Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ra m.áu liên tục với lượng nhỏ, kéo dài, đau bụng âm ỉ. Trước đó, bệnh nhân đã nạo hút thai tại một cơ sở y tế.
Các bác sĩ khoa Phụ khoa, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí ( Quảng Ninh) vừa phẫu thuật xử trí khối m.áu tụ cho người bệnh bị nhồi m.áu tại vết mổ sau khi nạo hút thai.
Bệnh nhân N.T.H., sinh năm 1992, trú tại Phương Đông – Uông Bí, có t.iền sử mổ lấy thai trước đó vào năm 2009. 2 tháng trước, chị H. siêu âm phát hiện thai khoảng 6 tuần trong buồng tử cung và đã tiến hành nạo hút thai tại một cơ sở y tế.
Sau khi hút thai và có dùng thuốc theo đơn, chị H. thấy ra m.áu liên tục với lượng nhỏ, kéo dài, kèm đau bụng âm ỉ. Tình trạng đau không thuyên giảm mà ngày càng tăng, chị H. đã tới Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí để thăm khám.
Người bệnh được chỉ định phẫu thuật mở xử trí khối m.áu tụ. Ảnh: BVCC.
Hình ảnh siêu âm cho thấy vùng eo tử cung đẩy lồi lên phía trước có khối hỗn hợp âm 6,0 x 5,4 cm, có ít tín hiệu mạch, nồng độ thai trong m.áu: beta HCG 104 mIU/ml. Người bệnh được chẩn đoán nhồi m.áu tại vết mổ sau khi nạo hút thai và được chỉ định phẫu thuật mở xử trí khối m.áu tụ.
BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Lan, Trưởng khoa Phụ khoa, cho biết những người bệnh có khối nhồi m.áu tại vết mổ sau hút thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nếu không được phẫu thuật, khối m.áu tụ có thể vỡ gây băng huyết, ra m.áu, nguy cơ nhiễm khuẩn buồng tử cung…
Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ trong độ t.uổi sinh sản cần lưu ý một số vấn đề sau:
Cần có biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp, tránh có thai ngoài ý muốn và nạo hút thai để không xảy ra các tai biến ảnh hưởng sức khỏe.
Trước khi tiến hành nạo hút thai, người bệnh cần khám và siêu âm xác định chính xác vị trí của thai, loại trừ các trường hợp thai làm tổ không đúng vị trí, chửa tại vết mổ đẻ cũ và cần tiến hành tại các cơ sở y tế đủ điều kiện.
Người bệnh sau can thiệp nạo hút thai, cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân, dùng thuốc theo đơn của bác sĩ và thăm khám theo hướng dẫn hoặc khi có bất cứ diễn biến gì bất thường xảy ra.
Gắp thành công sợi dây chuyền dài gần 40cm trong dạ dày của trẻ gần 3 t.uổi
Thông tin từ các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết mới tiếp nhận một trường hợp mắc dị vật đường tiêu hóa ở trẻ 33 tháng t.uổi.
Theo bà ngoại của trẻ cho biết, trước đó tại gia đình trẻ đang chơi sợi dây chuyền bạc ở nhà, bỗng nhiên trẻ xuất hiện nôn ọe nhiều và liên tục trong vòng 1 phút, sau đó trẻ kêu đau họng. Người nhà không thấy sợi dây chuyền, nghi trẻ đã nuốt phải nên móc tay vào họng trẻ tìm nhưng không thấy. Gia đình lập tức đưa trẻ đến viện.
Sợi dây truyền được gắp ra thành công.
Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán đây là một trường hợp dị vật đường tiêu hóa. Ngay sau đó, các bác sĩ đã tiến hành gây mê nội khí quản và nội soi dạ dày. Dị vật gắp ra một sợi dây chuyền dài khoảng 40cm. Sau quá trình nội soi, trẻ tỉnh và đã có thể ăn uống trở lại.
Theo BS CKI. Đỗ Quang Út – Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết, dị vật đường tiêu hóa trên là một tình trạng cấp cứu thường gặp ở mọi lứa t.uổi. Khi nghi ngờ trẻ nuốt phải dị vật, gia đình cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay. Tuyệt đối không nên tìm cách tự lấy dị vật hoặc cho trẻ ăn để đẩy dị vật xuống. Vì nếu làm như vậy dị vật có thể gây tổn thương nặng hơn, khó xử trí hơn hoặc sặc vào đường thở gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Cho trẻ ăn uống sau khi nuốt phải dị vật còn khiến thủ thuật can thiệp lấy dị vật phải trì hoãn do nguy cơ sặc hít khi gây mê. Dị vật để muộn do can thiệp phải trì hoãn hoặc trẻ đến viện muộn làm giảm cơ hội lấy dị vật thành công bằng nội soi can thiệp tối thiểu, tăng tỷ lệ phải phẫu thuật, gia tăng tỷ lệ biến chứng và có thể gây t.ử v.ong.
Dị vât đương thơ có thể gặp ở hầu hết mọi lứa t.uổi. Tùy từng lứa t.uổi mà dị vật có thể khác nhau. Với trẻ nhỏ t.uổi thường là từ đồ ăn, hạt lạc, hạt hướng dương, hạt đậu, xương, tôm, cọng rau… hoặc đồ dùng, đồ chơi như đinh vít, còi nhỏ, mảnh nhựa, dây truyền… Ngay khi trẻ có biểu hiện bị sặc do hóc dị vật phải đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, điều trị kịp thời.