Người mắc bệnh gan cần lưu ý giữa mùa dịch ?

Hàng nghìn thai phụ ở TPHCM, Hà Nội đang được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Phản ứng sau tiêm các thai phụ lo sợ nhất là sốt.

Vậy xử lý phản ứng sốt sau tiêm ở thai phụ như thế nào?

PGS.TS Trần Danh Cường , Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương trả lời:

Hà Nội, TPHCM đang triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho thai phụ được 13 tuần thai trở lên. Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng đang tiến hành tiêm cho thai phụ đăng kí.

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho thai phụ tại BV Phụ sản Trung ương (Ảnh: H.Hải).

Phản ứng sau tiêm thai phụ sợ nhất là sốt, đây cũng là phản ứng thường gặp sau tiêm vắc xin Covid-19.

Khi bị sốt sau tiêm, các thai phụ cần bình tĩnh xử lý, dùng các thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol (ít ảnh hưởng nhất đến thai) theo liều lượng khuyến cáo.

Khi sốt trên 38 độ, buộc phải hạ sốt. Các thuốc hạ sốt này là an toàn với thai nhi, đừng vì lo ngại không dùng thuốc khi sốt sẽ rất nguy hiểm.

Bởi ở phụ nữ mang thai, bất kể do nguyên nhân gì, sốt trên 38 độ là phải tìm cách hạ sốt. Vì nếu sốt quá cao hay sốt kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, nên buộc hạ sốt, không để tình trạng sốt kéo dài.

Ngoài ra, để giảm nguy cơ sốt sau tiêm, khi đi tiêm về, các thai phụ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước (nước dừa, nước trái cây, ăn nhiều đồ loãng như cháo, sữa), theo dõi thân nhiệt. Nếu thấy sốt thì uống thuốc hạ sốt, nằm phòng mát, chườm nước ấm. Trong thời gian sốt tiếp tục uống nhiều nước sẽ giúp hạ sốt.

Trong tình huống đã uống thuốc, uống nhiều nước, chườm… vẫn không thể hạ sốt, sốt cao thai phụ cần đến cơ sở y tế.

Các thai phụ nên đi tiêm vắc xin trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Tiêm vắc xin vừa bảo vệ người mẹ trước nguy cơ mắc, diễn biến nặng khi mắc Covid-19, vừa truyền kháng thể chủ động sang em bé, bảo vệ em bé những tháng đầu đời.

Thai phụ tiêm vaccine Covid-19 truyền kháng thể cho con qua sữa mẹ

Theo nghiên cứu mới của Đại học Florida, những bà mẹ được tiêm vaccine Covid-19 có thể truyền kháng thể chống nCoV cho con qua sữa mẹ.

Nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa Breastfeeding Medicine vào tháng 8 cho thấy, tiêm phòng sẽ giúp tăng đáng kể lượng kháng thể chống nCoV trong sữa mẹ.

Tiến sĩ Josef Neu, đồng tác giả nghiên cứu và là giáo sư tại khoa Nhi, Đại học Y khoa Florida, cho biết: “Rất nhiều bà mẹ, thai phụ sợ tiêm chủng. Họ muốn làm điều tốt nhất cho con. Chúng tôi muốn biết liệu việc tiêm phòng có thực sự mang lại lợi ích hay không”.

Joseph Larkin III, tác giả cấp cao của nghiên cứu và là phó giáo sư tại khoa Vi sinh và Khoa học Tế bào của Đại học Florida, giải thích rằng hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ. Chúng còn quá nhỏ để tiêm ngừa vaccine Covid-19 và không thể tự bảo vệ bản thân. Tuy nhiên, sữa mẹ giống như một công cụ hữu ích, có thể được thay đổi nhằm bảo vệ trẻ.

Nghiên cứu trên bắt đầu vào tháng 12/2020 (thời điểm vaccine Covid-19 lần đầu tiên được sử dụng cho các nhân viên y tế) và kéo dài đến tháng 3.

21 nhân viên y tế đã tiêm vaccine và đang cho con bú được chọn ra để tham gia nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu lấy mẫu sữa mẹ và mẫu m.áu 3 lần: trước tiêm, sau tiêm liều đầu tiên và sau liều thứ hai.

Chuyên gia phát hiện ra rằng lượng kháng thể immunoglobulin A trong sữa mẹ tăng gấp 100 lần sau khi tiêm liều thứ hai, ông Larkin cho biết. Theo ông, các kháng thể vẫn tồn tại nếu sữa mẹ được trữ lạnh.

Một số nghiên cứu khác cho thấy kháng thể ở thai phụ đã tiêm phòng Covid-19 được truyền sang thai nhi qua m.áu dây rốn.

Nghiên cứu mới của Đại học Florida không đề cập đến số lượng và hiệu lực bảo vệ của kháng thể truyền qua sữa mẹ. Nhóm sẽ tiếp tục tìm hiểu trong nghiên cứu sau.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vaccine an toàn và hiệu quả đối với 21 người tham gia. Hai nhà khoa học Neu và Larkin hy vọng những phát hiện của họ sẽ khuyến khích nhiều người tiêm vaccine Covid-19 hơn.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh nặng và t.ử v.ong do Covid-19. Các bác sĩ cho biết một số thai phụ đang phải thở máy. Số khác có thể sinh non, mất con hoặc t.ử v.ong.

“Đôi khi, người mẹ qua đời vì căn bệnh khủng khiếp này và không được tiêm phòng. Điều đó có thể được ngăn chặn”, ông Neu nói.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *