Người đàn ông nhiễm liên cầu khuẩn nguy kịch sau mổ lợn c.hết

Nhà hàng xóm có lợn ốm, c.hết, người đàn ông ở Bắc Giang đã tham gia mổ lợn. Sau đó, ông bất ngờ bị sốt và rối loạn ý thức nặng, hôn mê do nhiễm liên cầu khuẩn

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết tại đây đang điều trị cho một nam bệnh nhân ở tỉnh Bắc Giang vào cấp cứu, nguy kịch do nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Người đàn ông này có t.iền sử khỏe mạnh nhưng có lạm dụng rượu.

Gần 1 tuần trước khi nhập viện, nhà hàng xóm có lợn ốm, c.hết, ông tham gia mổ lợn để lấy thịt cho cá ăn. Hai ngày sau đó ông bất ngờ bị sốt và rối loạn ý thức nặng, được đưa tới cơ sở y tế gần nhà cấp cứu.

Một bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn được điều trị tại cơ sở y tế. Ảnh: Ngọc Dương

Do tình trạng quá nặng, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Tại đây, ông vẫn sốt cao, rối loạn ý thức, rơi vào hôn mê, có xuất huyết tại tay và chân. Ngay lập tức, bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, thở máy.

Sau 4 ngày điều trị tích cực ông được rút ống nội khí quản, tỉnh táo nhưng ý thức chưa trở lại bình thường. Theo bác sĩ điều trị, nếu sức khỏe tiến triển tốt khoảng 10 ngày nữa ông mới có thể xuất viện.

Liên cầu khuẩn lợn là bệnh lây truyền từ động vật sang người. Hầu hết các ca bệnh đều có liên quan đến g.iết mổ, ăn tiết canh hoặc các món đồ chưa nấu chín như nem chạo, nem chua… Ngoài ra, cũng có một số trường hợp bệnh nhân không ăn tiết canh, không g.iết mổ lợn vẫn mắc bệnh. Nguyên nhân có thể do ăn thịt lợn nhiễm bệnh nhưng chế biến còn tái sống, tiếp xúc với lợn nhiễm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da khi chế biến thực phẩm.

Một điều tra dịch tễ học của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho thấy gần 70% bệnh nhân liên cầu khuẩn lợn có g.iết mổ, ăn thịt lợn tái, tiết canh…. Bệnh có diễn biến nhanh và nặng, thời gian điều trị kéo dài và chi phí điều trị tốn hàng trăm triệu đồng mỗi ca nhưng nhiều trường hợp vẫn không thể qua khỏi hoặc qua khỏi nhưng gặp biến chứng nặng nề.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), khi người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn, bệnh sẽ diễn biến nhanh chóng, g.ây s.ốc nhiễm khuẩn, hôn mê và suy đa phủ tạng.

Biểu hiện của một bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn

Người nhiễm bệnh liên cầu khuẩn lợn bao gồm 3 thể n.hiễm t.rùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp bị nặng ngay từ ban đầu.

Thời gian ủ bệnh của liên cầu khuẩn lợn trên người là từ vài tiếng đến 4-5 ngày, tùy cơ địa mỗi người. Khi nhiễm liên cầu lợn, người bệnh có biểu hiện sốt nóng, sốt lạnh, buồn nôn, nôn và đi ngoài (nhưng không đi nhiều lần) khiến nhiều người lầm tưởng với các rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thông thường.

Người bệnh cũng có biểu hiện đau đầu, ù tai, điếc, cứng gáy, tri giác lơ mơ, xuất hiện các ban hoại tử trên da do n.hiễm t.rùng huyết, viêm màng não mủ vì liên cầu lợn.

Mắc liên cầu lợn, bệnh nhân có thể gặp biểu hiện, bệnh cảnh viêm màng não như: Sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác, xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể.

Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc tiêu hoá: Sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run… trước khi có biểu hiệu của viêm màng não.

Trường hợp nặng, bệnh nhân bị sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông m.áu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng… hôn mê và t.ử v.ong.

Bệnh gây t.ử v.ong nếu điều trị muộn với tỉ lệ t.ử v.ong khoảng 7%. Nếu bệnh nhân được cứu sống, tỉ lệ di chứng cũng rất cao, khoảng 40% (thông thường là điếc không hồi phục).

Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể

Đi kiểm tra sức khoẻ, cụ bà choáng váng khi trên phim X- quang kén sán như hạt gạo ken đặc khắp cơ thể.

Đó là tình cảnh của bệnh nhân N.T.H (sinh năm 1948 tại Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) khi đi kiểm tra sức khoẻ tại Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt (Vĩnh Phúc). Bà cho biết, thi thoảng cảm giác khó chịu bứt rứt trong người dù hàng ngày bà vẫn ăn uống sinh hoạt bình thường.

Khai thác sâu hơn, các bác sĩ phát hiện cách đây vài năm bệnh nhân thường ăn rau sống, tiết canh lợn. Chỉ từ ngày có dịch bệnh của lợn bà mới không ăn tiết canh nữa.

Các bác sĩ đã chỉ định cho bệnh nhân thực hiện chụp X- quang thường quy. Kết quả phát hiện thấy hình ảnh nhiều kén sán hình dạng kích cỡ như hạt gạo nằm rải rác trong các mô, cơ trên phim trường vùng ngực, khi kiểm tra thêm vùng bụng, hai chi dưới phát hiện thấy rất nhiều kén sán mật độ dày toàn bộ cơ thể.

Bệnh nhân choáng váng khi các bác sĩ chẩn đoán bà bị nhiễm kén sán dây lợn. Những nang kén này có thể đã tồn tại trong cơ thể người bệnh từ 5 đến 7 năm.

Lý giải nguyên nhân gây nên tình trạng nhiễm sán này, Ths. BS Nguyễn Viết Nguyệt, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt cho rằng chủ yếu là do thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh.

Theo đó, những bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng hầu hết đều do ăn thịt lợn, nội tạng, chưa nấu chín có nhiễm ấu trùng sán (lợn gạo), các món nem chua, nem thính hoặc ăn phải thực phẩm có nhiễm trứng sán như rau sống, đặc biệt là món tiết canh…

Theo đó, các nang kén nếu nở ra phát triển thành sán dây trưởng thành thường không có triệu chứng rõ ràng. Tùy sự phản ứng của cơ thể, một số người bệnh cảm thấy hấp thu dinh dưỡng kém, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, đau vùng thượng vị, đi lỏng từng đợt, chán ăn, ăn không ngon, hoặc ngược lại có khi đói cồn cào, ăn nhiều, sút cân. Khi sán bắt đầu rụng các đốt già theo phân ra ngoài thì các biểu hiện lâm sàng càng giảm đi.

Với trường hợp của bệnh nhân H., các bác sĩ chưa thấy dấu hiệu của bệnh biểu hiện ở mắt, não…. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn cần phải được dùng các phương pháp kỹ thuật cao như chụp cắt lớp vi tính sọ não, ổ bụng, để có được hình ảnh đ.ánh giá về tình trạng của bệnh được chính xác hơn.


Hình ảnh kén sán trắng như hạt gạo dày đặc trên người bệnh nhân

Theo BS Viết Nguyệt, bệnh nhân phải được đưa đến cơ sở y tế chuyên điều trị các bệnh nhiễm ký sinh trùng.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên nhiễm giun sán, tình trạng nhiễm ký sinh trùng do thói quen ăn uống vẫn gặp khá phổ biến ở nước ta. Tại Bệnh viện E mới đây cũng điều trị 3 trường hợp nhiễm ký sinh trùng do thói quen ăn uống thiếu khoa học.

PGS Đỗ Trường Sơn – Trưởng khoa Ngoại tổng hợp (Bệnh viện E Trung ương) cho biết, với người bị nhiễm ký sinh trùng đa số đều có đặc điểm chung đó là mệt mỏi, chán ăn, thiếu m.áu, gầy sút cân. Một số trường hợp còn bị ấu trùng ký sinh dưới da gây tổn thương tại chỗ (với giun lươn).

“Đặc biệt, khi đi vào các cơ quan khác, chúng có thể gây nên ổ áp xe, rất dễ nhầm lẫn với bệnh khác như u não, ung thư gan. Vì thế ngoài xét nghiệm (thường có bạch cầu ái toan cao), cần phải sinh thiết tại các tổn thương ở gan, não để có chẩn đoán chính xác nhất.


Người dân không nên ăn tiết canh tránh nhiễm ký sinh trùng

Với những trường hợp nhiễm ký sinh trùng, tùy từng loại sẽ có thời gian điều trị khác nhau, có thể kéo dài từ 2-4 tuần theo đúng phác đồ của bác sĩ. Với trường hợp có ổ áp xe ở một số bộ phận thì cần tiến hành chọc hút. Đặc biệt, khi đã nhiễm ký sinh trùng, dù điều trị khỏi nhưng vẫn hoàn toàn có khả năng mắc lại, vì thế việc phòng bệnh là rất quan trọng”, BS Cường nói với phóng viên.

Ông khuyến cáo, để phòng bệnh việc đầu tiên phải làm là ăn chín, uống sôi. Ngoài ra cần uống thuốc tẩy giun định kỳ, khi lao động cần phải có đồ bảo hộ vì có ký sinh trùng lây nhiễm qua da. Khi thấy các biểu hiện như xanh xao, sút cân, mệt mỏi cần đi khám để loại trừ khả năng mắc ký sinh trùng.

Không ăn rau sống, thịt lợn, gan lợn, trâu, bò chưa nấu chín và các thực phẩm khác như thịt lợn tái, gan tái, thịt trâu bò tái… đặc biệt là tiết canh.

Đồng thời, mọi người cần vệ sinh sạch sẽ nơi ở, đảm bảo thoáng mát. Vệ sinh, khử khuẩn chuồng trại định kỳ sạch sẽ (đối với những hộ chăn nuôi gia súc).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *