Người đàn ông trở về từ cõi c.hết nhờ nhận phổi của người cho c.hết não hiến tặng

Khi đang ở giữa mong manh sự sống – cái c.hết do căn bệnh giãn phế quản không có phương thuốc nào chữa ngoài việc ghép phổi, người đàn ông trung niên nhận được “món quà từ thượng đế” khi lá phổi của một người c.hết não hiến tạng được trao tới anh.

Sáng 4/10, Bệnh viện Việt Đức vui mừng công bố bệnh nhân thứ 2 được ghép phổi từ người cho c.hết não thực hiện tại bệnh viện được trở về nhà sau gần 2 tháng điều trị. Một bệnh nhân được ghép trước đó đến nay đã gần 10 tháng đang được chăm sóc trong bệnh viện, dần hồi phục.

Trước đó, ngày 12/8, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) cho bệnh nhân N.V.K bị giãn phế quản giai đoạn cuối.

Bệnh nhân (áo kẻ) tự thở hoàn toàn, đi lại nhẹ nhàng, lên 6kg so với thời điểm trước ghép phổi).

Anh N.V.K (38 t.uổi, Chương Mỹ, Hà Nội) mắc bệnh giãn toàn bộ phế quản giai đoạn cuối. 10 năm nay, tình trạng bệnh diễn biến nặng. Gần đây, bệnh nhân liên tục nằm viện với máy thở và ô-xy hỗ trợ. Bệnh nhân được dự đoán ở giai đoạn cuối của bệnh và chỉ có cơ hội sống sót nếu được ghép phổi.

Bà Nguyễn Thị Điển mẹ anh K. cho biết từ nhỏ anh đã hay ho suyễn. Thời điểm đó cứ tiêm, uống thuốc đều là đỡ nhưng cứ trái gió trở trời, bệnh lại tái phát.

Qua từng năm, sức khoẻ anh K. cứ kém dần. Đặc biệt, 3 năm trở lại đây, bệnh trở nặng, anh không thể tự thở, gia đình phải mua máy thở về nhà tự thở.

Gia đình đưa anh đi khắp các viện, đã đến Bệnh viện Bạch Mai điều trị nhiều lần nhưng bác sĩ lắc đầu nói không còn cách nào khác, ghép phổi là phương pháp điều trị duy nhất.

“Gia đình đã vô cùng tuyệt vọng, tưởng rằng con sẽ c.hết. K. của hiện tại so với K. của hai tháng trước một trời một vực. giờ con khoẻ mạnh, ra viện, đi lại được nhẹ nhàng. Trước đó, chỉ nằm để thờ K. cũng mệt mỏi. Con tôi được tái sinh lần 2 và khoẻ mạnh ra viện, tôi rất hạnh phúc. Tôi cũng cảm ơn người hiến tạng, cảm ơn gia đình và anh linh bạn ấy”, bà Điển chia sẻ.

Tại thời điểm ra viện anh K. nặng 47kg, lên được 6kg so với thời điểm lên bàn mổ ghép phổi.

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Tim mạch và Lồng ngực (Bệnh viện Việt Đức) cho biết ca ghép hai phổi đã diễn ra liên tục trong gần 15 giờ, từ 4h chiều 12/8 tới 6h30 phút sáng ngày 13/8. Sau mổ vài ngày, anh K tỉnh nhanh nhưng phải sau ba tuần, gia đình mới được gặp anh.

Đến nay, Anh K. là bệnh nhân đầu tiên ghép phổi từ người cho c.hết não tại Việt Nam hồi phục sức khỏe và được xuất viện.

Tại BV Việt Đức trước đó 10 tháng cũng thực hiện ca ghép phổi từ người cho c.hết não cho trường hợp bệnh nhân 17 t.uổi, mắc bệnh mô bào phổi (thể đặc biệt của ung thư) giai đoạn cuối và suy đa tạng rất nặng.

“Dù ca mổ thành công về mặt kĩ thuật, nhưng bệnh nhân ở giai đoạn cuối, suy đa nhiều tạng nên quá trình hồi phục còn nhiều khó khăn. Đến nay sau gần 10 tháng, bệnh nhân vẫn đang được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện”- Phó Giáo sư Ước cho biết.

Theo PGS Ước, ca ghép phổi từ người cho c.hết não đầu tiên được xuất viện khoẻ mạnh, điều này vừa mừng cho người bệnh, vừa khẳng định về trình độ của các bác sĩ Việt Nam.

“Ghép phổi là một kĩ thuật khó nhất trong các kĩ thuật ghép tạng. Khi nghiên cứu vì lý thuyết đã khó, khi triển khai càng khó hơn. Không chỉ khó khăn khi ghép mà khó khăn cả về chăm sóc, hậu phẫu. Sau 2 ca ghép phổi, chúng tôi học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi hi vọng dần đưa ghép phổi vào thực hiện thường quy như ghép tim”, PGS ước chia sẻ.

Cũng trong sáng 4/10, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ra mắt Trung tâm Tim mạch lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, t.iền thân từ khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực.

Trong 60 năm hoạt động, Trung tâm đã thực hiện hàng nghìn ca mổ tim phức tạp, đặc biệt 26 ca ghép tim và 2 ca ghép phổi đã được thực hiện thành công tại đây.

Hồng Hải

Theo Dân trí

Em bé được hiến tim phổi sau một cuộc phỏng vấn

ANH – Suốt 2 năm chờ đợi mỏi mòn trong danh sách chờ ghép tạng, Lilly Kendall có một cuộc nói chuyện trên truyền hình, một tuần sau có người hiến tạng.

Lilly Kendall mắc bệnh tim bẩm sinh, 3 tháng đầu đời trải qua trong bệnh viện. Lên 9 t.uổi, sức khỏe cô bé ngày càng xấu, phương pháp duy nhất để cứu sống Lilly là ghép cả tim lẫn phổi. C.ô b.é được đưa vào danh sách người cần hiến tạng để ghép. Có 16 người ở trong danh sách chờ ghép tạng, Lilly là một trong 5 em bé thuộc danh sách này. Cơ quan truyền m.áu và ghép tạng NHS (NHS BT) cho biết trong 5 năm qua ở Anh có 42 trẻ đã qua đời trong lúc chờ được hiến tim. Các bệnh nhân nhi thường phải chờ trong thời gian lâu gấp nhiều lần so với người lớn.

“Chúng tôi đã lên kế hoạch cho tang lễ của con gái mình”, mẹ của Lilly là Catherine cho biết.

Hai năm sau, 11 t.uổi, Lilly và gia đình có một cuộc nói chuyện trên sóng truyền hình BBC Wales. Một tuần sau cuộc phỏng vấn, Lilly nhận được cuộc điện thoại thông báo có người hiến tim phổi để ghép cho em. Ngay sau đó, c.ô b.é được đưa đến bệnh viện Great Ormond Street và mất 7 giờ để hoàn thành thủ tục. Ca ghép tim phổi thành công.

Lilly giờ đây 12 t.uổi, đang trong quá trình phục hồi và đã trở lại trường học. Cô bé chia sẻ: “Cháu cảm thấy rất tuyệt vời và vô cùng hạnh phúc. Cháu sẽ không thể sống sót nếu không có trái tim và lá phổi từ người hiến tặng, chúng đã thực sự cứu cháu”.

Người mẹ cũng cho biết: “Những hơi thở đầu tiên của con tôi thật tuyệt vời. Tôi biết mọi thứ sẽ ổn”.

Lilly đang trong quá trình phục hồi để trở lại trường học. Ảnh: BBC.

Ở xứ Wales, từ tháng 12/2015 đến nay, những người trên 18 t.uổi được mặc định đồng ý hiến tạng sau khi c.hết, trừ khi họ không đồng ý. Đầu năm 2020, quy định này sẽ được áp dụng rộng ở Anh. T.rẻ e.m có thể tham gia Chương trình đăng ký hiến tạng của NHS ở bất cứ t.uổi nào, tuy nhiên việc lấy tạng được đăng ký hiến từ t.rẻ e.m sau khi c.hết vẫn phải có sự đồng ý của cha mẹ.

Năm 2018-2019, chỉ có 56 t.rẻ e.m hiến tạng ở Anh. Năm 2017 có 57 trường hợp và năm 2013-2014 có 55 t.rẻ e.m hiến tạng.

Tại Scotland, t.rẻ e.m trên 12 t.uổi có quyền tự quyết định việc hiến tạng của mình.

Hoài Thu

Theo BBC/VNE

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *