Người già có cần tiêm vaccine phòng Covid-19?

Bố mẹ tôi gần 80 t.uổi, đều có bệnh nền và rất ít khi ra khỏi nhà. Tôi phân vân có nên đăng ký cho ông bà tiêm vaccine phòng Covid-19?

Xin bác sĩ cho biết vaccine này có tác dụng bảo vệ người già như thế nào? (Trần Trọng Đại, Bình Thạnh, TP HCM)

Trả lời:

Dữ liệu về tính an toàn, khả năng sinh miễn dịch và hiệu lực của các vaccine phòng Covid-19 trên nhóm những người lớn t.uổi có và không mắc bệnh nền đều cho thấy lợi ích của tiêm chủng vượt trội hơn rủi ro tiềm ẩn. Ngoài ra, tiêm vaccine còn giúp ngăn ngừa bệnh trở nặng dẫn đến t.ử v.ong ở người già nếu chẳng may nhiễm virus gây Covid-19.

Cụ thể, với vaccine AstraZeneca : Một nghiên cứu giám sát ở Anh đến cuối tháng 4/2021 ước tính ít nhất 33.000 ca nhập viện đã được ngăn ngừa ở những người từ 65 t.uổi trở lên, nhờ chương trình tiêm phòng Covid-19. Các nhà nghiên cứu phát hiện vaccine AstraZeneca hiệu quả 60% trong việc ngăn ngừa nhiễm virus ở những người trên 70 t.uổi. Trong khi Pfizer có hiệu quả 61% ở nhóm t.uổi tương tự. Vaccine AstraZeneca tiếp tục giữ khả năng bảo vệ này trong ít nhất sáu tuần tiếp theo.

Một liều vaccine AstraZeneca giúp giảm 73% khả năng nhập viện liên quan đến Covid-19 ở những người từ 80 t.uổi trở lên; giảm 80% trong việc ngăn ngừa nhập viện ở người già từ 80 t.uổi trở lên có mắc các bệnh mạn tính đi kèm.

Vaccine Moderna, Pfizer : Các nghiên cứu cho thấy trên nhóm người lớn t.uổi 65 t.uổi, tiêm đủ hai mũi vaccine Pfizer sẽ giúp giảm 94,7% nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng. Hiệu quả tương tự ở vaccine Moderna là giảm 86,4% nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng.

Tại Mỹ, khi tiêm đủ hai mũi Moderna hoặc Pfizer, hiệu lực bảo vệ người già 65 t.uổi không nhập viện do Covid-19 là 94% (so với người già cùng độ t.uổi không được tiêm vaccine).

Khi vaccine phòng Covid-19 được triển khai tiêm đại trà trong cộng đồng, các nghiên cứu về tính hiệu quả của vaccine trong thế giới thực (real-world effectiveness) cũng cho thấy hiệu quả cao và an toàn ở nhóm t.uổi người già, kể cả những người rất cao t.uổi (> 85 t.uổi).

Ông Hồng Minh Hải, 72 t.uổi ở TP Thủ Đức đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh tiêm vaccine phòng Covid-19 sáng 22/7. Ảnh: Hà An.

Theo Lộ trình ưu tiên phân bổ vaccine của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO Prioritization Roadmap), trong bối cảnh nguồn cung vaccine còn hạn chế, tại những nơi có sự lây nhiễm trong cộng đồng, WHO khuyến cáo ưu tiên tiêm trước cho nhân viên y tế có nguy cơ tiếp xúc cao và người cao t.uổi, gồm những người từ 65 t.uổi trở lên có hoặc không có bệnh lý nền.

Theo đó, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 8/7/2021 đưa ra 16 nhóm đối tượng ưu tiên được tiêm trong kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2022. Trong đó, người trên 65 t.uổi và người mắc bệnh mạn tính (như bệnh thận mạn tính, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người có tình trạng béo phì…) sẽ được ưu tiên tiêm tại các các bệnh viện để đảm bảo công tác cấp cứu.

Người dân có thể đăng ký theo bản giấy tại phường hoặc đăng ký online (trực tuyến) trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 hoặc trên ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” cho điện thoại. Căn cứ vào đăng ký của người dân, từng địa phương sẽ lọc cụ thể từng đối tượng theo chỉ đạo của Sở Y tế, phân loại, đối chiếu quản lý nhân khẩu tại địa phương để xây dựng kế hoạch tiêm chủng phù hợp với phân bổ vaccine.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh
Đơn vị Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

Bệnh viện F0 đầu tiên tại TP Thủ Đức

Hơn 200 bệnh nhân Covid-19 đã được đưa đến Bệnh viện dã chiến số 3 vào tối 7/7. Tòa chung cư bỏ trống này dự kiến đón 3.000 F0 không triệu chứng trong những ngày tới.

Chiếc Thaco 29 chỗ màu trắng đen dừng bánh trước một tòa chung cư 25 tầng thuộc phường An Khánh (TP Thủ Đức). Qua lớp kính xe, những hành khách mặc đồ bảo hộ kín mít đang ngó nghiêng nơi mình được đưa đến. Trông họ không khác gì một đoàn cán bộ y tế đang đi chống dịch.

Anh Hiếu, tài xế lái xe 115 chuyên dụng, hôm nay bất đắc dĩ phải cầm vô lăng của chiếc xe 29 chỗ. Trên xe là 10 bệnh nhân Covid-19 được đưa đến từ ổ dịch Khu chế xuất Tân Thuận.

Những hành khách F0 bắt đầu bước xuống và xách hành lý vào cửa hầm của tòa chung cư. Trên nóc cửa vừa được chăng tấm biển: Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 3.

“Cuối cùng thì nó cũng sáng đèn”

Bệnh viện dã chiến số 3 của TP.HCM được trưng dụng từ một tòa chung cư nằm giữa bán đảo Thủ Thiêm, nơi có thể nhìn thấy đỉnh tháp Bitexco ở quận 1 lấp ló sau những rặng dừa nước.

Bệnh viện dã chiến số 3 của TP.HCM được trưng dụng từ tòa nhà R6 (giữa khung hình) thuộc khu tái định cư Bình Khánh (TP Thủ Đức).

Chọn vị trí trung tâm của một khu đô thị để đặt bệnh viện chữa Covid-19 nghe có vẻ bất hợp lý, nhưng nó lại trở nên phù hợp khi khu vực này vốn là các tòa chung cư bỏ hoang của Khu tái định cư Bình Khánh.

“Bình thường đèn đường còn không bật, cả khu tối om vì mấy năm rồi có ai đến ở đâu”, ông Thắng, người dân sống tại khu chung cư New City ở gần đó, chia sẻ.

Tòa nhà R6, nơi được lựa chọn để chuyển thành bệnh viện dã chiến số 3, cũng đã bị bỏ trống nhiều năm vì không có khách mua căn hộ. Cỏ dại mọc qua kẽ gạch lát vỉa hè xung quanh tòa nhà.

Rốt cuộc tối nay ông Thắng cũng có những người hàng xóm mới. Chỉ có điều họ sẽ không được bước chân xuống đến vỉa hè, nơi các chiến sĩ dân quân tự vệ của phường An Khánh đã lập hàng rào thép gai và chăng dây tứ phía.

Hàng ngày, thực phẩm và dịch vụ vệ sinh sẽ được các đơn vị đối tác cung cấp đều đặn cho bệnh viện thông qua lối ra vào hầm gửi xe của tòa nhà.

Tòa chung cư bỏ trống đã sáng đèn trong đêm 7/7 sau khi đón hàng trăm F0 vào ở. Ảnh: Ngọc Tân.

“Tòa nhà đã có điện nước đầy đủ. Mỗi căn hộ có 2 phòng ngủ nên chúng tôi dự kiến cho mỗi F0 ở một phòng. Sức chứa của cả bệnh viện đảm bảo 3.000 giường cho F0”, bác sĩ Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh kiêm Giám đốc bệnh viện dã chiến số 3, chia sẻ.

Chiều 7/7, phóng viên ghi nhận 2 chiếc xe tải 3,5 tấn chở khoảng 1.000 chiếc giường cá nhân đến để lắp đặt cho các căn hộ chưa có nội thất.

F0 không triệu chứng sẽ khỏi bệnh sau 3 tuần

“Sức khỏe mọi người vẫn ổn chứ”, phóng viên cất tiếng hỏi về phía các bệnh nhân F0 đang đứng tại cổng bệnh viện dã chiến.

Trong bộ đồ bảo hộ kín mít, một cô gái gật đầu và nheo mắt cười. Cô gái tự xách đồ đạc cá nhân và bước vào bệnh viện dã chiến, không có vẻ gì mệt mỏi.

Bác sĩ Trần Văn Khanh cho biết trong 3 cấp điều trị Covid-19 thì Bệnh viện dã chiến số 3 là ở cấp 1, tức là chuyên điều trị những F0 không có triệu chứng. Đây cũng là bệnh viện dã chiến đầu tiên được lập tại TP Thủ Đức theo mô hình này.

Các bệnh nhân Covid-19 được đưa đến Bệnh viện dã chiến số 3. Ảnh: Phương Lâm.

“Bệnh nhân sẽ được chăm sóc y tế và được xét nghiệm định kỳ. Nếu không có triệu chứng thì thường sau khoảng 3 tuần là khỏi bệnh”, bác sĩ Khanh chia sẻ.

Nếu bệnh nhân đang điều trị ở đây mà có triệu chứng nặng hơn, họ sẽ được chuyển qua các đơn vị điều trị cấp 2, cấp 3. Hiện bệnh viện cấp 2 dành cho những bệnh nhân có triệu chứng, bệnh lý nhẹ và cấp 3 là triệu chứng nặng. Các bệnh viện cấp 3 hiện nay gồm có Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện dã chiến Củ Chi…

“Trước mắt, chúng tôi đã điều động 150 nhân sự phục vụ bệnh viện, trong đó có 5 bác sĩ và 8 điều dưỡng trực tiếp lo chuyên môn điều trị”, ông Khanh nói và cho biết bản thân cũng trực tiếp đến điều hành Bệnh viện dã chiến số 3, công việc ở Bệnh viện Lê Văn Thịnh được giao lại cho các phó giám đốc.

Sáng 8/7, theo sự điều động của Sở Y tế, Bệnh viện đa khoa Bưu điện cũng sẽ cử thêm 45 người đến hỗ trợ. Phía quân đội cũng cử khoảng 100 người đến hỗ trợ công tác hậu cần.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *