Triệt sản ở nam giới có hiệu quả tránh thai gần như tuyệt đối, tuy nhiên, phương pháp này vẫn khiến nhiều đấng mày râu lo lắng.
Thạc sĩ, bác sĩ Tạ Việt Cường, Phó giám đốc Trung tâm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chia sẻ hiện nhiều nam giới đã chủ động triệt sản ( thắt ống dẫn tinh) nhằm tránh tình trạng mang thai ngoài ý muốn cho vợ.
Mới đây, bác sĩ Cường tiếp nhận bệnh nhân nam (29 t.uổi, trú tại Hà Nội) tìm tới để triệt sản. Bệnh nhân còn khá trẻ và mới có một con. Điều đó khiến bác sĩ Cường rất bất ngờ.
Bệnh nhân kể cách đây 6 tháng, anh chứng kiến vợ suýt m.ất m.ạng vì vết mổ cũ trong lần thứ 2 mang thai. Để vợ không gặp nguy hiểm, anh đã đưa ra quyết định này.
Thạc sĩ Cường cho hay mỗi tháng, Trung tâm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe sinh sản của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận khoảng 20 trường hợp triệt sản nam, độ t.uổi 30-45, đa phần đã có 2-3 con. Thậm chí, nhiều tình huống vợ bắt chồng đi triệt sản vì tính lăng nhăng, tránh có con rơi.
Bác sĩ này cho biết trước đây, việc triệt sản nam diễn ra ồ ạt, thiếu khoa học và để lại nhiều tai biến. Hiện đây là biện pháp an toàn nếu được thực hiện ở bệnh viện chuyên khoa.
Mỗi tháng, Trung tâm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe sinh sản của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận khoảng 20 trường hợp triệt sản nam. Ảnh: BSCC.
Bác sĩ Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Phẫu thuật Thận – Tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E (Hà Nội), cũng khẳng định triệt sản hoàn toàn không ảnh hưởng đến ham muốn của nam giới.
“Về bản chất, khi phẫu thuật triệt sản ở nam, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở bìu, kéo đoạn ống dẫn tinh ra, sau đó kẹp, cắt rời và buộc hoặc đốt ở 2 đầu”, ông giải thích.
Theo bác sĩ Liên, ham muốn được quyết định bởi 2 hoạt chất trong cơ thể gồm nội tiết tố nam testosterone và chất dẫn truyền thần kinh dopamine. Trong đó, testosterone chủ yếu được sản xuất tại t.inh h.oàn, phần nhỏ ở tuyến thượng thận và không bị ảnh hưởng bởi ống dẫn tinh.
Khả năng cương cũng không liên quan ống dẫn tinh. Nó là tình trạng huyết động liên quan yếu tố kích thích tại chỗ và tác động từ hệ thần kinh trung ương. Hiện tượng này được điều hòa bằng khả năng giãn các động mạch hang và cơ trơn của thể hang. Sau khi thắt ống dẫn tinh, t.inh d.ịch lúc này sẽ không còn t.inh t.rùng nên người phụ nữ không thể thụ thai.
Phương pháp triệt sản có tính chất vĩnh viễn. Nếu muốn có con trở lại, người đàn ông phải phẫu thuật nối ống dẫn tinh hoặc lấy t.inh t.rùng từ mào tinh để thụ tinh trong ống nghiệm.
Theo bác sĩ Liên, đối tượng chủ yếu có nhu cầu triệt sản là những người đã đủ con và không muốn sử dụng các biện pháp tránh thai khác.
Dù có hiệu quả tránh thai cao, phương pháp triệt sản ở nam vẫn có một số trường hợp chưa phát huy được hiệu quả. Chẳng hạn, khi “yêu” quá sớm sau phẫu thuật (khoảng 3 tháng) và không sử dụng biện pháp an toàn, t.inh t.rùng vẫn tồn tại trong túi tinh dẫn đến mang thai.
Do đó, bác sĩ Liên khuyến cáo trong 3 tháng đầu sau triệt sản, nam giới nên sử dụng biện pháp tránh thai khác. Ngoài ra, ông nhấn mạnh nam giới có nhu cầu triệt sản nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa, uy tín để được khám và tư vấn kỹ lưỡng.
Triệt sản từ năm 22 t.uổi, 20 năm sau sững sờ phát hiện có bầu
Triệt sản bằng phương pháp thắt ống dẫn trứng được xem là phương pháp tránh thai triệt để và hiệu quả nhất dành cho phụ nữ.
Thông thường, những người không còn nhu cầu sinh thêm con mới lựa chọn phương pháp này. Tuy nhiên, không có biện pháp tránh thai nào đảm bảo 100% và trường hợp của bà mẹ dưới đây là một minh chứng.
Sau khi sinh mổ 2 bé đầu lòng, bà mẹ này đã quyết định triệt sản bằng cách thắt ống dẫn trứng.
Chị Una Tomlinson (hiện tại 48 t.uổi, sống tại Nottingham, Anh) sinh con gái đầu lòng vào năm 1994, khi mới 21 t.uổi và con trai thứ 2 sau đó 1 năm. Cả hai lần sinh của chị đều là sinh mổ và gặp một vài biến chứng khi mang thai, sinh con nên Una đã quyết định triệt sản để tránh thai hoàn toàn.
” Cả hai con đầu của tôi đều gặp vấn đề về sức khỏe giống nhau khi chào đời nên tôi nghĩ triệt sản là một ý kiến hay. Dù lúc đó còn khá trẻ nhưng đã có đủ con trai, con gái nên tôi không chần chừ thực hiện luôn. Sau khi ký vào một mẫu đơn đăng ký, tôi được triệt sản và bác sĩ cho biết thủ thuật có tỉ lệ thành công là 99,99% nên cực kỳ yên tâm “, chị Una kể lại.
Chị Una đã triệt sản từ năm 1995 sau khi sinh con trai thứ 2.
Sau đó, bà mẹ 2 con đã ly hôn rồi cưới chồng mới vào năm 2001. Anh Paul chưa từng có con nhưng khi nghe chị Una chia sẻ hoàn cảnh của mình vẫn vui vẻ chấp nhận và chăm sóc cho hai con đầu của chị như con ruột.
Nhưng rồi vào năm 2014, khi chị Una 41 t.uổi, cuộc sống của cả gia đình đã thay đổi hoàn toàn khi chị bỗng dưng phát hiện mình mang bầu.
“Tôi đã thử đến 5 chiếc que thử thai mà vẫn không tin nổi. Tôi liên tục thắc mắc tại sao mình triệt sản rồi mà lại có thể có bầu được”, chị Una nói.
Phải đến khi được chồng đưa đi khám và bác sĩ xác nhận, chị Una mới tin mình thực sự đã mang bầu sau gần 20 năm triệt sản. Sau đó suốt 9 tháng mang thai, chị luôn lo lắng không biết con có thể chào đời khỏe mạnh được không. Và câu trả lời khiến chị Una cũng như cả gia đình vô cùng hạnh phúc là con gái thứ 3 đã chào đời khỏe mạnh vào tháng 2/2015. Đến nay, c.ô b.é đã gần 6 t.uổi.
Chị bất ngờ mang thai vào năm 2014 và sinh con khỏe mạnh.
Sau khi sinh con, chị Una đã phản ánh việc mình triệt sản vẫn mang bầu đến Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS). Buổi thăm khám sau đó cho thấy các kẹp dùng để thắt ống dẫn trứng trong cơ thể chị đã biến mất, một cái thậm chí còn “lạc” vào tận bàng quang.
Chia sẻ câu chuyện của mình, chị Una muốn cảnh báo những bà mẹ thực hiện biện pháp tránh thai bằng cách thắt ống dẫn trứng vẫn nên đề phòng. Thêm vào đó, chị mong muốn các bác sĩ khi tư vấn biện pháp này không nên khẳng định quá chắc chắn về hiệu quả của nó.
Ưu nhược điểm của biện pháp tránh thai bằng cách triệt sản
Ưu điểm
– Hiệu quả tránh thai cao, phẫu thuật một lần có tác dụng tránh thai vĩnh viễn. Sau phẫu thuật an toàn có tác dụng tránh thai ngay và không có tác dụng phụ.
– Về bản chất, quá trình rụng trứng vẫn diễn ra, không ảnh hưởng đến k.inh n.guyệt.
– Không ảnh hưởng đến giới tính, tính cách, sức khỏe và sinh hoạt t.ình d.ục.
Nhược điểm
– Phải nằm viện và thực hiện cuộc phẫu thuật.
– Cần có cơ sở y tế được trang thiết bị đủ điều kiện và có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn về triệt sản nữ khi phẫu thuật.
– Chi phí phẫu thuật đắt t.iền.
– Khó phục hồi khả năng sinh đẻ.
– Dễ xảy ra tai biến nếu không tuân thủ quy trình phẫu thuật chặt chẽ.