Theo GS Nguyễn Gia Bình không chỉ có tình trạng kháng kháng sinh do sử dụng thuốc bữa bãi khi ốm đau mà tình trạng hiện nay thì kháng kháng sinh còn len lỏi trong cả bữa cơm.
Bệnh nhân điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai.
Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ IX ngày 26 – 27/11/2020 do Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “Phòng chống kháng kháng sinh” nhằm tiếp nối các hoạt động của tuần lễ truyền thong phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam.
Tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Gia Bình – Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam cho biết, hiện nay Việt Nam mới quan tâm tới tình trạng nhiễm khuẩn liên quan tới ngành Y tế.
Trong khi đó, các thuốc kháng sinh sử dụng ngoài ngành y tế rất nhiều, khó kiểm soát. Điều đáng ngại là các loại kháng sinh này có giá thành rất rẻ và thường có trong thức ăn của người cũng như của gia súc. Hiện nay Việt Nam có nguy cơ toàn kháng kháng sinh nghĩa là không còn thuốc kháng sinh nào có khả năng t.iêu d.iệt được các loại vi khuẩn.
GS Bình cho biết muốn ngăn chặn được tình trạng kháng kháng sinh, quan trọng nhất là công tác phòng chống vi khuẩn.
Từ năm 2013 đến nay, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch quốc gia phòng chống kháng thuốc để giải quyết tình trạng kháng thuốc. Bộ Y tế đã soát hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh n.hiễm t.rùng, quản lý việc kê đơn thuốc để ngăn chặn tình trạng kháng thuốc. Tuy nhiên, kết quả vẫn còn rất hạn chế.
Thói quen tự ý mua và sử dụng thuốc của nhiều người dân và nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh ngày càng trầm trọng. Nhiều bệnh viện đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng của các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Gánh nặng do kháng thuốc ngày càng tăng, ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh, cộng đồng và sự phát triển chung của xã hội.
Kế hoạch Hành động Quốc gia về kháng thuốc của Việt Nam kết thúc vào cuối năm 2020, hiện tại Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chuẩn bị cho xây dựng Chiến lược quốc gia về phòng chống kháng thuốc giai đoạn 2021-2030.
Vì sao các hãng dược lớn trên thế giới không “tha thiết” với việc phát triển kháng sinh mới?
Trong những năm qua các tập đoàn dược phẩm lớn ngày càng quay lưng lại với nghiên cứu, phát triển thuốc kháng sinh. Các doanh nghiệp nhỏ hơn lại không đủ tiềm lực để trang trải cho lĩnh vực nghiên cứu tốn kém này .
Tình trạng kháng kháng sinh ngày càng mất kiểm soát
Trong những năm qua các tập đoàn dược phẩm lớn ngày càng quay lưng lại với nghiên cứu, phát triển thuốc kháng sinh. Các doanh nghiệp nhỏ hơn lại không đủ tiềm lực để trang trải cho lĩnh vực nghiên cứu tốn kém này .
Vật gây bệnh (mầm bệnh) đa kháng ngày càng nguy hiểm hơn. Giờ đây các ông chủ lớn của ngành dược, các bộ trưởng và WHO thành lập một quỹ cỡ t.iền tỷ để phát triển các loại kháng sinh mới. Liệu đây có thực sự là một giải pháp?
Trong một video ngắn, lãnh đạo các tập đoàn như GSK, Novartis , Roche và Johnson & Johnson tỏ ra tự hào vì được tham gia sáng kiến này. Chủ tịch Ngân hàng đầu tư châu Âu còn bổ sung, cái quỹ này có khả năng “xoay chuyển tình thế”: Thông qua hội nghị video liên minh giữa các tập đoàn dược phẩm và các chính trị gia đã quyên góp được một tỷ đôla Mỹ phục vụ việc nghiên cứu tìm kiếm các loại thuốc mới chống lại vi khuẩn kháng kháng sinh (AMR).
Theo đó phấn đấu đến năm 2030 phát triển được “từ hai đến bốn loại thuốc kháng sinh mới”.
Tình hình hết sức khẩn trương. Ngay từ năm 2014 tổ chức WHO đã cảnh báo về nguy cơ mang tính toàn cầu về tình trạng kháng kháng sinh. Tình trạng này ngày càng phổ biến và lan rộng. Giữa đại dịch corona tuy cả thế giới chủ yếu bàn về virus nhưng các loại vi khuẩn ngày càng nhờn thuốc kháng sinh thông dụng đang ngày càng phổ biến và điều này cũng đang là một vấn đề hết sức n.óng b.ỏng. Hàng năm có khoảng 700.000 người bị c.hết vì ARM.
Vấn đề là phi lợi nhuận?
Hiệp hội Dược phẩm quốc tế IFPMA cho rằng, tình trạng kháng thuốc mất kiểm soát này về lâu dài có thể gây tổn thất đối với hệ thống y tế công cộng và nền kinh tế còn lớn hơn cả Covid-19.
Cái quỹ này là hết sức cần thiết vì các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới đã rút lui khỏi mảng phát triển kháng sinh. Các loại thuốc này không còn sức hấp dẫn với họ. Xét cho cùng, mục tiêu đề ra là hạn chế sử dụng kháng sinh càng nhiều càng tốt. Điều này kìm hãm sức tiêu thụ, làm giảm doanh thu.
Vấn đề nan giải là phi lợi nhuận. Thay vì phải tự mình đứng ra lo liệu giải quyết các tập đoàn lớn đùn đẩy cho các doanh nghiệp nhỏ, tuy nhiên các doanh nghiệp này lại không có đủ t.iền của để trang trai chi phí nghiên cứu vô cùng tốn kém.
Quỹ này là “một dạng đầu tư kinh điển, đối tác công – tư ” theo lời ông Elmar Nimmesgern thuộc Trung tâm Đức về Nghiên cứu truyền nhiễm và là chủ tịch ” của Global AMR R&D Hub tại Berlin, đây là nới cung cấp thông tin về kháng sinh và tóm tắt các kết quả nghiên cứu về chủ đề này. Khu vực công bảo đảm các khoản tín dụng có độ rủi ro cao còn các doanh nghiệp dược phẩm đóng góp t.iền của vào quỹ này.
Hiện chưa có kế hoạch chính xác về phân bổ vốn đầu tư. Câu hỏi, ai là người quyết định về vấn đề này, bao nhiêu t.iền sẽ được rút ra, tất cả đều chưa có câu trả lời.
Hệ luỵ của việc không có quỹ tài chính cho việc phát triển kháng sinh mới là gì?
Vấn đề đã rõ là, t.iền chỉ đầu tư cho việc phát triển các loại thuốc mới, không phục vụ cho việc khắc phục nguyên nhân dẫn đến kháng thuốc. Điều này xảy ra là do kháng sinh tích tụ ngoài môi trường. Nhất là ở Trung Quốc và Ấn Độ , thuốc kháng sinh được sản xuất chủ yếu tại hai nước này, lượng kháng sinh tàn dư tích tụ trong nước thải, các nghiên cứu đã chứng minh điều này.
Tại Đức kháng sinh tích tụ nhiều tại những nơi chăn nuôi công nghiệp, chất thải thuốc kháng sinh tích tụ trong đất ở vùng này. Đến một lúc nào đó lượng tàn dư xâm nhập vào cơ thể con người và chính nó lại trở nên nhờn với một số loại kháng sinh nhất định. Tuy nhiên tại cuộc họp hiện số này nhiều chính khách và giới doanh nghiệp dược phẩm không bàn bạc về chủ đề này.
Theo một báo cáo mới nhất của của tổ chức độc lập, phi lợi nhuận Access to Medicine thì không một nhà sản xuất nào trong số 17 nhà sản xuất thuốc kháng sinh lớn nhất thế giới chịu cung cấp thông tin về những nơi các doanh nghiệp đó sản xuất thuốc kháng sinh và lượng tàn dư trong quá trình sản xuất bị tống ra hệ thống nước thải là bao nhiêu.
Vấn đề trong sản xuất, theo Nimmesgern, đây là các loại thuốc với giá rất thấp. Khi đấu thầu công khai ai là người “chào giá thấp nhất”, kẻ đó thắng. Các tiêu chuẩn về môi trường thường ít được đặt ra ở đây.
Giá cả thấp, kèm theo đó đi cùng với sự thiếu tin cậy của một số doanh nghiệp, điều đó dẫn đến “nguy cơ chuỗi cung ứng bị đứt đoạn. Không có bệnh viện trường đại học nào ở châu Âu không gặp khó khăn, được cung cấp sớm một số loại kháng sinh nhất định”, ông Nimmesgern đã nói.
Vì lẽ đó nhà nghiên cứu về truyền nhiễm yêu cầu phải có tiêu chuẩn quốc tế về lượng tàn dư trong nước thải. Nhưng cho đến nay ngay cả việc yêu cầu cung cấp thông tin sản phẩm nào, được sản xuất ở đâu cũng đã gặp khó, không được đáp ứng.
Người phát ngôn của Teva , công ty mẹ của Ratiopharm , không trả lời câu hỏi về số lượng các loại thuốc hiện lưu hành trên thị trường và địa chỉ sản xuất các loại thuốc đó, chỉ lưu ý về “AMR Industry Alliance”. Được thành lập năm 2017, Liên minh giám sát , trên cơ sở tự nguyện – sự tiến bộ của các doanh nghiệp trong cuộc chiến chống lại AMR.
Tuy nhiên Joakim Larsson, giáo sư đại học Gteborg, lại phê phán rằng mẫu không lấy trực tiếp từ nước thải tại nơi sản xuất mà lấy từ nước thải nói chung. Nhà y-sinh học này cho rằng, không thể chỉ dựa vào số liệu mà các cơ sở tự nguyện cung cấp.
Ngược lại Teva cho rằng, chỉ khoảng 2% sự ô nhiễm trên toàn thế giới có nguyên nhân từ khâu sản xuất. Hexal dù sao cũng cho hay, doanh nghiệp này có khoảng “50 loại kháng sinh khác nhau trong danh mục đầu tư” và nhiều loại trong số này “từ hoạt chất cho đến thành phẩm” đều được sản xuất tại nhà máy của hãng ở Tirol.
Tập đoàn – Stada có trụ sở ở Bad Vilbel đề cập tới vấn đề về chính sách. Phát ngôn viên của tập đoàn này cho rằng: Nguyên nhân đối với các điều kiện sản xuất là ở trên bình diện chính sách – toàn cầu. Ngày càng có quá ít nhà sản xuất hoạt chất trên địa bàn EU – điều này mang lại không ít rủi ro, nếu như các cơ sở sản xuất nằm ngoài phạm vi EU.
Ấn Độ đã ban hành một số quy định: Nước này đang chuẩn bị ra luật, trong đó sẽ có giá trị giới hạn mới cho nước thải. Các nước khác có thể noi theo. Tuy nhiên để thực hiện được điều này đòi hỏi cả một quá trình đàm phán phức tạp hơn nhiều so với việc tạo Quỹ có giá trị cả tỷ đôla nhưng không đề ra những yêu cầu cụ thể.