Một năm sau, bà Hoa xuất hiện trong tình trạng má hóp và sụt cân hơn 10kg, thân hình và khuôn mặt của bà khác xa so với trước nên bác sĩ vội vàng kiểm tra thể trạng của bệnh nhân.
Trong chương trình “Doctor is hot”, bác sĩ Trần Bính Hàm, khoa Tiêu hóa – Gan mật, công tác tại phòng khám Cheng-Mei Clinic, chia sẻ về trường hợp bệnh nhân là bà Hoa (68 t.uổi) đã có 3 đứa con và các con của bà thường luân phiên đưa các cháu về nhà ăn tối.
Mỗi lần các con cháu về, bà Hoa luôn chuẩn bị bàn ăn thịnh soạn chiêu đãi các thành viên trong gia đình nhưng mọi người không thể ăn hết. Vốn tiết kiệm nên bà Hoa không không đổ bỏ rau thừa, không bảo quản trong tủ lạnh, thay vào đó bà có thói quen dùng màng bọc thực phẩm để ngăn ruồi, đến ngày hôm sau, bà sẽ ăn hết thức ăn thừa còn sót lại.
Ảnh minh họa
Do thói quen này, bà Hoa thường có triệu chứng là khó tiêu kèm theo trào ngược dạ dày thực quản. Con gái của bà Hoa đã nhiều lần can ngăn mẹ không ăn rau thừa để qua đêm, thế nhưng bà Hoa vẫn không từ bỏ. Sau cùng, khi bà Hoa đi khám thì bác sĩ đã kê toa thuốc cho bà Hoa sử dụng thuốc để làm giảm các triệu chứng, đồng thời đề nghị nội soi dạ dày và nội soi đại tràng đối với phụ nữ trên 50 t.uổi nhưng bà Hoa từ chối. Thêm vào đó, cân nặng của bà vẫn ổn định, không có dấu hiệu phân đen, phân có m.áu nên bà yên tâm lấy toa thuốc của bác sĩ và về nhà nghỉ ngơi.
Điều khiến bác sĩ Trần Bính Hàm khó hiểu là bà Hoa xuất hiện liên tục tại phòng khám trong 2, 3 ba tháng và sau đó biến mất. Một năm sau, bà Hoa xuất hiện trong tình trạng má hóp và sụt cân hơn 10kg, thân hình và khuôn mặt của bà khác xa so với trước nên bác sĩ vội vàng kiểm tra thể trạng của bệnh nhân, không may kết quả chẩn đoán là ung thư dạ dày và tế bào ung thư đã di căn đến gan.
bác sĩ Trần Bính Hàm, khoa Tiêu hóa – Gan mật, công tác tại phòng khám Cheng-Mei Clinic
Bác sĩ đã hỏi lại thói quen sinh hoạt của bà Hoa thì được biết trong khoảng thời gian không đến tái khám, bà Hoa đã đến hiệu thuốc mua thuốc về uống, đồng thời vẫn duy trì thói quen ăn rau thừa để qua đêm. Điều này khiến bác sĩ vô cùng ngán ngẩm.
Bác sĩ Trần Bính Hàm chỉ ra, nếu thực phẩm không ăn hết, bạn hãy nhanh chóng đặt vào tủ lạnh để bảo quản, khi bạn muốn ăn thì chỉ cần hâm nóng hoàn toàn, mặc dù lượng thức ăn sẽ mất chất dinh dưỡng nhưng lượng vi khuẩn chứa trong đó sẽ giảm. Còn nếu bạn không bảo quản trong tủ lạnh và hâm nóng khi ăn thì vi khuẩn sẽ tăng vọt và gây hại đến sức khỏe.
Bác sĩ dẫn chứng có trường hợp mẹ của một nghệ sĩ bị nhiễm khuẩn huyết vì thói quen ăn rau thừa, khi thực phẩm để qua đêm không bảo quản đúng cách sẽ làm gia tăng vi khuẩn, nếu lúc này bệnh nhân có sức đề kháng yếu ăn vào sẽ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn huyết.
Các bà nội trợ cũng thắc mắc, khi thức ăn còn nóng nên cho trực tiếp vào tủ lạnh hay đợi nguội rồi cho vào tủ lạnh? Giải đáp vấn đề này, bác sĩ Trần Bính Hàm cho biết, nếu thức ăn còn nóng và trực tiếp cho vào tủ lạnh bảo quản sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng ở nền nhiệt 30 – 40 độ C. Khi nhiệt độ thức ăn chưa giảm mà vội cho vào tủ lạnh sẽ khiến thức ăn nhanh hỏng.
Muốn thực phẩm nhanh nguội thì bạn có thể cho trực tiếp vào ngăn đá, khi muốn ăn thực phẩm để qua đêm thì cần hâm nóng 100 độ C để khử trùng. Nếu thực phẩm không được bảo quản ở nhiệt độ thấp hoặc đun nóng vừa đủ sẽ khiến vi khuẩn hoặc nitrit phát triển trong thực phẩm, khi ăn vào có thể đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn huyết trong thời gian ngắn và nguy cơ mắc bệnh ung thư về lâu dài.
Việc bảo quản thức ăn thừa rất quan trọng, chỉ cần được bảo quản đúng cách thì bữa ăn có thể tránh được mầm bệnh và ngộ độc thực phẩm, có 6 quy tắc mọi người cần nhớ.
1. Cho thức ăn thừa vào tủ lạnh “khi còn nóng” có thể bị nhiễm khuẩn nếu nhiệt độ dưới 60 độ C (30 – 50 độ C rất thích hợp cho vi khuẩn phát triển).
2. Bạn nên đun sôi ở nhiệt độ cao khi hâm nóng thức ăn trước mỗi bữa ăn để đạt hiệu quả khử trùng.
3. Không để thực phẩm trong tủ lạnh quá 3 ngày, tuy tủ lạnh có chức năng bảo quản tạm thời nhưng càng để lâu thì vi khuẩn, nấm mốc càng dễ phát triển, mất đi nhiều chất dinh dưỡng.
4. Bảo quản thức ăn sống và thức ăn chín riêng biệt để tránh nhiễm khuẩn chéo.
5. Khi đựng thức ăn thừa, tốt nhất bạn nên đậy kín hộp, đổ súp hoặc nước sốt ra ngoài, thức ăn càng nhiều nước thì vi khuẩn càng dễ phát triển.
6. Đối với lẩu hoặc súp, bạn nên ăn hết nguyên liệu cũ trước, không nên tiếp tục thêm nguyên liệu mới và đun nhiều lần.
Phát hiện lưỡi và dây câu trong bụng nữ bệnh nhân
Bệnh viện Trung ương Huế vừa phẫu thuật và lấy thành công dị vật là lưỡi câu và dây câu nằm trong bụng gây búi lồng ruột của một nữ bệnh nhân ở Quảng Bình.
Bệnh viện Trung ương Huế vừa phẫu thuật nội soi điều trị thành công một trường hợp lồng ruột mạn tính cho bệnh nhân nữ N.T.Ng. (42 t.uổi), trú tại Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
Trước đó, chị Ng. đã đi thăm khám và điều trị tại nhiều bệnh viện tại Hà Nội và Quảng Bình trong 3 tuần với chẩn đoán viêm ruột, được nội soi dạ dày, nội soi đại tràng và chụp CT scan bụng không phát hiện tổn thương.
GS.TS. Phạm Như Hiệp cùng kíp phẩu thuật kiểm tra toàn bộ ruột non qua vị trí đặt troca nội soi.
Đến ngày 19/6, bệnh nhân tiếp tục nhập viện Bệnh viện Trung ương Huế trong tình trạng bán tắc ruột, bụng mềm không chướng. Bệnh nhân được làm các xét nghiệm huyết học, sinh hóa và xét nghiệm hình ảnh, trong đó siêu âm bụng ghi nhận tổn thương lồng ruột non lỏng lẻo kích thước 3 x 4 cm, CT scan bụng không phát hiện tổn thương.
Sau hơn 1 tuần thăm khám và theo dõi lâm sàng, bệnh nhân xuất hiện những cơn đau quặn bụng tái diễn, có xuất hiện dấu hiệu khối di chuyển (dấu Koenig). Tiếp tục xét nghiệm hình ảnh các bác sỹ phát hiện búi lồng ruột non trong cơn đau
Ngay sau đó, GS.TS Phạm Như Hiệp đã trực tiếp chỉ đạo kíp phẫu thuật khoa Ngoại Nhi – Cấp Cứu Bụng thực hiện phẫu thuật nội soi xử trí triệt để thương tổn cho bệnh nhân. Kết quả phẫu thuật đã lấy ra dị vật gồm lưỡi câu 2cm móc vào thành ruột non kèm dây cước dài 40cm cuộn với thức ăn tạo khối 3 x 3cm gây lồng ruột kèm nhiều hạch viêm phản ứng.
Khối thức ăn và dị vật được lấy ra từ bụng bệnh nhân.
Sau 2 ngày phẫu thuật, hiện bệnh nhân hết đau bụng, đã có lưu thông ruột trỡ lại và tinh thần ổn định.
Được biết, phẫu thuật nội soi là kỹ thuật xâm nhập tối thiểu được bệnh viện Trung ương Huế ứng dụng trong những năm gần đây cho nhiều bệnh lý với kết quả đáng khích lệ.