Người từng đột quỵ não có nên tiêm vaccine Covid-19?

Người từng đột quỵ não nên tiêm vaccine Covid-19 nhưng cần lưu ý tới các loại thuốc và xin tư vấn của bác sĩ đang điều trị trước tiêm chủng.

Bác sĩ Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cho biết người cao t.uổi là nhóm nguy cơ cao trở nặng khi mắc Covid-19, cần ưu tiên tiêm vaccine phòng ngừa. Trong đó, đột quỵ não là yếu tố bệnh nền tăng nguy cơ t.ử v.ong thuộc nhóm một (nhóm nguy cơ cao nhất) theo thống kê của các chuyên gia Mỹ. Như vậy, người sống sót sau đột quỵ não thuộc nhóm ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid-19.

Theo bác sĩ, 80% bệnh nhân đột quỵ não là do nhồi m.áu não, phải dùng thuốc chống đông m.áu, chống ngưng tập tiểu cầu, thuốc mỡ m.áu, huyết áp, đái tháo đường… Còn bệnh nhân đột quỵ thể xuất huyết não chủ yếu duy trì thuốc huyết áp. Những trường hợp này đều có thể tiêm phòng, không cần ngừng thuốc khi tiêm vaccine.

Trường hợp bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông hoặc thuốc chống ngưng tập tiểu cầu thì có thể bị tụ m.áu tại vị trí tiêm. Do vậy, trước khi tiêm vaccine thì bệnh nhân cần tư vấn và xin ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị, để tránh hiểu lầm đây là do tác dụng phụ của vaccine.

Ngoài ra, những bệnh nhân đột quỵ não di chứng nặng nề, sống phụ thuộc, không ra khỏi nhà nhưng vẫn có thể lây bệnh từ những người thân trong gia đình thì cần phải tiêm vaccine.

Bác sĩ khuyến cáo, mọi người sau khi tiêm vaccine cần theo dõi các tác dụng phụ như đau, đỏ hoặc nóng tại vị trí tiêm; mệt, đau đầu, sốt, ớn lạnh, đau cơ và khớp, buồn nôn.

Lưu ý, mọi người đi tiêm cần bảo vệ bản thân bằng cách tuân thủ 5K của bộ Y tế và các biện pháp phòng ngừa, tuân thủ nguyên tắc sàng lọc tại điểm tiêm. Kiểm soát tốt bệnh nền trong thời gian giãn cách.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế hiện nay, người cao t.uổi và người mắc bệnh mạn tính thuộc nhóm ưu tiên trong 16 nhóm được tiêm chủng phòng ngừa. Tuy nhiên người trên 65 t.uổi, người có t.iền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào, t.iền sử bệnh nền mạn tính đang điều trị ổn, t.iền sử giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông m.áu, đang dùng thuốc chống đông, nên tiêm chủng theo dõi tại bệnh viện.

Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho người dân. Ảnh: Hữu Khoa

Nga cấp phép cho vaccine COVID-19 một mũi tiêm Sputnik Light

Theo Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (IDF), loại vaccine này đã chứng minh được hiệu quả chống lại tất cả các biến thể virus SARS-CoV-2.

Theo đài Sputnik ngày 6/5, thông cáo báo chí chung cho biết: “Bộ Y tế Nga, Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ sinh học Quốc gia Gamaleya và Quỹ Đầu tư Trực tiếp thông báo vaccine một liều Sputnik Light đã được cấp phép sử dụng tại Nga. Loại vaccine một liều tiêm này đã chứng minh đạt 79,4% hiệu quả theo phân tích dữ liệu 28 ngày sau khi tiêm”.

Hiệu quả của Sputnik Light được tính toán dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập từ các đối tượng tham gia chỉ được tiêm một liều duy nhất từ ngày 5/12/2020 đến 15/4/2021.

Sputnik Light là thành phần đầu tiên của vaccine Sputnik V. Cũng theo DIF, Sputnik Light chứng minh hiệu quả trước các biến thể virus SARS-CoV-2 mới. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa ghi nhận bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm loại vaccine này.

Ông Alexander Gintsburg, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Gamaleya, cho biết vaccine Sputnik Light ngừa COVID-19 đạt hiệu quả trong cả những mũi tiêm ban đầu, hay tiêm nhắc lại và có thể được sử dụng làm mũi tiêm tăng cường khi kết hợp với các loại vaccine khác.

Theo ông Alexander, vaccine một liều sẽ giúp ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan thông qua việc chủng ngừa cho các nhóm dân số lớn cũng như hỗ trợ miễn dịch cao ở những người đã bị nhiễm bệnh trước đó.

Tuy nhiên, Giám đốc điều hành DIF Kirill Dmitriev khẳng định Sputnik V hai liều sẽ vẫn là vaccine chủ chốt cho chiến dịch tiêm chủng ở Nga, trong khi Sputnik Light được sản xuất với mục đích thiên về xuất khẩu hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *