Người đàn ông phải cắt bỏ môi và tứ chi vì nghĩ mình bị cảm cúm thông thường

Khi tỉnh dậy, Alex bỗng thấy mình nằm trong bệnh viện với tứ chi và một phần gương mặt bị cắt bỏ.

Alex Lewis, 39 t.uổi, đến từ Hampshire, Anh, có da từ vai ghép quanh miệng sau khi anh bị mất một phần khuôn mặt vì virus ăn thịt, và phải cắt bỏ cả đôi môi.

Thử thách của Alex bắt đầu vào tháng 11 năm 2013, khi anh 32 t.uổi. Vào một buổi sáng ngủ dậy, anh gặp phải một cơn cảm cúm tai quái. Alex cho rằng đây là triệu chứng của bệnh cúm thông thường nên chỉ uống thuốc qua loa. Nhưng chỉ 1 tháng sau, anh rơi vào hôn mê khi các cơ quan chính bắt đầu ngừng hoạt động.

Alex hạnh phúc cùng gia đình cho đến khi tai họa ập đến vào tháng 11/2013.

Gia đình nhanh chóng đưa Alex vào bệnh viện. Các bác sĩ chẩn đoán anh bị n.hiễm t.rùng liên cầu gây ra n.hiễm t.rùng m.áu và suy giảm chức năng nhiều cơ quan, khiến anh vào tình trạng thập tử nhất sinh, chỉ có 30% cơ hội sống sót. Khi tỉnh dậy, Alex bỗng thấy mình nằm trong bệnh viện với tứ chi và một phần gương mặt đã bị cắt bỏ.

Để giữ được mạng sống, Alex phải uống tới 50 viên thuốc một ngày, thế nhưng tình hình sức khoẻ vẫn tiếp tục xấu đi. Cánh tay phải là chi duy nhất còn có thể hoạt động của Alex nhưng trong một lần nằm ngủ bị đè lên cũng bị gãy mất.

Alex gần như bị cụt tứ chi, gương mặt biến dị.

Alex có đầy đủ lý do để từ bỏ mọi động lực sống, nhưng người đàn ông vẫn luôn lạc quan, tiếp tục vực bản thân dậy. Sau hơn sáu tháng nằm viện và 18 ca phẫu thuật, Alex bắt đầu con đường dài để hồi phục chức năng. Dù cho không còn tay chân, gương mặt lại bị biến dạng nhưng anh vẫn cảm thấy may mắn khi gia đình và bạn bè vẫn ở bên để giúp anh vượt qua.

Năm 2014, anh phải trải qua cuộc phẫu thuật ghép môi từ phần thịt ở vai, nơi có lớp da lành lặn duy nhất có thể cấy ghép.

“Đó là một mảnh da, và nó giống như bạn bị đặt một chiếc túi vào miệng sau đó khâu xung quanh các viền”, Alex chia sẻ, “Tôi đã bị mất ngủ suốt 7 ngày sau cuộc phẫu thuật. Thật không thể tin được là tất cả các dây thần kinh và cơ bắp đã hoạt động trở lại và chúng hoạt động như đôi môi bình thường”.

Với nghị lực phi thường, Alex đã không bỏ cuộc. Anh mất tay chân nhưng trí tuệ anh vẫn minh mẫn.

Sau 6 năm kể từ khi gặp phải cơn bạo bệnh t.àn á.c, Alex giờ đã trở thành một nhà vận động cho cộng đồng những người bị cụt chi, anh muốn làm nhiều hơn để giúp đỡ tinh thần và sức khỏe của mọi người ở giai đoạn hậu phẫu.

N.hiễm t.rùng huyết là gì?

N.hiễm t.rùng m.áu hay nhiễm khuẩn huyết là một căn bệnh đe dọa đến tính mạng khi toàn cơ thể phải phản ứng với sự hiện diện của vi trùng trong m.áu. Trong khi hệ thống miễn dịch vốn có chức năng là bảo vệ cơ thể khỏi sự n.hiễm t.rùng, chính nó cũng có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng nguy kịch khi đối phó với n.hiễm t.rùng.

Các trường hợp n.hiễm t.rùng m.áu nặng có thể dẫn đến sốc n.hiễm t.rùng, suy đa cơ quan nhanh chóng dẫn đến t.ử v.ong nên đây được xem là một cấp cứu y tế.

Nguyên nhân gây n.hiễm t.rùng m.áu

Bất kỳ n.hiễm t.rùng nào cũng có thể kích hoạt quá trình n.hiễm t.rùng m.áu. Tuy nhiên, các loại n.hiễm t.rùng sau đây có nhiều khả năng gây n.hiễm t.rùng m.áu hơn cả:

– Viêm phổi;

– Viêm mô tế bào;

– N.hiễm t.rùng trong ổ bụng;

– N.hiễm t.rùng hệ niệu;

– N.hiễm t.rùng thần kinh trung ương;

– Du khuẩn huyết.

Phát hiện n.hiễm t.rùng m.áu như thế nào?

Các triệu chứng ban đầu cần nghi ngờ đến n.hiễm t.rùng m.áu là:

– Sốt cao hay đôi khi thân nhiệt bị hạ thấp;

– Cảm giác ớn lạnh và run rẩy;

– Da lạnh, vã mồ hôi;

– Da mát và nhợt nhạt, nổi bông ở tứ chi, báo hiệu tưới m.áu mô kém;

– Huyết áp thấp hoặc tụt huyết áp;

– Nhịp tim nhanh;

– Tăng nhịp thở;

– Thở mệt, thở co kéo;

– Tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn ói;

– Lượng nước tiểu ít hay có thể không đi tiểu cả ngày;

– Chóng mặt hoặc cảm giác lừ đừ, đuối sức;

– Lú lẫn hoặc có bất kỳ thay đổi bất thường nào khác về trạng thái tinh thần, như bất lực, sợ hãi về cái c.hết;

– Mất ý thức.

An An (Dịch theo The Sun)

Theo vietnamnet

Tâm sự thắt lòng của người mẹ có con gái 11 tháng t.uổi bỗng bị sốt và ra đi đột ngột trong vòng tay mẹ

Hôm nay là sinh nhật con tròn 1 t.uổi, nhưng con mãi không còn bên mẹ nữa rồi. Dù được nghe bác sĩ giải thích về nguyên nhân, nhưng chị Trúc Lam vẫn không thể hiểu được chính xác vì sao con lại mất ngay trên tay mình khi cách bệnh viện chỉ 10 phút chạy xe.

Trên cuộc đời này, nỗi đau lớn nhất có lẽ là nỗi đau mất đi đứa con thân yêu của mình. Thế nên đã hơn 1 tháng trôi qua mà chị Trúc Lam (hiện đang sống ở Thành phố Hồ Chí Minh) vẫn đau đớn, không thể chấp nhận được sự thật là cô con gái bé bỏng của chị đã ra đi. Bé Diệu Linh mất khi được 11 tháng một cách vô cùng đột ngột. Buổi sáng bé bị sốt, đi ngoài phân lỏng. Buổi chiều 3h mẹ đưa đi bệnh viện, con đã mất trên tay mẹ trước khi kịp đến nơi.

Nụ cười của con gái mỗi khi nhìn lại khiến lòng mẹ quặn thắt.

Tâm sự thắt lòng của chị Trúc Lam khiến người mẹ nào đọc được cũng cảm thấy xót xa, nghẹn ngào:

“36 ngày con ra đi là 36 ngày mẹ sống vất vưởng mà không thoát ra được cảm giác đau đớn. Chiều nay mưa nhiều lắm, mẹ càng buồn và nhớ con. Mẹ không biết làm sao, bởi cảm thấy bất lực. Mẹ chỉ biết thắp nhang liên tục và đi pha sữa cho con, mẹ sợ con gái mẹ đói và lạnh. Tự nhiên một cảm giác lạnh đến buốt tim.

Trong các con của mẹ, con là đứa thiệt thòi nhất. Khi có thai con là chị con mới được 8 tháng. Mẹ sinh mổ nên bác sĩ nói mẹ không nên giữ thai lại vì vết mổ mới quá, nhưng mẹ nhất quyết giữ lấy con, bảo vệ con đến cùng mặc cho những người thân xung quanh khuyên can. Và rồi vì cuộc sống mưu sinh, mẹ cùng con đi làm cho tới ngày con chào đời. Sáng đi làm, tối đi sinh.

Mẹ còn nhớ như in, lúc mẹ đau bụng thì chỉ có mình mẹ ở nhà, chị con bị bệnh và cha không vào kịp. Mẹ đã sinh con ra mà không có một người thân bên cạnh. Và do mẹ sinh mổ nên con được đưa vào phòng dưỡng nhi. Lúc mẹ tỉnh dậy, các bác sĩ mới đem con trao cho mẹ. Nhìn gương mặt con bị muỗi cắn mấy nốt mẹ bật khóc. Dù sinh mổ còn đau đớn, nhưng mẹ cố gượng dậy để lo cho con trong mấy ngày ở bệnh viện vì chị con bị bệnh.

Rồi những tháng ngày đó cũng trôi qua, con lớn lên từng ngày theo niềm vui bao la của mẹ. 10 tháng con đã biết đứng và vỗ tay mỗi khi mở nhạc. Mỗi chiều mẹ đi làm về, con bò ra mừng mẹ và bò lên người mẹ nằm.

Con sinh ra là một em bé ngoan, chịu nhiều thiệt thòi.

Vậy mà con ở với mẹ vỏn vẹn 11 tháng rồi con bỏ mẹ đi…

Con bị sốt, mẹ bồng con đi bệnh viện. Còn khoảng 10 phút nữa là tới bệnh viện Nhi đồng, con bỗng nấc lên, tay con chụp cổ áo mẹ và con thở ra một tiếng rồi buông tay… Lúc đó mẹ vẫn ôm con trên tay mẹ. Mẹ thổi từng hơi vào miệng con, thổi cho tới phòng cấp cứu của bệnh viện. Bác sĩ đưa con vào phòng cấp cứu.

Một tiếng trôi qua dài như thế kỉ. Cuối cùng bác sĩ đã thông báo rằng con gái của mẹ đã ra đi vì sốc n.hiễm t.rùng và n.hiễm t.rùng m.áu, suy nội tạng. Và mẹ đã không còn biết gì nữa. Vậy đó, vậy là mẹ đã mất con trên chính vòng tay của mẹ. Nỗi lòng này ai thấu hiểu khi nhìn thấy khúc ruột của mình c.hết trên tay mình.

Mẹ bất lực níu kéo con đến giây phút sau cùng. Và rồi mẹ đã không ăn không ngủ suốt một tuần, cứ thế ôm lấy hình con.

Con gái ơi! Nếu có kiếp sau hãy về làm con của mẹ con nhé! Mẹ không bao giờ nói lời vĩnh biệt với con, vì con sẽ mãi ở trong tim mẹ.

“Hôm nay trời đổ cơn mưa

Hạt rơi xuống đất, hạt đưa vào lòng.

Trời buồn trời bỗng mênh mông.

Tôi buồn thân phận long đong kiếp người”.

10 tháng con đã biết chững…

Nén đau thương để chia sẻ thêm, chị Trúc Lam cho biết, con gái Diệu Linh của chị từ khi sinh ra rất ít ốm vặt, lại ngoan ngoãn, cười suốt ngày. Bé 10 tháng đã biết chững, mở nhạc ra là vỗ tay. Cho đến ngày định mệnh ấy, buổi sáng bé sốt và bị đi ngoài dạng lỏng như tiêu chảy. Buổi chiều khoảng 3h chị đưa con đi bệnh viện khi thấy con mệt hơn. Nào ngờ chưa kịp đến bệnh viện, con đã mất ngay trên tay mẹ.

Lúc đến được bệnh viện, bác sĩ nói là con đã bị ngưng tim nhưng vẫn đưa vào phòng cấp cứu, làm các xét nghiệm. Kết luận bé mất vì sốc n.hiễm t.rùng và n.hiễm t.rùng m.áu. Nguyên nhân bác sĩ giải thích cho chị Trúc Lam, gồm 1 trong 3 khả năng: (1) Trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân; (2) Có thể trong lúc sinh đẻ, thủ thuật y khoa không sạch sẽ, vô trùng; (3) Do bị vết thương, vết trầy nhỏ, người lớn không để ý và bị nhiễm khuẩn.

Tuy nhiên dù cho bác sĩ giải thích như vậy, chị Trúc Lam vẫn không biết chính xác con gái bị làm sao mà mất. Sự ra đi đột ngột của con, những hình ảnh tươi cười vui vẻ của con được lưu trong điện thoại, nay mỗi lần nhìn thấy là chị lại thấy tim như nghẹn lại. 26/5 là ngày sinh nhật của con, con tròn 1 t.uổi và đã ra đi được 1,5 tháng cũng là khi nỗi đau trong lòng người mẹ lớn đến mức cảm giác không chịu đựng nổi được nữa.

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *