Người đàn ông suy gan thận, n.hiễm t.rùng m.áu sau 3 ngày ăn tiết canh

Ban đầu, bệnh nhân sốt cao, rét run, đau mỏi người, xuất huyết dưới da toàn thân. Tới khi nhập viện, người bệnh đã ở trong tình trạng suy gan thận, n.hiễm t.rùng m.áu.

Ngày 2/9, người đàn ông 30 t.uổi, ở Lào Cai cùng gia đình tổ chức mổ lợn, đ.ánh tiết canh, có rủ thêm khoảng 20 người khác cùng tham gia.

3 ngày sau, anh bắt đầu sốt cao, rét run, đau mỏi người, xuất huyết dưới da toàn thân nên đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai khám, sau đó được chuyển cấp cứu tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, người đàn ông nhập viện đêm 5/9 trong tình trạng suy gan, suy thận và có rối loạn đông m.áu. Kết quả xét nghiệm phát hiện anh còn bị n.hiễm t.rùng m.áu, tình trạng rất nặng.

Bác sĩ chẩn đoán người bệnh nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh, là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. “Bệnh nhân được đưa đi điều trị kịp thời, bệnh chưa biến chứng tới não và gây hoại tử”, bác sĩ Phúc nói.

Bệnh nhân tiếp tục được theo dõi sát tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương – Ảnh: Đặng Thanh

Sau một ngày điều trị, hiện tình trạng người bệnh ổn định. Bệnh nhân tiếp tục được theo dõi sát tại Khoa Hồi sức tích cực bởi vẫn có nguy cơ trở nặng trong thời gian tới.

Theo bác sĩ Phúc, liên cầu khuẩn lợn là loại vi khuẩn gram dương, thường cư trú ở đường hô hấp trên, ví dụ mũi, đường tiêu hóa và s.inh d.ục của lợn. Vi khuẩn này có khả năng gây bệnh cho lợn và người.

Bệnh liên cầu lợn lây truyền qua các tổn thương, trầy xước trên da của những người g.iết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh chưa nấu chín. Người nhiễm liên cầu lợn có thể bị n.hiễm t.rùng, nhiễm độc tiêu hóa, sốt, xuất huyết, viêm màng não. Khi trở nặng, bệnh g.ây s.ốc nhiễm khuẩn, rối loạn đông m.áu, suy hô hấp, suy đa tạng dẫn tới t.ử v.ong.

Bệnh trở nặng rất nhanh, chỉ vài giờ sau khi có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc nổi các ban trên người. Điều trị bệnh liên cầu lợn cũng rất khó khăn, người bệnh thường phải nằm ở khoa hồi sức tích cực trong vài tuần. Nếu nhập viện khi đã nặng, bệnh nhân có nguy cơ b.ị h.oại t.ử da, đầu tay, mặt và di chứng nặng trên cơ thể như điếc tai, ngón tay phải cắt cụt…

Bệnh liên cầu lợn xuất hiện nhiều vào dịp Tết do văn hóa, tập quán ăn thịt lợn và tiết canh ở một số vùng miền. Nhiều người dân có quan niệm lợn của nhà nuôi rất sạch, không bị nhiễm bệnh nên có thể đ.ánh tiết canh để ăn.

“Đây là quan niệm sai lầm. Lợn nuôi sạch không đồng nghĩa với vi khuẩn gây bệnh không tồn tại trong lợn. Liên cầu khuẩn lợn đôi khi không gây bệnh trên con vật, song có thể gây bệnh với người có sức đề kháng không tốt”, bác sĩ Phúc nhấn mạnh.

Bác sĩ khuyến cáo người dân không nên g.iết mổ lợn trong điều kiện chưa đảm bảo vệ sinh; không ăn thịt lợn sống, chưa chín kỹ hoặc sử dụng các món tái, tiết canh sống. Người dân cũng không nên mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

Thịt lợn nên được nấu chín ở trên 70 độ C. Sau khi chế biến, cần vệ sinh, khử khuẩn tay và các dụng sạch sẽ để đảm bảo phòng bệnh.

Người đàn ông nhiễm liên cầu lợn suýt c.hết nghi do ăn tiết canh

Ngày 23.4, Bệnh viện C Đà Nẵng cho biết bệnh viện vừa cấp cứu và điều trị một nam công nhân nhiễm khuẩn liên cầu lợn dẫn đến n.hiễm t.rùng m.áu, viêm màng não… nguy cơ t.ử v.ong cao.

Bệnh nhân được điều trị kháng sinh đặc trị ngày theo phác đồ của Bộ Y tế – BV C ĐÀ NẴNG CUNG CẤP

Theo thông tin từ Bệnh viện (BV) C Đà Nẵng, bệnh nhân (BN) H.B.T.S (43 t.uổi, ngụ P.Thuận Phước, Q.Sơn Trà, Đà Nẵng), là công nhân Khu công nghiệp An Đồn. BN S. nhập viện trong tình trạng sốt cao, lơ mơ, không tỉnh táo, xuất huyết dưới da dạng nốt và kết thành mảnh ở vùng hai bên cẳng tay, cẳng chân, biểu hiện của nhiễm khuẩn liên cầu lợn.

Ngay lập tức các bác sĩ tiến hành hội chẩn và thực hiện hàng loạt xét nghiệm cần thiết như cấy m.áu, cấy dịch não tủy, chụp CT sọ não… Kết quả BN đã đến giai đoạn n.hiễm t.rùng m.áu, viêm màng não và bắt đầu rối loạn ý thức, rối loạn chức năng đông m.áu do nhiễm khuẩn, tiểu cầu giảm ở mức rất thấp. Cũng ngay sau đó, kết quả PCR định danh là do khuẩn liên cầu lợn.

Ngay lập tức, BN được chỉ định sử dụng thuốc đặc trị theo phác đồ điều trị khuẩn liên cầu lợn của Bộ Y tế với kháng sinh liều cao, truyền tích cực tiểu cầu khối đồng nhóm, hỗ trợ hô hấp…

Bác sĩ CKI Nguyễn Đình Quốc Việt, Trưởng Khoa Y học nhiệt đới (BV C Đà Nẵng), cho biết do khi BN được đưa vào BV đã đến giai đoạn lơ mơ, mất ý thức nên không khai thác được yếu tố dịch tễ là có ăn tiết canh lợn. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của ê kíp cấp cứu và kết quả cấy m.áu nên ngay lập tức các bác sĩ đã dùng kháng sinh đặc trị khuẩn liên cầu cho BN.

“Nếu bệnh nhân đến trễ khiến việc cấp cứu, điều trị bị chậm thì tiểu cầu sẽ hạ thấp đến mức gây choáng, xuất huyết não, nguy cơ t.ử v.ong rất cao”, bác sĩ Việt cho biết thêm.

Trước đó, khai thác dịch tễ từ phía gia đình cho thấy, trước khi nhập viện 3 ngày, BN có ăn tiết canh lợn. Xung quanh khu vực BN sinh sống không có hộ gia đình nào nuôi lợn, môi trường sống đảm bảo vệ sinh. Vợ BN cho biết, trong gia đình cũng không ăn những thực phẩm không nấu chín, cũng không có nuôi vật nuôi trong nhà…

Sau nhiều ngày được điều trị tích cực, BN đã đáp ứng tốt điều trị, hết sốt. Các xét nghiệm cũng đã trở về mức bình thường, được theo dõi điều trị tại Khoa Y học nhiệt đới (BV C Đà Nẵng) và điều trị kháng sinh đủ 21 ngày theo phác đồ.

Theo các bác sĩ, BN nhiễm khuẩn liên cầu lợn từ lợn bị bệnh. Khuẩn này không lây nhiễm từ người sang người. Đa số các trường hợp người nhiễm khuẩn liên cầu lợn đều do ăn thực phẩm chế biến từ lợn không rõ nguồn gốc, lợn mắc bệnh và những thực phẩm từ lợn không được nấu chín như tiết canh, lòng lợn, nem tái… Nhiều trường hợp nhiễm khuẩn liên cầu lợn khi mổ lợn, g.iết lợn, chăm sóc lợn (bị nhiễm liên cầu) mà không mang đồ bảo hộ.

“Nói chung là để tránh nhiễm khuẩn liên cầu lợn, thì không nên ăn những thực phẩm từ lợn mà không được nấu chín, không mổ, g.iết thịt lợn đã c.hết khi không rõ nguồn gốc”, bác sĩ Việt khuyến cáo thêm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *