Hơn nửa dân số trưởng thành (57%) ăn thiếu rau và trái cây, mỗi người Việt tiêu thụ từ 9,4 gam muối mỗi ngày, cao gấp 2 lần khuyến cáo của WHO, và thứ 10 ở Châu Á và thứ 29 trên thế giới về tỉ lệ uống rượu bia
Đây là phát biểu của PTT Vũ Đức Đam tại Lễ ra mắt báo cáo của UNICEF về tình trạng t.rẻ e.m toàn cầu diễn ra vào sáng nay 16/10.
Hơn 50% người Việt trưởng thành “lười” ăn rau.
Theo Báo cáo tình hình t.rẻ e.m thế giới năm 2019 do UNCEF công bố cho thấy, cứ ba t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi thì có một trẻ thiếu dinh dưỡng hoặc thừa cân – tương đương với khoảng hơn 200 triệu t.rẻ e.m. Cứ ba trẻ từ sáu tháng đến hai t.uổi thì có hai trẻ không được cho ăn những thực phẩm giúp trẻ phát triển tốt thể chất và trí não khiến trẻ có nguy cơ chậm phát triển nhận thức, khả năng học tập kém, miễn dịch thấp, dễ nhiễm bệnh, thậm chí trong nhiều trường hợp, có thể dẫn đến t.ử v.ong.
Phát biểu tại buổi lễ, PTT Vũ Đức Đam cho biết, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, trong đó có chế độ dinh dưỡng hợp lý luôn là mối quan tâm của mọi người dân cũng như tất cả các quốc gia. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cũng góp phần phát triển kinh tế xã hội và giảm đói nghèo (suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan dinh dưỡng làm mất 7.4% tổng số năm sống khỏe mạnh – WHO; Cứ giảm 1% chiều cao thì mất 1,4% năng suất lao động – WB; Suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng làm giảm 11% GDP của các nước Châu Á, Châu Phi – Trung tâm Thống kê Đan Mạch).
Phó Thủ tướng cũng thông tin Việt Nam đã có nhiều cam kết và thực hiện có hiệu quả việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người dân.
Theo đó, chế độ dinh dưỡng một số năm gần đây được chú trọng hơn. Đã có nhiều chương trình, dự án; nhiều hoạt động giáo dục, phổ biến kiến thức, truyền thông nhằm bảo đảm cân đối dinh dưỡng, bổ sung vi chất phù hợp với từng lứa t.uổi, nhóm đối tượng. Tình trạng thiếu vi chất ở phụ nữ mang thai, phụ nữ t.uổi sinh đẻ được cải thiện.
Tỷ lệ t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi bị suy dinh dưỡng các thể giảm (Tỷ lệ suy dinh dưỡng t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi giảm so với năm 2005: thể cân nặng/tuổi từ 25,2% xuống 13,5%; thể chiều cao/tuổi từ 29,6% xuống còn 24,1%; thể cận nặng/chiều cao giảm từ 6,9% xuống còn 6,4%.).
“Thể lực, tầm vóc của người Việt Nam được cải thiện (từ năm 1993 đến nay, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam tăng thêm được 3 cm và hiện đạt 164 cm ở nam và 153 cm ở nữ). Việt Nam được cộng đồng quốc tế đ.ánh giá là điểm sáng trong thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, đặc biệt là việc giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi”, PTT Vũ Đức Đam nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng nhìn nhận, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng chưa bảo đảm yêu cầu cân đối thành phần dinh dưỡng, vi chất, năng lượng (hơn nửa dân số trưởng thành -57,2% – ăn thiếu rau và trái cây so với khuyến cáo của WHO. Trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ từ 9,4 gam muối mỗi ngày, cao gấp 2 lần so với khuyến cáo của WHO; Việt Nam đứng thứ 2 về tỷ lệ uống rượu bia ở Đông Nam Á, thứ 10 ở Châu Á và thứ 29 trên thế giới).
Tỷ lệ trẻ thấp còi còn cao, chiếm 24,6% (Khu vực Tây Thái Bình Dương là 12,2%; Trung bình thế giới là 22,9%), đặc biệt nghiêm trọng ở khu vực miền núi phía Bắc là 29,5% và Tây Nguyên là 33,4%.
Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng chưa được cải thiện. Tỷ lệ thiếu vitamin A t.iền lâm sàng ở t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi là 13%, thiếu m.áu là 27,8% và thiếu kẽm có tỷ lệ rất cao tới 69,4%. Tỷ lệ thiếu m.áu ở phụ nữ có thai là 32,8% và thiếu kẽm tới 80,3%.
Theo Thủ tướng, tầm vóc, thể lực người Việt Nam tuy có cải thiện song vẫn còn có khoảng cách khá xa với các nước tiên tiến trong khu vực. Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng học đường, dinh dưỡng cho người lao động và dinh dưỡng cho người bệnh mới chỉ đạt kết quả bước đầu.
Theo infonet
Những thói quen gây ung thư dạ dày, hầu hết người Việt đều mắc
Giám đốc BV K Trung ương cảnh báo những đối tượng nguy cơ mắc ung thư dạ dày có thể bắt nguồn từ những thói quen mà rất nhiều người Việt đang mắc.
Ảnh minh hoạ: Internet
Theo các bác sĩ, ở nước ta hiện nay có tới 70% dân số có nguy cơ mắc bệnh lý dạ dày, 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, nguy cơ mắc viêm loét dạ dày ở nam giới gấp 4 lần so với nữ. Đặc biệt, ung thư dạ dày đang ngày càng trẻ hóa, đa phần dưới 40 t.uổi chiếm tỉ lệ khoảng 20-25%.
Theo số liệu ghi nhận ung thư thế giới (GLOBOCAN) năm 2012, có khoảng 952.000 ca ung thư dạ dày mới mắc, đứng hàng thứ 5 trong các bệnh ung thư hay gặp sau ung thư phổi, vú, đại trực tràng, t.iền liệt tuyến. Ở Việt Nam, đa số các bệnh nhân ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn muộn, tỷ lệ sống sau 5 năm chưa cao.
Theo các chuyên gia ung thư, việc chẩn đoán sớm và chính xác sẽ giúp giảm tỉ lệ t.ử v.ong do ung thư dạ dày gây nên. Theo nhiều báo cáo tỷ lệ sống sau 5 năm với bệnh nhân phát hiện sớm và điều trị lên tới 95%.
Người hút t.huốc l.á
Người hút t.huốc l.á là một trong những thói quen mà đa số người mắc ung thư dạ dày vẫn duy trì sử dụng. Tại Bệnh viện K hầu hết nam giới mắc ung thư dạ dày đều sử dụng t.huốc l.á. Đây có thể xem là yếu tố nguy cơ gây nên căn bệnh này.
Để hạn chế bệnh ung thư dạ dày, mọi người cần tăng cường ăn nhiều rau xanh (nhất là các loại rau đậm màu), trái cây tươi, các vitamin và khoáng chất thiết yếu hàng ngày. Tăng cường hoạt động thể lực, ít nhất 30 phút bằng cách đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga. Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan; hạn chế tình trạng stress, căng thẳng kéo dài. Ảnh minh hoạ: Internet
Thói quen ăn mặn
Những người có thói quen ăn muối, món ăn chứa lượng muối cao thường có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn những người có thói quen ăn uống nhạt và thanh đạm.
Thói quen ăn đồ nướng, chiên
Thói quen ăn đồ nướng, chiên ..: những thực phẩm được chế biến như hun khói, thức ăn ngâm tẩm cũng dễ mắc ung thư dạ dày.
Nhiễm khuẩn HP từ thói quen ăn uống
Những người mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa: ung thu dạ dạy thường gặp ở người đã có bệnh dạ dày từ trước, như t.iền sử đã từng bị phẫu thuật dạ dày, đau, viêm loét dạ dày lâu năm. Đặc biệt, ung thư dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP. Chẳng hạn: Thói quen dùng chung bát nước chấm là con đường để vi khuẩn helicobacter pylori (HP) xâm nhập vào cơ thể nhanh nhất.
Thói quen ăn đồ nướng, chiên ..: những thực phẩm được chế biến như hun khói, thức ăn ngâm tẩm cũng dễ mắc ung thư dạ dày. Ảnh minh hoạ: Internet
Trong gia đình có người bị ung thư
Nếu trong gia đình từng có thành viên có t.iền sử bị bệnh ung thư, thì nguy cơ tự bị mắc ung thư liên quan sẽ có tỉ lệ cao hơn.
Bệnh nhân hoặc t.iền sử gia đình có polyp tuyến có tính chất gia đình(FAP); mắc hội chứng Lynch; hội chứng Peutz-Jeghers; hội chứng Juvenile polyposis cũng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày.
Ngoài ra những người tăng sản hoặc polyp tuyến dạ dày, thiếu m.áu nghi ngờ ác tính, dị sản ruột tại dạ dày cũng không thể “làm ngơ” với căn bệnh ung thư này.
Để hạn chế bệnh ung thư dạ dày, mọi người cần tăng cường ăn nhiều rau xanh (nhất là các loại rau đậm màu), trái cây tươi, các vitamin và khoáng chất thiết yếu hàng ngày. Tăng cường hoạt động thể lực, ít nhất 30 phút bằng cách đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga. Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan; hạn chế tình trạng stress, căng thẳng kéo dài.
HOÀ THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo T.iền phong