Người già, bệnh mãn tính càng cẩn trọng với Covid-19

Số người dương tính với Covid-19 tại nước ta đang tăng nhanh, nhưng hiện chưa ghi nhận trường hợp nào t.ử v.ong do căn bệnh nguy hiểm này.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo, với những người cao t.uổi có các bệnh lý mãn tính kèm theo, nếu bị mắc Covid-19, bệnh thường diễn biến nặng và nhanh, nếu không được điều trị tích cực, kịp thời, nguy cơ t.ử v.ong là không hề nhỏ.

Kích hoạt toàn bộ hệ thống

Theo Bộ Y tế, trong số hơn 40 người mắc Covid-19 đang được điều trị tại nhiều bệnh viện trong cả nước, phần lớn đều ổn định sức khỏe. Chỉ có trường hợp bệnh nhân người Anh (69 t.uổi), với nhiều bệnh lý nền phải điều trị thở máy tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội).

Nữ bệnh nhân người Việt (64 t.uổi), có bệnh lý nền là rối loạn t.iền đình, biểu hiện suy hô hấp tăng. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã chỉ định đặt ống khí quản, thở máy, đặt Catheter tĩnh mạch trong T, chuyển bệnh nhân tới khoa Hồi sức tích cực, lọc m.áu, theo dõi điều trị. Các bác sĩ cho biết, hiện hai bệnh nhân vẫn giữ được mạch, huyết áp, oxy m.áu ổn định và đang điều trị tích cực.

Trước ca bệnh của bệnh nhân cao t.uổi người Anh, với nhiều yếu tố nguy hiểm tới sức khỏe, sau khi các chuyên gia đầu ngành hội chẩn qua Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán và điều trị Covid-19, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Trưởng tiểu ban Điều trị đã đề nghị Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tập trung tối đa mọi nguồn lực để điều trị, chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân.

Đồng thời, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 điều động Bệnh viện Bạch Mai cử ngay 1 đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch Covid-19 sang hỗ trợ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. PGS-TS Đào Xuân Cơ, Trưởng khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai đã trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân cao t.uổi người Anh này.

Cùng với đó, tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chẩn đoán, điều trị Covid-19, các giáo sư đầu ngành chuyên khoa hô hấp, truyền nhiễm, lọc m.áu tiếp tục hội chẩn chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân. Qua đó, các chuyên gia xác định bệnh nhân người Anh có các bệnh nền đi kèm như: tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh thận mãn tính… cần tập trung bác sĩ giỏi nhất thuộc các lĩnh vực hồi sức cấp cứu, lọc m.áu, dinh dưỡng để điều trị.

Người già có các bệnh lý nền, khi bị mắc Covid-19 thường nguy hiểm sức khỏe. Ảnh: HOÀNG HÙNG

TS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết thêm, hiện nay, các bác sĩ đang nỗ lực cao nhất để điều trị tích cực cho bệnh nhân. Dù bệnh nhân vẫn đang phải đặt nội khí quản, thở máy, lọc m.áu nhưng đã tỉnh táo và không còn sốt nhiều.

Yếu ớt trước tấn công của virus

Giải thích về vấn đề người cao t.uổi dễ bị bệnh nặng hơn khi bị mắc Covid-19, PGS-TS Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng bộ môn Y học gia đình, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, ngoài việc phải uống nhiều loại thuốc điều trị bệnh nền, cơ thể của người cao t.uổi cũng suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng, dễ mắc thêm các bệnh khác.

Khi người cao t.uổi bị nhiễm virus, thường bị rất nặng do tương tác của bệnh mới với bệnh nền, cũng như tương tác của nhiều loại thuốc; cơ thể không đủ sức chống lại, đồng thời lại khởi động một chuỗi rối loạn kèm theo trên nền bệnh mãn tính như: suy gan, suy thận, suy đa tạng khiến việc điều trị phức tạp và khó khăn hơn.

Trong khi đó, TS Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, thống kê mới đây về dịch Covid-19 cho thấy, nhóm người cao t.uổi nhiễm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất và tỷ lệ t.ử v.ong cũng cao nhất. Người cao t.uổi bị Covid-19 sẽ làm cho các bệnh mãn tính có sẵn thúc đẩy chuyển thành giai đoạn cấp hoặc đợt cấp, nên rất dễ t.ử v.ong nếu không được tập trung điều trị tích cực, kịp thời.

Trước sự lây lan nhanh của dịch Covid-19, khi chưa có vaccine phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân nên bình tĩnh, chủ động thực hiện những biện pháp phòng bệnh như: tránh tụ tập nơi đông người, đeo khẩu trang và vệ sinh cơ thể, rửa tay thường xuyên.

PGS-TS Hồ Thị Kim Thanh nhấn mạnh, người cao t.uổi thường ít uống nước, nhất là khi thời tiết lạnh nên trong mỗi gia đình nên chủ động đặt nước ấm, nước hoa quả, trà ấm tại các vị trí thuận lợi và thường xuyên nhắc người cao t.uổi uống nước định kỳ, ngay cả khi không khát để tăng sức đề kháng.

Người cao t.uổi, đặc biệt là những người mắc bệnh mãn tính, tăng huyết áp và đái tháo đường dễ có nguy cơ cao mắc các biến chứng viêm nhiễm, nên ngoài việc duy trì điều trị, cần tránh xa các nguồn lây nhiễm, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ; giữ đường mũi, họng sạch; giữ ấm, đeo khẩu trang khi phải tiếp xúc ở chỗ đông người…

Theo sggp.org.vn

Cải thiện sức khỏe học sinh: Tăng thời lượng rèn luyện thể lực

Theo các chuyên gia, hiện nay học sinh (HS) chưa có chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể thao hợp lí. Bởi vậy sức khỏe và thể trạng của HS ở nhiều nơi còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Bộ GDĐT vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 8/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho t.rẻ e.m, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 – 2025” (gọi tắt là Đề án 41).

Tăng cường thời lượng vận động cho học sinh ở trường.

Theo các chuyên gia, hiện nay học sinh (HS) chưa có chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể thao hợp lí. Bởi vậy sức khỏe và thể trạng của HS ở nhiều nơi còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Dinh dưỡng, giáo dục thể chất còn gặp khó

Nhận định được đưa ra tại hội nghị cho hay, về chế độ dinh dưỡng Việt Nam đang phải đương đầu với gánh nặng kép. Đó là tỉ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi ở t.rẻ e.m ở mức cao, trong khi đó, tình trạng ăn uống bất hợp lý, ăn thừa năng lượng thiếu dinh dưỡng khiến tỉ lệ t.rẻ e.m ở khu vực thành thị bị thừa cân, béo phì.

Theo đ.ánh giá của đại diện Vụ Giáo dục thể chất, (Bộ GDĐT), hiện nay cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dinh dưỡng và tổ chức ăn bán trú trong trường học; trang thiết bị tập luyện giáo dục thể chất trong nhà trường còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc giảng dạy lồng ghép các hoạt động giáo dục dinh dưỡng và giáo dục sức khỏe cho HS với các chủ đề liên quan của bài học chưa đạt được hiệu quả như mong muốn; đội ngũ giáo viên, giảng viên thể dục còn thiếu về số lượng và trình độ chuyên môn của một số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu.

Ông Nguyễn Đức Vinh-Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em- Bộ Y tế cho biết, học sinh tiểu học ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội có tỉ lệ thừa cân, béo phì trên 40%. Nhóm này đòi hỏi phải có chế độ dinh dưỡng hợp lí và hoạt động thể dục thể thao. Vì thế thời gian tới cần có mô hình phong phú hơn, sau đó sẽ có chia sẻ và nhân rộng.

BS Phạm Thị Quỳnh Nga- đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho rằng, cần nhiều hành động mạnh mẽ hơn nhằm cải thiện sức khỏe cho HS, trong đó tăng thời lượng hoạt động thể lực cho các em trong trường học chứ không chỉ ngoại khóa. Bên cạnh đó, cần hướng dẫn, truyền thông giáo dục tới HS và cả phụ huynh những chế độ ăn uống hợp lí. Ví dụ tuyên truyền để HS không uống nước ngọt nhiều, ăn nhiều rau, trái cây thay vì những đồ ăn chứa nhiều đường và muối. ..

Đẩy mạnh truyền thông

Nhìn nhận về ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án 41, theo Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ, Đề án đã bắt đúng vào vấn đề mà xã hội quan tâm, chạm đến mong muốn của mọi người, đó là một chế độ dinh dưỡng phù hợp và rèn luyện thể lực đối với t.rẻ e.m, HS, sinh viên. Giải quyết được vấn đề này chính là đầu tư tốt vào nguồn nhân lực cho tương lai. Điều quý hơn, những thói quen về dinh dưỡng và rèn luyện tốt nếu được trang bị từ nhỏ sẽ đi theo trẻ suốt đời.

Ông Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết, Chương trình GDPT mới triển khai tới đây sẽ nhấn mạnh đến giáo dục toàn diện đức – trí – thể – mĩ, trong đó đặc biệt quan tâm đến thể lực, sức khỏe. Một năm triển khai Đề án 41 vừa qua, cùng với những chuẩn bị đã làm nhiều năm trước đó cho thấy ngành giáo dục đã có những bước đi bài bản để hướng đến mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện.

Cũng theo Bộ trưởng, ngoài dinh dưỡng, HS, sinh viên cần phải được rèn luyện thể chất nhiều hơn nữa. Hiện nay, thể thao trong nhà trường đã có nhưng chưa thực chất. Vì thế, ông Nhạ đề nghị trong thời gian tới, các tài liệu truyền thông về bữa ăn dinh dưỡng phải đi đến từng cơ sở trường học, từng nhóm đối tượng để giúp thay đổi nhận thức. Ngoài giờ học, trẻ phải được rèn luyện thể chất, ăn đủ, ngủ đủ…để phát triển thể chất.

Đề án đến nay mới chỉ thực hiện được 1 năm, kết quả chưa đo đếm được. Tuy nhiên Bộ GDĐT cho rằng, đã phối hợp chuyên gia y tế có chuyên môn hướng dẫn dinh dưỡng, hoạt động thể lực trong trường học đã được nâng lên.

Đề án 41 đặt ra mục tiêu đến năm 2025: 100% cán bộ làm công tác y tế trường học, ít nhất 85% học sinh, sinh viên, giáo viên, ít nhất 50% cha mẹ học sinh được truyền thông về lợi ích của dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với việc phòng, chống các bệnh không lây nhiễm; Ít nhất 90% cơ sở giáo dục tổ chức bữa ăn bán trú cung cấp bữa ăn tại trường học đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định; 100% cơ sở giáo dục thực hiện đầy đủ các các quy định về hoạt động thể lực thông qua các hoạt động chính khóa và ngoại khóa.

Minh Quang

Theo Đại đoàn kết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *