Người duy nhất chiến thắng 12 khối u, hé lộ bí quyết chữa khỏi ung thư

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Science Advances, đã điều tra trường hợp người phụ nữ 36 t.uổi có một loại gien mà chỉ 1/8 tỉ người mới có – đã giúp cô sống sót sau khi bị tấn công bởi 12 khối u!

Điều đáng nói là đây có thể là mấu chốt để chữa khỏi bệnh ung thư, theo tờ Daily Mail.

Các nhà khoa học khẳng định hiện tượng người phụ nữ sống sót sau khi bị hàng chục khối u tấn công có thể hé lộ bí quyết chữa khỏi ung thư.

Một nhóm từ Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Tây Ban Nha ở Madrid (CNIO) đã công bố báo cáo trường hợp về người này hôm 2.11.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng sở dĩ người phụ nữ này có nhiều nguy cơ phát triển khối u và ung thư là do đột biến gien MAD1L1. Tình trạng này rất hiếm nên chưa có tên.

Bệnh nhân giấu tên, được chẩn đoán có khối u lần đầu khi mới biết đi và cứ sau vài năm lại xuất hiện một khối u mới ở các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Trong số 12 khối u, ít nhất có 5 khối u là ung thư ác tính – xuất hiện ở não, cổ tử cung và đại tràng, theo Daily Mail.

Các nhà nghiên cứu ở Tây Ban Nha đã nói rằng cô có hệ thông miễn dịch rất đặc biệt, và chính điều này đã giúp cô ngăn chặn ung thư.

Cô là người duy nhất trên thế giới có gien bất thường này, nhưng lại là con dao hai lưỡi.

Một mặt, cô có khả năng phi thường có thể đ.ánh bại khối u ung thư. Nhưng mặt khác, nó khiến cô cực kỳ dễ hình thành các khối u.

Cô sở hữu 2 đột biến trên gien MAD1L1 – mà bình thường thì sẽ g.iết c.hết phôi thai trước khi phát triển trong tử cung. Nhưng các nhà nghiên cứu đã vô cùng ngạc nhiên vì trong trường hợp này, người phụ nữ vẫn sống sót.

Gien này rất quan trọng trong quá trình phân chia và tăng sinh của tế bào và các đột biến khiến nó ngừng phát triển bình thường mà bắt đầu tự tái tạo quá mức.

Khi tế bào bắt đầu phân chia với tốc độ quá mức, nó có thể dẫn đến sự phát triển của khối u và thường có thể hình thành ung thư.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích tác động của các đột biến gien và kết luận rằng chúng gây ra sự thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào – so với 23 cặp nhiễm sắc thể ở người bình thường.

Đồng tác giả, Miguel Urioste, người đứng đầu Bộ phận Ung thư của CNIO, cho biết chưa từng gặp trường hợp nào giống vậy.

Trường hợp này các khối u quá hung hãn, khác thường và nhạy cảm cực độ với số lượng lớn các khối u khác nhau.

Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng những phát hiện này có thể mở ra những phuong pháp điều trị mới trong tương lai. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Các nhà khoa học đã rất chú ý bởi thực tế cả 5 khối u ung thư ác tính ở bệnh nhân đã biến mất 1 cách dễ dàng, theo Daily Mail.

Họ cho rằng: Việc sản xuất liên tục các tế bào thay thế đã tạo ra phản ứng phòng thủ thường trực ở bệnh nhân chống lại các tế bào này – đã giúp các khối u biến mất.

Tiến sĩ Malumbres giải thích: Chúng tôi nghĩ rằng việc tăng cường phản ứng miễn dịch của những bệnh nhân khác sẽ giúp họ ngăn chặn sự phát triển của khối u.

Các nhà nghiên cứu cho biết điều quan trọng là nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hệ thống miễn dịch có khả năng phát ra phản ứng phòng thủ chống lại các tế bào có số lượng nhiễm sắc thể sai.

Họ gợi ý rằng những phát hiện này có thể mở ra những phương pháp điều trị mới trong tương lai, theo Daily Mail.

Phẫu thuật cắt bỏ 2 khối u khổng lồ trên lưng

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã phẫu thuật cắt bỏ 2 khối u khổng lồ trên lưng, đem lại cuộc sống bình thường cho người bệnh.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết, mới đây bệnh viện tiếp nhận một bệnh nhân rất đặc biệt tên là N.T.Đ. (61 t.uổi), quê ở huyện Thiệu Hóa. Người này nhập viện với rất nhiều khối u trên cơ thể, trong đó 2 khối u khổng lồ trên lưng, đường kính mỗi khối u 30 cm, chiếm toàn bộ phần lưng và 1 khối u to trên mặt che kín toàn bộ mắt phải.

Khối u to đến nỗi bệnh nhân không thể đi lại, làm việc bình thường mà phải cúi hết người ra phía trước mới đủ cân bằng với phần khối u trên lưng.

Bệnh nhân Đ. hoàn cảnh kinh tế khó khăn, từ nhỏ xuất hiện khối u trên lưng, theo thời gian khối u phát triển ngày càng lớn dần, đồng thời trên cơ thể xuất hiện thêm nhiều khối u kích thước khác nhau. Nhà nghèo, gia đình không đủ t.iền chữa bệnh nên các khối u ngày càng to, làm cho bệnh nhân gần như không thể đi lại được, mọi sinh hoạt đều phải dựa vào anh trai và người thân chu cấp, khó khăn, vất vả nhân lên gấp bội khi không may anh trai của bệnh nhân vừa qua đời. Thời gian gần đây, hai khối u trên lưng to lên rất nhanh và bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, sức khỏe yếu đi rất nhiều nên gia đình quyết tâm đưa đến bệnh viện để điều trị.

(Ảnh minh họa)

BS CK II Lê Thanh Hoài, Phó Trưởng khoa Ngoại tổng hợp 1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết: ” Bệnh nhân Đ. nhập viện trong tình trạng nặng với bệnh cảnh của bệnh u sợi thần kinh loại 1 có biểu hiện nhiều khối u lớn trên cơ thể, trong đó có khối u đã gây biến chứng c.hảy m.áu trong u, nếu không phẫu thuật kịp thời thì nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, các bác sĩ đã chuẩn bị nguồn m.áu và mổ cấp cứu cho bệnh nhân, ưu tiên phẫu thuật cắt bỏ 2 khối u lớn đã gây biến chứng”.

Sức khỏe bệnh nhân sau mổ đã ổn định, có thể tự ăn uống, vận động được. Bệnh nhân cũng rất mong muốn khi phục hồi sức khỏe sẽ quay trở lại Khoa Ngoại tổng hợp 1 để cắt bỏ khối u trên mặt, phẫu thuật tạo hình lại mí trên và mi dưới mắt bên phải, giúp cho bệnh nhân không còn thấy ngại khi tiếp xúc với mọi người.

Theo BS CK 2 Lê Thanh Hoài, u sợi thần kinh loại 1 (NF1) hay còn gọi là u sợi thần kinh ngoại biên hoặc bệnh von Recklinghausen. Đây là bệnh lý di truyền theo gen trội do rối loạn nhiễm sắc thể 17. U sợi thần kinh loại 1 có thể gây ra những biến chứng trên các bộ phận.

“U sợi thần kinh loại 1 là loại u phổ biến do di truyền gây ra. Phần lớn bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng khi cần có thể điều trị bằng phẫu thuật hoặc xạ trị. Do đó, để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng, khi phát hiện những triệu chứng liên quan đến u sợi thần kinh loại 1, người bệnh cần phải đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa Thần kinh thăm khám”, bác sĩ Hoài khuyến cáo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *