Người đàn ông suýt c.hết vì nắp tuýp thuốc bít tắc phế quản

Người đàn ông 67 t.uổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì nắp tuýp thuốc bít tắc phế quản, nguy hiểm đến tính mạng đã được Bệnh viện Phổi Trung ương cấp cứu thành công.

Mới đây, Khoa Nội soi chẩn đoán và can thiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương đã nội soi cấp cứu lấy thành công một trường hợp bị dị vật phế quản gây bít tắc khí phế quản, suy hô hấp và đe dọa tính mạng người bệnh.

Bệnh nhân đã được giải phóng đường thở bằng kĩ thuật nội soi phế quản ống cứng. Ảnh: BV

Trước đó, bệnh nhân nam, 67 t.uổi, nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, sốt cao. Bệnh nhân có t.iền sử bị bệnh phổi tắc nghẽn COPD điều trị thường xuyên kèm đái tháo đường type II mới phát hiện.

Cách đây 5 tháng, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ho sặc, tím tái sau uống thuốc. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi COPD và đã được điều trị 12 ngày tại Bệnh viện Hùng Vương (Phú Thọ) nhưng sức khỏe cải thiện chậm. Bệnh nhân vẫn cảm thấy khó thở, ho đờm đục, sốt cao. Ngay sau đó, bệnh nhân được đặt ống NKQ thở máy 01 ngày và chuyển lên Bệnh viện Phổi Trung ương cấp cứu.

Tại đây các bác sĩ đã khẩn trương tiến hành hội chẩn, chẩn đoán hình ảnh phát hiện ra dị vật trong phế quản bệnh nhân. Các bác sĩ đã thực hiện kĩ thuật nội soi phế quản cấp cứu để gắp dị vật, giải phóng tắc nghẽn đường thở nhằm cứu sống người bệnh. Dị vật được gắp ra thành công khỏi phế quản của bệnh nhân là một nắp tuýp thuốc.

Dị vật gây tắc phế quản của bệnh nhân là một nắp tuýp thuốc. Ảnh: BVCC

ThS.BS. Nguyễn Lê Nhật Minh, Trưởng khoa Nội soi chẩn đoán và can thiệp (Bệnh viện Phổi Trung ương) cho biết, sau can thiệp, tình trạng hô hấp và lâm sàng của bệnh nhân đã được cải thiện nhiều. Hiện tại bệnh nhân đang dần hồi phục, tiếp tục sử dụng thuốc điều trị.

Nếu dị vật không được lấy ra sẽ khiến tình trạng của bệnh nhân ngày càng xấu đi, gây ra n.hiễm t.rùng đường hô hấp, cản trở sự thông khí, nặng hơn có thể xuất hiện áp xe phổi, tràn mủ màng phổi, giãn phế quản… May mắn xử lý kịp thời nên người đàn ông này đã không nguy kịch.

Các bác sĩ khuyến cáo, dị vật ở thực quản không phải hiếm gặp đối với t.rẻ e.m, người bị tâm thần mà ngay cả những người lớn bình thường. Bởi vậy, bản thân mỗi người và người nhà cũng cần chú ý để tránh gặp phải những hậu quả đáng tiếc.

Khi không may bị hóc kèm những biểu hiện bất thường như ho nhiều, khó thở, tức ngực, nuốt khó…, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Đa phần mọi người thường có thói quen khi bị hóc dị vật sẽ cố gắng khạc, dùng tay móc, nuốt miếng thức ăn to hoặc chữa mẹo dân gian để lấy dị vật ra.

Nhưng những cách này càng làm cho tình trạng nặng hơn vì dị vật có thể đẩy sâu hơn, rơi vào những vị trí nguy hiểm như đường thở. Trường hợp dị vật bít đường thở sẽ gây suy hô hấp, nguy cơ t.ử v.ong rất cao.

P. Thuận

Theo giadinh

Quét nhà, lau sàn, rán thức ăn đều gây ô nhiễm, nguy hại đến sức khỏe

Nhiều người thường nghĩ ô nhiễm xảy ra khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài mà không biết rằng ô nhiễm trong nhà cũng gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

WHO khuyến cáo rằng ô nhiễm không khí trong nhà được đ.ánh giá là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng vì có tới 80% hoạt động của con người diễn ra trong nhà.

Theo nghiên cứu về sự phơi nhiễm của con người đối với các chất ô nhiễm trong không khí của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ EPA (Environmental Protection Agency), nồng độ các chất ô nhiễm trong nhà có thể cao hơn 2 – 5 lần, đôi khi 100 lần so với nồng độ ngoài trời.

Theo thống kê năm 2012 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có 4,3 triệu người t.hiệt m.ạng sớm do ô nhiễm không khí trong nhà gây ra bởi việc sử dụng không hiệu quả các nhiên liệu rắn trong khi nấu ăn. Trong đó, khoảng 12% số người t.ử v.ong do viêm phổi, 34% do đột quỵ, 26% do thiếu m.áu cục bộ cơ tim, 22% do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 6% c.hết vì ung thư phổi. Có đến 2,7% gánh nặng bệnh tật toàn cầu xuất phát từ ô nhiễm không khí trong nhà.

Các tác nhân gây ô nhiễm trong nhà. (Ảnh: HN)

Các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phát sinh từ nhiều nguồn và thường được chia làm 3 loại chính:

Thứ nhất là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, bắt nguồn chủ yếu từ các dung môi và các chất hóa học như nước hoa, mĩ phẩm, keo xịt tóc, nước đ.ánh bóng đồ dùng trong nhà, chất làm thoáng mát không khí, thuốc diệt côn trùng, chất bảo quản gỗ và nhiều sản phẩm sử dụng trong nhà.

Thứ 2 là các chất ô nhiễm sinh học như bào tử, vi khuẩn từ các cây, các con bọ, khí formandehyt từ những tấm thảm, bàn ăn và phao bọt hay lông của các con vật nuôi.

Thứ 3 là chất thải từ sinh hoạt hằng ngày như khí ga, mùi thức ăn thoát ra khi nấu nướng hoặc nấm, kí sinh trùng và một số vi khuẩn từ bồn cầu vệ sinh, đồ ăn thừa.

Do đó, các hành vi tưởng như vô hại như lau chùi sàn nhà bằng nước lau sàn, hút bụi, rán nấu thức ăn vô tình lại tạo ra nơi trú ngụ cho các mầm bệnh.

Ngoài ra còn có các mối nguy hiểm tiềm ẩn tới từ nguyên tố phóng xạ Radion, khí phát ra tự nhiên từ đất trong các ngôi nhà hiện đại ít sự thông thoáng. Khí này sẽ dần tích tụ trong ngôi nhà của bạn, gây nguy hại cho người ở. Bên cạnh đó là chất Amiăng có trong hợp chất của mái tôn hoặc mái pro ximăng, gây ra bệnh ung thư do các hạt này rất nhỏ, có thể lọt vào cơ quan nội tạng của người chỉ qua trao đổi khí bình thường.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), cứ mỗi 6 phòng trong nhà (tương đương 457m2) thì có khoảng 18 kg bụi được sinh ra mỗi năm và trong bụi tồn tại vô số loại vi khuẩn độc hại. Tổ chức này cho biết, người dành thời gian ở nhà nhiều (từ 65% đến 90% thời gian) như trẻ nhỏ, người già, người bệnh… có nguy cơ bị nhiễm bệnh do ô nhiễm không khí trong nhà rất cao.

Theo dự án Healthy Lungs For Life, chất lượng không khí trong nhà kém liên quan đến các bệnh phổi – như hen suyễn và dị ứng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (BPTNMT) và ung thư phổi – và ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.

Tuy nhiên, do suy nghĩ cố hữu rằng ô nhiễm phải xuất phát từ môi trường bên ngoài, khi ra ngoài đường, nhiều người ít quan tâm đến mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe do ô nhiễm không khí trong nhà gây ra và thường cho rằng không khí trong nhà “trong lành hơn ngoài trời”.

Các nước thường đặt ra các ngưỡng ô nhiễm với môi trường bên ngoài, nhưng hiếm quốc gia nào thiết lập các giới hạn để quy định nồng độ bụi trong nhà như thế nào sẽ gây ô nhiễm môi trường trong nhà. Bên cạnh đó.

Tuy nhiên, một số quốc gia nhận thức rõ ràng về mức độ nguy hại của ô nhiễm không khí trong nhà và đưa ra các khuyến cáo để giảm thiểu tối đa tác động của chúng.

Theo các chuyên gia, để hạn chế ô nhiễm trong nhà nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa như hút bụi, giặt rèm cửa, giặt thú nhồi bông. Hạn chế dùng thảm, tận dụng khí trời để lưu thông các chất ô nhiễm trong nhà (tuy nhiên, không nên mở cửa sổ nếu quanh nhà có nguồn khí thải ô nhiễm). Không hút thuốc, không vận hành xe ôtô hoặc động cơ chạy bằng nhiên liệu ở garage trong nhà. Nếu đun nấu bằng than, củi, dầu lửa, nhà bếp cần có ống khói. Với những đồ nội thất mới hoặc các căn phòng mới sửa chữa, sơn phết lại thường có mùi dung môi phát thải vào không khí, đây là các chất độc hại nên cần mở cửa phòng để bay bớt mùi dung môi và trồng thêm cây xanh để điều hòa không khí.

Healthy Lungs For Life bổ sung thêm một số biện pháp khác như cài đặt báo động cho khói và khí carbon monoxide, sử dụng vật liệu xây dựng và đồ nội thất với mức phát thải thấp, xin tư vấn các chuyên gia nếu sống trong một khu vực radon cao (trong trường hợp xây nhà trên đá granit), chỉ đốt cháy gỗ khô và không tẩm hóa chất, không đốt rác hoặc bao bì vì nó có thể dẫn đến sự hình thành các chất độc hại.

Theo VTC

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *