WHO, dịch hạch vẫn xuất hiện ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ trong thời gian gần đây, chủ yếu tại các vùng sâu, vùng xa. Báo cáo của cơ quan này cho biết có 3.248 ca mắc bệnh và 584 trường hợp t.ử v.ong được ghi nhận trên toàn thế giới từ năm 2010 đến năm 2015.
Năm 2015, đại dịch dịch hạnh xảy ra ở Madagascar, với 2.348 ca mắc bệnh và 202 người c.hết, trong đó 1.791 ca là dịch hạch thể phổi.
Tại Mỹ, dịch hạch vẫn xuất hiện tại các vùng hẻo lánh bao gồm bắc Arizona, nam Colorado và nam Oregon, đa số là dịch hạch thể hạch. Năm 2014, 16 ca mắc bệnh và 4 người c.hết được ghi nhận.
Theo Zing